Đau răng uống thuốc gì? – Cách dùng và lưu ý – Nha Khoa Thúy Đức

Đau răng là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Triệu chứng có khi chỉ nhói lên một lúc, nhưng cũng không ít trường hợp kéo dài đến vài ngày. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Đau răng uống thuốc gì cho hiệu quả? Nếu chưa thể đến bác sĩ ngay thì bạn tham khảo một số loại thuốc giảm đau dưới đây nhé.

Nguyên nhân đau răng thường gặp

Nguyên nhân đau răng thường gặp 1

Muốn trị được bệnh, trước tiên bạn phải biết nguồn cơn căn bệnh là từ đâu. Đau răng nhìn thì tưởng đơn giản nhưng chúng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau.

– Do sâu răng

Bị sâu răng có lẽ ai cũng gặp phải từ người lớn đến trẻ em. Nguyên nhân là do quá trình vệ sinh răng miệng chưa thực sự sạch sẽ. Các vụn thức ăn vẫn còn sót lại, lâu dần tạo ra axit ăn mòn men răng. Khi đó răng bạn sẽ nhạy cảm hơn, bị ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh đột ngột.

– Do viêm tủy răng

Như mọi người đã biết thì tủy răng chứa rất nhiều các dây thần kinh nên rất nhạy cảm. Khi răng bị sâu, lâu ngày không điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm tủy răng. Điều này làm cho cảm giác đau nhức tăng lên gấp bội.

– Do áp xe răng 

Áp xe răng là biến chứng của việc có ổ nhiễm trùng răng miệng. Khi mảng bám còn sót lại, vi khuẩn từ đó sẽ gây ra nhưng ổ mủ chân răng. Hoặc nếu răng bị chấn thương, sứt mẻ, tình trạng bị áp xe răng cũng dễ xảy ra. Men răng bị vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào sâu bên trong gây nhiễm trùng răng. Khi lượng mủ đủ nhiều, nó tạo ra áp lực lớn ép chặt các dây thần kinh, làm cho bạn cảm thấy đau dữ dội.

– Do chấn thương, nứt răng

Triệu chứng của răng đã bị nứt có thể là đau khi cắn hoặc ăn nhai. Gặp đồ nóng, lanh, chua, cay thì sẽ càng tăng độ nhạy cảm. Điều này còn tùy thuộc vị trí nứt, hướng vết nứt cũng như mức độ nghiêm trọng.

– Do răng khôn

Thông thường mỗi người sẽ mọc 4 cái răng khôn. Tuy nhiên vì không còn đủ khoảng trống trên cung hàm, chúng đâm lệch vào nướu, răng số 7 gây ra biến chứng sưng đau. Thậm chí có người răng khôn mọc ngầm còn nguy hiểm hơn, gây đau nhức toàn hàm.

Đọc thêm: Đau răng khôn khi cho con bú phải làm sao?

– Do các bệnh về nướu

Các bệnh về nướu bao gồm viêm nướu, viêm nha chu do nhiễm khuẩn của phần nướu bao quanh chân răng. Điều này cũng gây ra những cơn đau không mấy dễ chịu.

Đau răng uống thuốc gì?

Uống thuốc giảm đau khi bị đau răng là giải pháp nhiều người lựa chọn vì chúng cho hiệu quả tương đối nhanh. Nếu băn khoăn đau răng uống thuốc gì chuẩn nhất? Liều lượng sử dụng ra sao? thì không thể bỏ qua thông tin dưới đây.

Thuốc Paracetamol/Acetaminophen

Thuốc Paracetamol/Acetaminophen 1

Paracetamol là loại thuốc giảm giảm đau, hạ sốt rất phổ biến. Sau khi uống, hiệu quả giảm đau sẽ bắt đầu có tác dụng sau khoảng 15 – 30 phút và kéo dài từ 4 – 6 tiếng.

– Liều dùng thông thường của thuốc Paracetamol

  • Với người lớn: Liều chung từ 325 – 600mg mỗi 4 – 6 giờ. Nếu dạng viên thì sử dụng viên nén Paracetamol 500mg thì uống 1 – 2 viên/liều, uống cách nhau 4-6 giờ.
  • Với trẻ em: Từ 10 – 15 mg mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết (tối đa: 5 liều trong 24 giờ), không quá 75mg/ngày

