✅ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

5/5 – (3 bình chọn)

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 1

PHÒNG GD&ĐT …………
TRƯỜNG TH ………….
Họ và tên:……………………………
Lớp: 4…….ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KÌ I
Năm học …Môn: Tiếng Việt – Lớp 4

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Các bài tập đọc và HTL đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 – 5 phút.

– Người tìm đương lên các vì sao

– Ông trãng thả diều

– Rất nhiều mặt trăng

– Vẽ trứng

– Cánh diều tuổi thơ

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) – (20 phút): Đọc thầm bài “Ông Trạng thả diều” (Trang 104 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1); khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: (1 điểm) Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (M1)

a. Chú có trí nhớ lạ thường.

b. Bài của chú chữ tốt văn hay.

c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

Câu 2: (1 điểm) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? (M1)

a. Vì chú rất ham thả diều.

b. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

c. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé.

Câu 3: (1 điểm) Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào? (M1)

a. Trần Thánh Tông

b. Trần Nhân Tông

c. Trần Thái Tông

Câu 4: (0.5 điểm) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? (M2)

a. Ngoan ngoãn

b. Tiếng sáo

c. Vi vút

Câu 5: (0.5 điểm) Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người? (M2)

a. Chí phải, chí lí

b. Quyết tâm, quyết chí

c. Nguyện vọng, chí tình

Câu 6: (0.5điểm) Bài Ông Trạng thả diều có mấy danh từ riêng? (M2)

Có ….. danh từ riêng. Đó là các từ: ………………………………………………………………

Câu 7: (0.5 điểm) Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: (M2)

“Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta”

. ………………………………………………………………………………….

Câu 8: (0.5 điểm) Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm bao nhiêu tuổi?(M3)

……………………………………………………………………………………

Câu 9: (0.5 điểm) Ai là trạng nguyên trẻ nhất nước nam (M3)

a. Nguyễn Hoàng

b. Nguyễn nhạc

c. Nguyễn Hiền

Câu 10: (1điểm) Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền (M4)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm):

Bài: Ông Trạng thả diều

Viết đoạn: “Vào đời vua Trần Thái Tông, ……chơi diều”.

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. Tập làm văn (8 điểm):

Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

A. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt, kĩ năng đọc và đọc hiểu: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng:

1. Đọc thành tiếng: (3 Điểm)

+ Hs đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,5 điểm)

+ Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm (0,5 điểm)

+ Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / 1 phút (0,5 điểm)

+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (0,5 điểm)

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm) c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

Câu 2: (1 điểm) b. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

Câu 3: (1 điểm) c. Trần Thái Tông

Câu 4: (0,5 điểm) b. Tiếng sáo

Câu 5: (0,5 điểm) b. Quyết tâm, quyết chí

Câu 6: (0,5 điểm) Có 2 danh từ riêng, đó là: Trần Thái Tông, Nguyễn Hiền.

Câu 7: (0,5 điểm) Ai là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta?

Câu 8: (0.5 điểm) Năm 13 tuổi

Câu 9: (0.5 điểm) c.Nguyễn Hiền

Câu 10: (1 điểm) Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền

……………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả: (2,0 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm )

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.

2. Tập làm văn: (8,0 điểm)

* Bài văn đảm bảo các mức như sau:

Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)

Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 – 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm)

Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm)

Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 2

PHÒNG GD&ĐT………………….
TRƯỜNG………………………….
Họ và tên:……………………….
Lớp: 4…………………………….PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: …
Môn: Tiếng việt – Lớp 4
Thời gian làm bài: 40 phút

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG

(GV kiểm tra trong các tiết ôn tập)

II. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau.

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.

Theo Trinh Đường

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5đ-M1) Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.

B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày.

C. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. Cậu thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

D. Có trí nhớ lạ thường.

Câu 2. (0,5 đ-M2) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?

A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.

B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

C. Vì chú bé Hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.

D. Vì Hiền thích chơi diều.

Câu 3. (0,5 đ-M1) Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Có chí thì nên

C. Lá lành đùm lá rách

D. Uống nước nhớ nguồn

Câu 4. (1đ-M2) Trong câu ‘‘Chú bé rất ham thả diều’’, từ nào là tính từ?

