Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách – Dr. Khỏe Review

5/5 – (4 bình chọn)

Đậu phụ là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Vậy đậu phụ là gì? Hãy cùng Dr Khỏe tìm hiểu những tác dụng kỳ diệu của đậu phụ đối với sức khỏe bạn nhé!

Đậu phụ là gì?

Đậu phụ là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia Đông Á như Trung Hoa, các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Món này có nhiều cách gọi: đậu khuôn ở miền Trung và đậu hũ hoặc tàu hủ ở miền Nam.

Nguyên liệu làm đậu phụ là hạt đậu nành, được xay lên rồi ngâm vào nước. Tinh bột chảy vào nước thành hình dáng theo người làm tự tạo, bã được lọc ra ngoài. Các hình dáng thường thấy là hình vuông, tròn hay chữ nhật dài.

Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 2Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 2

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ có 40% là protein, 25% cacbonhyđrat, 20% lipit. Do axít béo không bão hòa cao tới 61%, lại có thêm các thành phần chất khoáng, vitamin nên có thể nói thành phần dinh dưỡng của đậu phụ không kém gì thịt, lại không có cholesterol nên đậu phụ dễ tiêu hóa.

Axít béo không bão hòa

Có tác dụng hạ cholesterol trong máu, phòng các bệnh về bệnh tim mạch như huyết áp cao, tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim, tăng trí nhớ, phòng bệnh suy giảm trí nhớ, tăng cường chức năng của mắt (như chức năng võng mạc), chức năng thần kinh. Ngoài ra, đậu phụ còn có tác dụng tiêu viêm, phòng viêm khớp.

Vitamin B1

Trong đậu phụ chứa nhiều vitamin B1. Đây là loại vitamin hòa tan, có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa họp chất cacbon và lipit, là chất men để chuyển hóa năng lượng, có thể nói không có vitamin sẽ không có năng lượng.

Vitamin B1 cung cấp năng lượng cần thiết cho hệ thống thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào thần kinh, phòng và chửa bệnh phù chân.

Khi cơ thể thiếu ít vitamin sẽ gây rối loạn chuyển hóa đường, dẫn đến chán ăn, mỏi mệt, thể lực giảm sút, buồn phiền, nóng nảy, sinh trưởng chậm, tê chân, điện tâm đồ xuất hiện tình trạng bất thường: nếu thiếu vitamin B1 nghiêm trọng sẽ dẫn đến viêm dây thẩn kinh đa phát (viêm phổi dạng thần kinh), gầy còm hoặc phù thủng, rối loạn chức năng tim.

Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 3Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 3

Phốtpho

Đậu phụ chứa nhiều chất phốtpho, đây là thành phần quan trọng cấu tạo xương, răng và vật chất cơ bản của tế bào, có vai trò vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, trong đậu phụ còn có các thành phần vitamin A, B2, B6, C, D, E, caroten, axít hữu cơ, nhiều chất khoáng như canxi, sắt, kali, natri, đồng, magiê, kẽm, silic… rất cần thiết cho cơ thể.

Tác dụng của đậu phụ

Đậu phụ không những là món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng phòng chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Trong đậu phụ và các chế phẩm từ đậu phụ chứa nhiều protein thực vật, có tới 8 loại axít amin.

Vì vậy, thường xuyên ăn đậu phụ có thể hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Trong váng đậu còn chứa nhiều phốtpho lipit đặc hữu của đậu tương, là cơ sở vật chất quan trọng cho hoạt động duy trì sự sống, có tác dụng quan trọng đối với hoạt động bình thường của tế bào và quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Thường xuyên ăn đậu phụ chẳng những có lợi đối với người suy nhược thần kinh và suy dinh dưỡng mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành.

Hiện nay đậu phụ đã được cả thế giới mệnh danh là “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang tính toàn cầu”.

Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 4Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 4

Phòng bệnh xơ cứng động mạch

Tỉ lệ mắc bệnh xơ cứng động mạch luôn tăng lên theo tuổi tác. Bệnh nhân xơ cứng động mạch thường kèm theo cao huyết áp, cholesterol trong máu cao. Đi theo đó bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não củng tăng theo.