– Các dạng Paracetamol dùng khi đau răng

  • Với paracetamol dạng lỏng: Dùng thìa hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Nếu không có thiết bị đo liều, mọi người nhớ hỏi bác sĩ. Trước khi dùng, bạn lắc nhẹ chất lỏng, thực hiện theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc
  • Với paracetamol dạng viên nén: Nhai kỹ trước khi nuốt
  • Với paracetamol dạng tan: Đặt viên thuốc trên đầu lưỡi, thuốc sẽ tan ngay lập tức. Lưu ý không nên nuốt toàn bộ viên thuốc mà để thuốc tự hòa tan trong miệng
  • Với paracetamol dạng sủi: Hòa tan 1 gói thuốc hoặc 1 viên thuốc trong ít nhất 100 – 150ml nước. Sau đó khuấy đều và sử dụng ngay lập tức

– Xử lý khi quá liều, quên liều & dị ứng Paracetamol

  • Quá liều Paracetamol: Dù xuất hiện hay không xuất hiện triệu chứng nào bất thường, bạn vẫn cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn cũng như đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời. Càng trì hoãn thì thời gian cấp cứu sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Để tránh quá liều, bạn nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng.
  • Quên liều Paracetamol: Không được gấp đôi liều dùng để bù lại vì không những không làm tăng hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ có hại cho gan. Bạn uống liều tiếp theo như thời gian ngày hôm trước.
  • Dị ứng Paracetamol: Trên thực tế thì dị ứng Paracetamol không phổ biến. Tuy nhiên nếu thấy các phản ứng như bị mẩn da, đau miệng, sốt, khó thở, buồn nôn,… thì cần ngưng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ.

– Lưu ý khi sử dụng Paracetamol

  • Bạn nên sử dụng đúng liều lượng thuốc Paracetamol theo quy định
  • Có nhiều loại thuốc đều chứa thành phần paracetamol. Nếu kết hợp chúng với nhau bạn có thể vô tình sử dụng quá liều. Do vậy hãy đọc kỹ thành phần của các loại thuốc
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn tránh uống rượu vì sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan
  • Không dùng paracetamol nếu bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc paracetamol. Phụ nữ mang thai, cho con bú vẫn có thể sử dụng paracetamol nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

Một số loại biệt dược phổ biến có chứa thành phần Paracetamol bao gồm: Panadol, Efferalgan, Hapacol, Tylenol,…

Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)

Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) 1

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có tên viết tắt của “Non-steroidal anti-inflamatoy drug” hay còn gọi là thuốc chống viêm không chứa cấu trúc steroid. Công dụng chính là: giảm đau, hạ sốt, chống viêm hữu ích với người đang bị đau răng.

– Các loại thuốc chống viêm không steroid

Hiện nay, thuốc chống viêm không steroid được chia thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm thuốc ức COX không chọn lọc (Đa số các thuốc chống viêm không steroid cổ điển) với nhiều tác dụng phụ không mong muốn như loét dạ dày, tá tràng,…
  • Nhóm thuốc ức chế ưu thế (hoặc chọn lọc) COX-2 (Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib,…) sẽ ít tác động lên hệ tiêu hóa. Tuy nhiên cần thận trọng với người bị bệnh lý tim mạch (suy tim, bệnh lý mạch vành,…).

Sản phẩm đại diện gồm:

  • Ibuprofen (Biệt dược: Brufen, Gofen,…)
  • Dilcofenac (Biệt dược: Voltaren,…)
  • Celecoxib (Biệt dược: Celebrex,…)
  • Meloxicam (Biệt dược: Mobic,…)
  • Etoricoxib (Biệt dược: Arcoxia,…)

Khi sử dụng, bạn cần đọc kỹ thông tin sản phẩm để dùng thuốc đúng với liều lượng được khuyến cáo.

– Lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc NSAIDs

  • Có thể gây một số tác dụng phụ cho tim mạch, tiêu hóa,…
  • Nếu đang mang thai, cho con bú hoặc mắc kèm các bệnh lý như viêm loét dạ dày, tá tràng, bệnh tim mạch (tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đặt stent mạch vành, đột quỵ,…), suy thận, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ

Để tăng hiệu quả giảm đau, bạn có thể kết hợp đồng thời Paracetamol và 1 thuốc NSAIDs. Trên thị thường có một số chế phẩm được bào chế sẵn dưới dạng phối hợp như Alaxan (Paracetamol + Ibuprofen), rất tiện lợi để sử dụng khi cần thiết. Lưu ý, không sử dụng cùng lúc 2 thuốc trong nhóm NSAIDs do làm gia tăng các tác dụng bất lợi khác.