A. Ham

B. Chú bé

C. Diều

D. Thả

Câu 5. (0,5 đ-M1) Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?

A. Động từ.

B. Danh từ.

C. Tính từ.

D. Từ phức

Câu 6. (1đ-M2) Trong câu «Rặng đào đã trút hết lá », từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút?

A. rặng đào

B. đã

C. hết lá

D. lá

Câu 7. (1đ-M2) Điền từ nào vào chỗ trống trong những câu sau “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô … thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. ”

A. đã

B. đang

C. sẽ

D. sắp

Câu 8. (1 điểm-M3) Đặt câu với từ danh từ: “Nguyễn Hiền”

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 9. (1 điểm-M4)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) Nói về ước mơ của em.

Đáp án đề học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

Phần Đọc hiểu

Câu hỏi1234567Đáp ánCBBACBAĐiểm0,50,50,51
0,5
1
1

Câu 8 (1 điểm): HS đặt được câu, có dấu chấm câu tùy mức độ mà GV cho điểm 1-0,5.

Câu 9. (1điểm) HS viết được đoạn văn theo chủ đề, cấu trúc đủ 3 phần, đặt câu dùng từ đúng ngữ pháp được tối đa 1 điểm, tùy mức độ hoàn thành GV cho điểm 1 – 0,75 – 0,5 – 0,25.

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

Thời gian: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm).

– GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II . Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG

      An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.

Ma-ri hào hứng:

      – Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.

An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :

      – Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.

Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:

      – Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.

An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:

      – Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.

Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:

      – Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!

Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:

      – Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.

      – Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?

      – Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!

Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.

(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?

A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp

B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng

C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la

Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?

A. Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp

B. Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm

C. Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa.

Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?

A. Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp

B. Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú

C. Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh

Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?

A. Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình

B. Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt

C. Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

Mùa …. Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng ….bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa…..đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì….trên trái đất lại vươn lên ánh…. mà sinh….. nảy nở với một …..mạnh không cùng.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc

Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia:

– Cuộc sống của chúng ta chán…… đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được…..lên khỏi giếng, nhưng khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng.

Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói:

– Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được…………lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp.

(Theo La Phông-ten)

II. Tập làm văn

Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau:

Xuân đến

Đỏ như ngọn lửa

Lá bàng nhẹ rơi

Bỗng choàng tỉnh giấc

Cành cây nhú chồi.

Dải lụa hồng phơi

Phù sa trên bãi

Cơn gió mê mải

Đưa hương đi chơi.

Thăm thẳm bầu trời

Bồng bềnh mây trắng

Cánh chim chở nắng

Bay vào mùa xuân.

(Nguyễn Trọng Hoàn)

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 1 – Đề 3

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85)

Đọc diễn cảm toàn bài.

Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?

a. Xin được hạnh phúc.

b. Xin được sức khỏe.

c. Xin mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.

d. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?

a. Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng.

b. Vua rất giàu sang, phú quý.

c. Vua rất vui sướng, hạnh phúc.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?

a. Vua đã quá giàu sang.

b. Vua đã được hạnh phúc.

c. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì?

a. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

b. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước.

c. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của.

d. Các ý trên đều sai.

Câu 5: Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”?

a. Ước mơ.

b. Mơ màng.

c. Mong ước.

d. Mơ tưởng.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Sau trận mưa rào

(trích)

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trong nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ …

V. Huy Gô

(trích Những người khốn khổ)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Tả chiếc áo sơ mi của em.

Đáp án đề số 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

  • Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).
  • Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
  • Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
  • Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: c

Câu 2: a

Câu 3: c

Câu 4: a

Câu 5: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

  • Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
  • Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba, nhờ bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành chiếc áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đây chỉ là một chiếc áo may bằng tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo trông như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may hai cái cầu vai y như một cái áo quân phục thật sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi, khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên một cách gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc chiếc áo này đến trường, các bạn và cô giáo tôi đều gọi tôi là chú bộ đội. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?. “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ may lại từ cái áo quân phục cũ của ba.

Chiếc áo vẫn còn y nguyên như ngày nào, mặc dù cuộc sống của tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

Theo Phạm Hải Lê Châu

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 2 – Đề 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

– Đọc đúng, trôi chảy.

– Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

– Bài đọc: Quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)

– Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

1. Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?

a. Thành phố.

b. Vùng biển.

c. Miền núi.

d. Các ý trên đều sai.

2. Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?

a. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.

b. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.

c. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.

d. Tất cả các ý trên.

3. Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?

a. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.

b. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.

c. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.

d. Tất cả các ý trên.

4. Những từ nào là danh từ riêng?

a. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.

b. Mẹ, con, núi, sóng biển.

c. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.

d. Tất cả các ý trên.

5. Từ hợp nào dưới đây gồm các từ láy?

a. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.

b. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

c. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.

d. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Chiều trên quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

– Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

– Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

– Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: b

Câu 2: d

Câu 3: d

Câu 4: a

Câu 5: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

– Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm …….

Bình thân mến!

Hôm nay, ngày cuối tuần, mình viết thư thăm Bình.

Trước tiên, mình xin chúc Bình cùng gia đình dồi dào sức khỏe, chúc Bình học giỏi và luôn gặp được những điều tốt đẹp.

Nhân đây, mình sẽ kể về công việc học tập và ước mơ của bản thân mình cho bạn nghe nhé!

Việc học của mình vẫn rất tốt, lớp mình rất vui, cô giáo rất quan tâm đến lớp. Tháng vừa qua, mình đạt rất nhiều điểm cao. Hiện nay, mình đang chuẩn bị để bước vào kì thi Viết chữ đẹp cấp thành phố. Không chỉ thế, mình còn tham gia vẽ tranh cấp trường, mình sẽ vẽ những bức tranh nói về môi trường xanh, môi trường không có tệ nạn xã hội. Mình hi vọng sẽ đoạt giải trong các kì thi này. Cũng nhờ mình yêu thích môn Mĩ thuật nên mình đã có những ước mơ cho tương lai.Bình có biết mình mơ ước gì không? Mình sẽ kể cho bạn nghe. Ước mơ của mình sau này sẽ là một kiến trúc sư, mình sẽ thiết kế nên những sân vườn xinh đẹp, thiết kế nên những tòa cao ốc hiện đại, thiết kế nên những biệt thự nguy nga, mĩ lệ… Bạn có mơ ước giống mình không? Hãy viết thư kể cho mình nghe với nhé!

Thôi! Thư mình viết đã dài. Mình và bạn hãy hẹn cùng nhau thi đua học tập để đạt những ước mơ cao đẹp.

Mình xin dừng bút. Chúc bạn có những ước mơ cho ngày mai.

Bạn của Bình.

Vũ Hoàng

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 3 – Đề 5

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Có chí thì nên

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 108)

– Đọc đúng, mạch lạc, trôi chảy.

– Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 109.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

– Bài đọc: Ông Trạng thả diều

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 104)

– Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

1. Lúc nhỏ Nguyễn Hiền có sở thích gì nhất?

a. Chơi bi.

b. Thả diều.

c. Đá bóng.

d. Các ý trên đều sai.

2. Những chi tiết nào nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?

a. Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.

b. Có trí nhớ lạ thường.

c. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi thả diều.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

3. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

a. Vì nghèo không được học nên đứng ngoài để nghe giảng nhờ.

b. Đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.

c. Không có vở, Nguyễn Hiền tận dụng lưng trâu hoặc nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vở, còn đèn là vở trứng thả đom đóm vào trong. Bài thi làm trên lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

d. Tất cả ý trên.

4. Câu tục ngữ nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

a. Có chí thì nên.

b. Giấy rách phải giữ lầy lề.

c. Máu chảy, ruột mền.

d. Thẳng như ruột ngựa.

5. Từ nào dưới đây là động từ?

a. Học.

b. Đèn.

c. Tốt.

d. Hay.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nhớ – viết): (5 điểm)

Bài viết: Nếu chúng mình có phép lạ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 76).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều bằng lời kể của Nguyễn Hiền.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ĐỀ SỐ 3

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

– Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

– Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

– Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: b

Câu 2: d

Câu 3: d

Câu 4: a

Câu 5: a

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

– Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ở trường làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu, tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc thuộc làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên.

