Đầy tháng là một nghi thức được thực hiện đầu tiên khi chúng ta vừa chào đời. Vậy đầy tháng gọi là gì? Nghi lễ này mang đến ý nghĩa như thế nào mà ai ai cũng phải thực hiện?
Đầy tháng là một dịp lễ vô cùng quan trọng. (Hình minh hoạ)
Khi em bé chào đời vừa tròn 1 tháng gia đình sẽ tổ chức nghi lễ đầy tháng. Đây được xem là 1 nghi lễ quan trọng không thể thiếu. Nghi lễ này còn mang đậm nét phong tục văn hóa và gắn liền với con người Việt Nam từ bao đời. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nghi lễ này, nhiều người vẫn còn hoang mang đầy tháng gọi là gì? Và những yếu tố liên quan đến nghi lễ này là gì? Do đó để giúp các bạn hiểu sâu hơn về nghi lễ này chúng ta hãy cùng xem qua bài viết dưới đây.
mâm lễ cúng mụ đầy tháng
Tìm hiểu thêm:
Ý nghĩa, nguồn gốc cúng đầy tháng
Nguồn gốc đầy tháng
Nghi lễ đầy tháng đã xuất hiện từ rất lâu. Theo người xưa, nghi lễ này bắt nguồn từ những sinh lý tự nhiên. Em bé khi sinh ra trong vòng 4 tuần đầu tiên sức đề kháng rất yếu nên thường chết yểu. Vì thế nếu đứa bé vẫn phát triển tốt sau 4 tuần (1 tháng) là điều rất quý. Do đó việc tổ chức lễ cúng đầy tháng (tròn 1 tháng) cũng là dịp mừng cho đứa bé và bố mẹ.
Bên cạnh đó, 1 tháng sau sinh chính là giai đoạn kiêng cữ hậu sản của người mẹ. Trong thời gian đó người mẹ phải ở trong phòng kín, không được tiếp xúc với người ngoài. Khi kết thúc 1 tháng là lúc người mẹ được ra ngoài và sinh hoạt bình thường. Lễ này cũng đánh dấu việc kết thúc giai đoạn khó khăn nhất của cả mẹ và con.
Lễ cúng đầy tháng
Ý nghĩa cúng đầy tháng
Theo quan niệm dân gian những đứa trẻ sinh ra là đều là nhờ vào sự nhào nặn của các bà Mụ. Vì thế nghi lễ đầy tháng được tổ chức mang đến nhiều ý nghĩa vô cùng sâu sắc:
- Là lúc gia đình gửi lời cảm ơn đến các vị thần linh, các bà Mụ, ông bà tổ tiên đã “ban” đứa trẻ đến với gia đình.
- Đầy tháng cũng là lúc ông bà, bố mẹ đặt tên cho đứa trẻ.
- Cùng với đó nghi lễ này được thực hiện là lúc gia đình giới thiệu con/cháu của mình đến với mọi người.
- Khi thực hiện nghi lễ đầy tháng cũng là lúc bố mẹ cầu xin các vị thần tiên, tổ tiên che chở cho con của mình được khỏe mạnh, phát triển tốt.
Lễ vật đồ cúng đầy tháng cần những gì?
Đầy tháng mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc. Do đó việc chuẩn bị mâm lễ vật đủ đầy nhất là điều mà các gia đình rất quan tâm. Thông thường một mâm lễ cúng đầy tháng cho bé đầy đủ thì lễ vật sẽ được chuẩn bị với 12 phần lễ nhỏ (cúng 12 bà Mụ) và 1 phần lễ lớn (cúng bà chúa Mụ). Và lễ vật bạn cần chuẩn bị khi tổ chức đầy tháng cho con sẽ bao gồm:
– Trầu : 12 miếng têm cánh phượng. Lưu ý trong đó sẽ có 1 miếng kích thước to hơn những miếng còn lại.
– Cau: 1 trái để nguyên và 12 phần cau đã được chẻ.
– Những đồ chơi của trẻ em.
– Lễ vật mâm cúng bao gồm: Gà luộc, cơm, canh, món mặn, xôi chè rượu, trà hoặc nước lọc.
– Bánh kẹo: Bạn có thể chuẩn bị đủ loại bánh kẹo nhưng lưu ý nên chia ra làm 12 phần nhỏ và 1 phần lớn.
– Đặc biệt bạn không được quên chuẩn bị vật phẩm cúng thông thường: Giấy tiền vàng bạc, nhang, đèn, hoa.
Xôi chè cúng đầy tháng cho bé
Lễ vật xôi chè cúng cho bé trai
Đối với đầy tháng bé trai bạn cần chuẩn chị chè đậu trắng và xôi đậu xanh. Theo ông bà xưa thì việc chuẩn bị chè xôi này ngụ ý con em mình sẽ đỗ đạt trong học hành và sự nghiệp về sau.