Nhóm thuốc gây tê tại chỗ

Nhóm thuốc gây tê tại chỗ 1

Ngoài cách uống thuốc thì dùng thuốc gây tê tại chỗ cũng cho hiệu quả tích cực. Đại diện của nhóm thuốc này bao gồm: Lidocaine, Benzocaine, Tetracaine, Prilocaine,…

Các bước thực hiện khi dùng thuốc tê

  • Bước 1: Dùng khăn sạch hoặc giấy sạch thấm khô vùng niêm mạc nướu (lợi) xung quanh răng đau
  • Bước 2: Tẩm chút dung dịch/gel chứa thuốc tê vào đầu tăm bông
  • Bước 3: Sau đó dùng tăm bông đưa thuốc vào vùng răng đau

– Ưu điểm và hạn chế của thuốc tê

Ưu điểm của thuốc gây tê tại chỗ là giảm đau nhanh chóng chỉ khoảng 30 giây đến 2 phút. Ngoài ra, chúng đơn giản, dễ sử dụng, không tổn hại đến các cơ quan khác như dạ dày, hệ tim mạch,…

Tuy nhiên hạn chế là độ dài tác dụng thường khá ngắn, chỉ khoảng 15 – 60 phút. Bạn bị đau thường xuyên sẽ phải dùng nhiều lần trong ngày hơi bất tiện. Ngoài ra, thuốc có thể thấm qua niêm mạc gây tác dụng không tốt nếu sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt với hoạt chất benzocaine, không được sử dụng thuốc này cho bệnh nhân có bệnh lý methemoglobin máu hoặc trẻ em dưới 2 tuổi.

– Lưu ý khi sử dụng thuốc gây tê

  • Bạn nên sử dụng thuốc gây tê theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ
  • Nếu thấy các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như nôn mửa, khó chịu thì phải dừng lại ngay

Mách bạn một vài cách giảm đau hiệu quả khác

Những cách giảm đau răng tại nhà từ nguyên liệu quen thuộc chính là “cứu cánh” vô cùng tuyệt vời nếu bạn chưa thể đến nha khoa hoặc sau khi nhổ răng, niềng răng,…

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh 1

Chườm đá lạnh là cách giảm đau răng được nhiều người sử dụng tại nhà. Những viên đá lạnh sẽ giúp cho khả năng vận chuyển máu, oxy chậm lại, làm tê dây thần kinh nên hạn chế cảm giác đau nhức.

Mẹo thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch hoặc vải sạch. Sau đó cho vài viên đá vào, bọc kín
  • Bước 2: Dùng khăn đá chườm lên má xung quanh vị trí bị đau răng. Thời gian chườm từ 5 – 10 phút. Lưu ý đừng chườm quá 20 phút
  • Bước 3: Bạn có thể chườm một lát rồi bỏ ra. Sau đó chờ khoảng 20 phút thì chườm tiếp

Súc miệng nước muối ấm

Súc miệng nước muối ấm 1

Muối hạt có công dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giảm đau rất hiệu quả. Ngoài muối hạt, bạn sử dụng nước muối sinh lý cũng được.

Mẹo thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn pha muối hạt vào khoảng 200ml nước ấm. Khuấy cho đều lên đến khi chúng tan
  • Bước 2: Súc miệng nhẹ nhàng với nước muối ấm vài lần là cảm giác đau sẽ dịu lại

Cách tăng cường sức khỏe răng miệng

Cách tăng cường sức khỏe răng miệng 1

Hàm răng đặc biệt quan trọng về cả thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai. Bạn nên chú ý những điều dưới đây nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Đánh răng thường xuyên, đúng cách

Các chuyên gia cũng khuyến khích mọi người đánh răng từ 2 – 3 lần trong ngày sau bữa ăn. Lưu ý là nên chọn loại bàn chải đánh răng mềm, kem đánh răng chứa Flour. Trong khi chải răng, nên chải cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Đánh cẩn thận, tỉ mỉ để loại bỏ hết mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại.

Ngoài ra, bạn nên dùng cả chỉ nha khoa, cạo lưỡi hoặc có điều kiện hơn thì mua máy tăm nước. Công đoạn cuối cùng sau khi chải răng là sử dụng nước súc miệng.

Hạn chế thực phẩm có hại

Một số loại thức ăn cay nóng, quá lạnh, đồ ngọt, tinh bột, nhiều axit đều có tác động xấu đến răng miệng. Bạn nên hạn chế tiêu thụ chúng. Thay vào đó, thường xuyên sử dụng rau xanh, hoa quả tươi để nuôi dưỡng răng luôn chắc khỏe nhé.

Khám nha khoa định kỳ

Bạn nên khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm để biết tình trạng sức khỏe răng miệng của mình. Từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời với vấn đề như sâu răng, viêm lợi,…

Những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được: Đau răng uống thuốc gì. Thực ra các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tạm thời, chưa thể triệt tiêu tận gốc được căn bệnh. Mọi người nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ trị liệu tốt nhất nhé.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất  ĐĂNG KÝ

Rate this post

Viết một bình luận