Việc học của tôi là thế nhưng vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Tôi nghĩ cách học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài của lớp nghe thầy giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học xong, tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây, hoặc mảnh gạch vụn. Đèn của tôi là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học nhưng kiến thức của tôi không thu kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế nhưng cánh diều của tôi vẫn bay cao trong vũ trụ, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng khôn cùng. Tôi vui sướng nhìn cánh diều do tự tay tôi làm nên đang bay bổng trên cao.

Năm tôi mười ba tuổi, nhà vui mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi và bảo:

– Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà nghèo nhưng con rất hiếu học. Con hãy tham gia cuộc thi này! Đất nước đang cần những người tài giỏi.

Tôi ngạc nhiên và do tự thì thầy giáo nói tiếp:

– Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ để con an tâm bước vào kì thi này.

Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh đô ứng thí. Tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sổ sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”.

Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:

“Có chí thì nên – Có công mài sắc có ngày nên

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 4 – Đề 6

PHẦN ĐỌC (40 PHÚT)

I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:

Bàn tay người nghệ sĩ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

Sưu tầm

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?

A. Đất sét

B. Thiên nhiên

C. Đồ ngọc

Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?

A. Sự kiên nhẫn

B. Sự chăm chỉ

C. Sự tinh tế

Câu 3: Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi?

A. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.

B. Pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy.

C. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo.

D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Theo em, bài đọc “Bàn tay người nghệ sĩ” thuộc chủ điểm nào đã học?

A. Trên đôi cánh ước mơ

B. Măng mọc thẳng

C. Có chí thì nên

Câu 5: Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:

Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Câu 6: Ghi lại các động từ, tính từ trong câu sau:

Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.

Các động từ:………………………………………………………………………………

Các tính từ ………………………………………………………………………………..

Câu 7: Tìm một từ trái nghĩa với từ “quyết chí”

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

II/ Đọc thành tiếng:

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Bài 1: “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”; đọc đoạn “Từ trong hốc đá,….quang hẳn.” (trang 15).

Bài 2: “Người ăn xin”; đọc đoạn: “Trên người tôi …. của ông lão.” (trang 30 và 31)

Bài 3: “Đôi giày ba ta màu xanh”; đoạn: “Sau này…, nhảy tưng tưng.” (trang 81)

– Thời gian kiểm tra:

Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.

Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

PHẦN VIẾT (40 PHÚT)

1. Chính tả: (5 điểm) – 15 phút

Nghe – viết: Bài Thư thăm bạn (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 25, 26)

Từ: Mình tin rằng … đến ….Quách Tuấn Lương

2. Tập làm văn: (5 điểm) – 25 phút.

Đề: Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

PHẦN ĐỌC (40 PHÚT)

I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (5 điểm)

Điền đúng mỗi câu ghi: 0.5 điểm

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5 (Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật)

Câu 6:

a) nở; cho

b) rực rỡ; tưng bừng

II. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Có thể phân ra các yêu cầu sau:

1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ

Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm

2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm

3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm

Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm

4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định

Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;

Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.

5/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm

Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm

PHẦN VIẾT (40 PHÚT)

I. Chính tả: (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm cho toàn bài.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Viết được đoạn văn tả một đồ dùng học tập theo đề bài

Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức sau: 4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 5 – Đề 7

I/ Đọc thầm bài:

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

Theo Tuốc-ghê- nhép

II/ Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1/ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

a. Một người ăn xin già lọm khọm.

b. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…

c. Cả hai ý trên đều đúng.

2/ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

a. Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin.

b. Cậu bé muốn giúp đỡ ông lão ăn xin.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

3/ Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

a. Cậu bé không cho ông lão cái gì cả.

b. Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng.

c. Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền.

4/ Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

a. Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin.

b. Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.

c. Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói.

5/ Trong câu: “Lúc ấy, tôi đang đi trên phố.” Từ nào là danh từ?

a. tôi

b. đi

c. phố

6/ Từ nào là từ láy?

a. tả tơi

b. tái nhợt

c. thảm hại

7/ Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết?

a. Trâu buộc ghét trân ăn.

b. Môi hở răng lạnh.

c. Ở hiền gặp lành.

8/ Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

c. Cả hai ý trên.

B. Kiểm tra viết:

1/ Chính tả: Nghe – viết:

Người ăn xin

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

2/ Tập làm văn:

Chọn một trong hai đề sau:

1/ Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ,…) đang ở xa, để hỏi và chúc mừng năm mới người thân đó.