Thường xuyên ăn đậu phụ sẽ phòng ngừa hiệu quả xơ cứng động mạch và các chứng bệnh do xơ cứng động mạch gây ra như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não.

Ngoài ra, đậu tương có nhiều axít béo chưa bão hòa, có tác dụng phòng cholesterol trong máu tăng cao dẫn đến bệnh tim mạch.

Phòng và điều trị bệnh béo phì

Nhiệt lượng tiêu hao trong quá trình trao đổi chất của cơ thể có liên quan mật thiết đến tuổi tác, giới tính, chiều cao, cân nặng cũng như điều kiện thời tiết, khí hậu, lao động của mỗi người. Ăn nhiều món giàu nhiệt lượng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng béo phì.

Các công trình nghiên cứu y học đã cho thấy, những người trọng lượng cơ thể tăng 30% so với mức bình thường có tỉ lệ tử vong tăng lên đến 50%. Những người béo phì có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành nhiều gấp hơn 6 lần, cao huyết áp nhiều hơn 4 lần, tiểu đường nhiều hon 3 lần so với người bình thường, sức đề kháng giảm sút rõ rệt.

Để hạn chế nhiệt lượng, cần phải giảm khẩu phần ăn có nhiều mỡ, đường, món ăn cần thanh đạm, ít dầu mỡ. Đậu phụ là loại thực phẩm có đặc điểm nhiệt lượng thấp, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa.

Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 5Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 5

Bảo vệ gan

Gan là bộ phận quan trọng có đặc điểm chuyển hóa nhanh, nhiều họp chất, lại có chức năng trữ huyết và lọc độc. Nhiều kết quả thí nghiệm lâm sàng đã cho thấy, lipit rất dễ bị tích tụ trong gan gây tình trạng gan nhiễm mỡ, hợp chất kiềm trong đậu phụ giàu phốtpho có tác dụng chuyển hóa mỡ, đồng thời duy trì ỗn định màng tế bào, giúp chức năng gan hoạt động bình thường.

Cách dùng đậu phụ

Đậu phụ tuy ngon, bổ, nhung không nên sử dụng riêng lẻ

Hàm lượng protein trong đậu phụ tuy cao nhưng do trong protein của đậu phụ, lượng axít amin cần thiết cho cơ thể lại thấp nên giá trị dinh dưỡng bị giảm đi đáng kể. Cách khắc phục rất giản đơn là chỉ cần nấu lẫn đậu phụ với các thực phẩm gốc động, thực vật khác nhằm bổ sung axít amin.

Người ta thường nấu đậu phụ lẫn với thịt nạc băm hoặc trứng gá rán nhằm bổ sung protein cẩn thiết, nâng cao giá trị dinh dưỡng của đậu phụ. Khi nấu đậu phụ lẫn với cá, chẳng những món ăn được bổ sung nguồn protein động vật, hơn thế do trong cá có chứa nhiều vitamin D, trong đậu phụ nhiều canxi nên khi ăn kèm, vitamin D sẽ nâng cao khả năng hấp thụ canxi gấp hơn 20 lần. Đậu phụ nấu cùng với rau câu cũng rất hợp vì tuy đậu phụ có tác dụng chống xơ vữa động mạch nhưng lại làm tiêu hao iốt. Nếu nấu rau câu vốn chứa nhiều iốt với đậu phụ sẽ mang lại hiệu quả toàn diện.

Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 6Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 6

Cách chọn mua đậu phụ

Đậu phụ vốn có màu hơi váng, nếu thấy loại đậu bày bán có màu trắng nhợt thì có thể bị cho thêm thuốc tẩy trắng, không nên mua. Ngoài ra đậu phụ là loại thực phẩm giàu protein, dễ bị ôi thiu nên cần chọn loại đậu tươi.

Đậu phụ đóng hộp cần được bảo quản lạnh, nên mua ở cửa hàng có trang thiết bị bảo quản lạnh, nếu bao bì đậu phụ đóng hộp bị phồng lên, bên trong thấy đậu phụ đã ngả màu đục, có nhiều bọt lớn thì đó là loại đậu mất phẩm chất, tuyệt đối không nên mua.