Lễ vật xôi chè cúng cho bé gái
Còn đối với bé gái thì xôi vẫn là xôi đậu xanh, nhưng chè lại là chè trôi nước. Bởi theo quan niệm xưa thì chè trôi nước tượng trưng cho sự trôi chảy, hanh thông trong chuyện tình cảm. Với mong muốn bé gái về sau sẽ thuận lợi trong đường tình duyên, gặp được đấng lang quân như ý.
Chè trôi nước mang ý nghĩa trôi chảy, hanh thông. (Hình minh hoạ)
Mâm ngũ quả cúng đầy tháng
Trong nghi lễ cúng kính của người Việt Nam thì ngũ quả được xem là nét đặc trưng không thể thiếu. Vì vậy đối với lễ cúng đầy tháng cho bé thì mâm ngũ quả sẽ không thể nào được bỏ qua. Lưu ý mâm ngũ quả phải được bày biện và sắp xếp sao cho đầy đủ và đẹp mắt nhất.
Tuy nhiên dù bày cúng bằng 5 loại trái cây nào thì mâm ngũ quả vẫn mang ý nghĩa là mong muốn bề trên gia hộ, độ trì cho các thành viên trong gia đình.
Nội dung văn khấn bài cúng đầy tháng ý nghĩa
Bài cúng đầy tháng cho bé.
Hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé
Khi bố trí xong mâm cúng đầy tháng cho bé bạn sẽ tiến hành thực hiện các bước sau:
- Khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ vật bạn sẽ sắp xếp, bày biện đúng theo quy luật.
- Sau đó tiến hành thắp nến và hương rồi tiến hành khấn vái bài văn tế. Lưu ý trong suốt quá trình cúng kiếng bạn cần thể hiện sự thành tâm, trang nghiêm và trịnh trọng.
- Sau khi đọc xong văn khấn bạn sẽ tiến hành bế bé ra trước án và khấn bài khấn 12 bà Mụ.
- Tiếp đến là thực hiện nghi thức xin tên. Bố mẹ sẽ khấn ông bà tổ tiên và đưa ra những cái tên mình muốn đặt cho con rồi gieo 2 đồng xin keo. Nếu ông bà tổ tiên trong gia đình cho thì bạn sẽ chọn tên đó để đặt cho con mình.
- Sau khi phần hương và nến cúng đã tàn hết bạn sẽ mang giấy tiền vàng đi đốt. Rồi tiến hành đổ nước, rượu, rãi nỗ, gạo, muối…. ra trước nhà.
- Khi thực hiện xong mọi công đoạn bạn có thể bưng các lễ vật xuống vậy là kết thúc lễ cúng đầy tháng cho con của mình.
Đặt mâm cúng đầy tháng ở đâu chuẩn tâm linh Việt Nam
Nên đặt mâm cúng đầy tháng ở đâu?
Đầy tháng chính là dịp gia đình, bố mẹ em bé tạ ơn các bà Mụ, Đức Ông. Những vị này không ngự ở bất kỳ căn nhà nào cả. Nên việc cúng đầy tháng được tổ chức bất kỳ nơi đâu cũng đều được. Do đó bạn có thể tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé ở nhà ông bà nội/ngoại, nhà riêng, phòng trọ miễn sao có thể đảm bảo tốt cho sức khỏe của người mẹ và bé.
Tuy nhiên, lễ cúng đầy tháng thường được thực hiện tại nhà ông bà và nhà riêng là chiếm đa số. Bởi vì khi tiến hành ở những địa điểm này cũng là dịp để thành viên mới trình diện với ông bà, tổ tiên với mong muốn sẽ được ông bà phù hộ độ trì cho con trẻ.
Bày biện mâm cúng đầy tháng như thế nào là đúng?
Hiện nay, không phải ai cũng biết được cách bày biện mâm cúng đầy tháng như thế nào là chuẩn nhất. Có 2 cách đặt mâm cúng bao gồm:
– Cách 1: Mâm cúng đặt giữa nhà, hướng ra cửa chính. Đây là cách thường được dùng nhiều nhất vì có vị trí rộng rãi, tiện cho việc bày biện.
– Cách 2: Đặt mâm cúng ngay ở trong phòng bé đang nằm. Cách này rất ít người thực hiện.
Dù đặt mâm cúng theo cách nào thì cũng cần lưu ý đến việc sắp xếp, bày biện lễ vật đầy đủ và hợp lý. Ông bà ta có câu “Đông bình, Tây quả”. Câu này chỉ cách sắp xếp mâm cúng theo dạng bình hoa đặt hướng Đông, trái cây đặt hướng Tây.
Cần lưu ý phần lễ vật để cúng 12 bà Mụ cần chuẩn bị giống nhau và được đặt ở giữa còn các món ăn, lễ vật khác thì đặt xung quanh.
Giờ đây chắc hẳn bạn không còn thắc mắc lễ đầy tháng còn gọi là gì nữa đúng không? Hy vọng với những thông tin bổ ích mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị tốt nhất để mang đến 1 nghi lễ đầy tháng cho bé đầy đủ đúng chuẩn nhất nhé!
5
/
5
(
1
bình chọn
)