Xử lý đậu phụ

Do đậu phụ vốn không có mùi nên dễ bị hấp thụ mùi của các loại thực phẩm khác. Vì thế khi nấu đậu phụ nên có thêm nước sốt, càry để tạo hương vị thơm ngon. Nếu muốn ăn đậu phụ mềm, có thể chần đậu phụ qua nước sôi, sau đó cho vào nước lạnh hoặc nước đá, để ráo nước. Như vậy không những tăng thêm vị ngon của đậu mà còn làm sạch vi khuẩn bám ngoài miếng đậu.

Nếu muốn ăn đậu phụ mát, nhất là vào mùa hè, có thể đụng đậu phụ vào hộp, để vào ngăn đá tủ lạnh một ngày, sau khi đông cứng lấy ra ăn.

Khi hấp đậu phụ không nên để to lửa, nếu không do quá nóng, đậu phụ sẽ chảy nhiều nước, miếng đậu dễ bị rỗ.

Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 7Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 7

Bảo quản đậu phụ

Đậu phụ được làm theo phương pháp truyền thống rất dễ bị hỏng, khi mua về nhà, nên nhanh chóng ngâm nước, đưa vào bảo quản trong tủ lạnh, lúc cần chế biến mới lấy ra. Khi cho đậu phụ ra khỏi tủ lạnh, không nên để lâu quá 4 tiếng, tốt nhất lá ăn hết ngay trong ngày.

Loại đậu phụ đóng gói trong hộp dễ bảo quản, nhưng trong thời hạn sử dụng vẫn phải để trong tủ lạnh để đậu không bị hỏng. Nếu dùng không hết một hộp, có thể cắt ra từng phần để nấu dần, số đậu còn lại đưa vào tủ đá, khi cần lấy ra dùng tiếp.

Món ăn chế biến từ đậu phụ

Đậu phụ là món phổ biến trong mỗi gia đình, có thể để nguyên làm món ăn, cũng có thể dùng làm nguyên liệu chính, thêm các nguyên liệu phụ trợ khác để chế biến. Cách chế biến khá đa dạng, có thể rán, nướng, nấu canh, chẩn, nhồi, xốt…

Sau đây là cách làm hai món đậu phụ đơn giản:

Canh cải cúc đậu phụ

Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 8Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 8

Nguyên liệu:

  • Cải cúc: 100g
  • Nấm kim châm: 100g
  • Muối: 1/2 thìa con
  • Bột tiêu: 1 /4 thìa con
  • Dầu mè; 1/2 thìa con
  • Đậu phụ: 1 bìa to
  • Nước luộc thịt: 3 bát con
  • Rượu gạo: 1 thìa con

Cách làm:

  1. Đậu phụ rửa sạch, xắt miếng, cải cúc rửa sạch, ngắt riêng từng lá. Nấm kim châm rửa sạch, để sẵn.
  2. Đun sôi nước luộc thịt, cho cải cúc, đậu phụ, nấm kim châm và các gia vị khác, đun sôi trong 1-2 phút.

Đậu phụ tẩm hành

Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 9Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách 9

Nguyên liệu:

  • Đậu mơ: 10 bìa
  • Hành hoa: 5g
  • Nước mắm, ớt tươi đủ dùng.

Cách làm:

  • Hành hoa nhặt rửa sạch, thái nhỏ, cho ra bát con.
  • Ớt tươi thái nhỏ cho vào cùng bát hành. Đổ ít nước sôi váo (20ml) rồi rưới nước mắm váo khuấy tan đều để tẩm đậu.
  • Đậu phụ rửa sạch, cho vào chảo dầu rán chín vàng đều cả hai mặt. Khi đậu chín, lần lượt gắp từng bìa đậu tẩm vào bát nước chấm cho ngấm, bày ra đĩa, cho hành lên trên là được.

Dr Khỏe đã gửi đến bạn thông tin chi tiết về “Đậu phụ là gì? Tác dụng & Cách dùng đúng cách“. Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết, hãy để lại comment tại mục bình luận, Dr Khỏe sẽ giải đáp cho bạn.

Rate this post

Viết một bình luận