2/ Em hãy viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt – Đề 5

I/ Đọc hiểu: mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm

1/ ý c

2/ ý c

3/ ý b

4/ ý b

5/ ý a

6/ ý a

7 /ý b

8 /ý c

II/ Chính tả: 5 điểm

Sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm, sai âm đầu, vần thanh trừ 0,5 điểm

III/ Tập làm văn: Chọn một trong hai đề (5 điểm)

– Hs nêu lí do và mục đích viết thư (0,5 điểm)

– Thăm hỏi tình hình người viết thư (1,5 điểm)

– Thông báo tình hình của người viết thư (1,5 điểm)

– Cuối thư (Ghi lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và họ tên của người viết thư (1,5 điểm)

– Hs viết sai lỗi chính tả toàn bài trừ 0,5 điểm.

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 – Đề số 1 – Đề 8

I. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ, trong đó đọc 2đ, trả lời câu hỏi 1đ)

– Gọi HS đọc một trong các bài đã học ở Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1 (Từ tuần 11 đến tuần 17).

– GV đặt 1 câu hỏi ở bài, hoặc đoạn vừa đọc cho học sinh trả lời để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của các em.

II. Đọc – hiểu (20 phút – 7đ)

Đọc bài văn sau và làm bài tập:

Vời vợi Ba Vì

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.

Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua … nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu … xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn … Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìm ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.

Theo VÕ VĂN TRỰC

Khoanh tròn trước câu trả lời đúng

Câu 1: Trong bài văn trên “Ba Vì” là tên của: (0,5 đ)

A. Sông

B. Núi

C. Cao nguyên

D. Đồng bằng

Câu 2: Tiếng chim gù, chim gáy như thế nào?(0,5 đ)

A. Khi gần, khi xa

B. Khi to, khi nhỏ.

C. Khi vừa, khi to

D. Khi nhỏ, khi vừa

Câu 3: Câu “Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là câu kể: (0,5 đ)

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

D. Câu khiến

Câu 4: Những chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì là?(0,5 đ)

A. Bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước

B. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn.

C. Tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm

D. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội.

Câu 5: Trong đoạn văn từ “Từ Tam Đảo …. rực rỡ” Ba Vì được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 đ)

A. Như hòn ngọc bích, như vị thần bất tử

B. Như nhà ảo thuật, như hòn ngọc bích

C. Như nhà ảo thuật, như vị thần bất tử

D. Như những con thuyền mỏng manh

Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” là: (0,5 đ)

A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây

B. Vẻ đẹp của Ba Vì

C. Biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm

D. Từng giờ trong ngày

Câu 7: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “thanh tịnh”?(1đ)

A. Thanh thảng

B. Bình yên

C. Trong sạch và yên tĩnh

D. Yên tĩnh

Viết câu trả lời của em

Câu 8: Ôm quanh Ba Vì có những cảnh đẹp nào? (1 đ)

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Em hãy nêu nội dung chính của bài “Vời vợi Ba Vì”? (1 đ)

………………………………………………………………………………………………………………Câu 10: Đặt một câu văn theo mẫu Câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về một bạn trong lớp em?(1 đ) ………………………………………………………………………………………………………………

II. Kiểm tra viết.

Bài 1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Mùa đông trên rẻo cao, sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 165. (Thời gian đọc – viết 12 phút)

Bài 2. Tập làm văn (8 điểm):

Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1

I. Phần kiểm tra đọc, đọc – hiểu (10đ)

1. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ)

– HS đọc trôi chảy, to, rõ ràng, đúng tốc độ quy định cho 2đ

– HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu cho 1đ.

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm )

Câu1234567Ý đúngBABDABCSố điểm0,50,50,50,50,50,51

Câu 8: Học sinh nêu được ít nhất 5 trong số các tên sau: (1đ)

Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua, rừng keo, đảo Hồ, đảo Sếu, đồi Măng, đồi Hòn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, …

Câu 9: Học sinh nêu được đúng ý: Ca ngợi cảnh đẹp của Ba Vì.(1đ)

Câu 10: Học sinh đặt đúng kiểu Câu kể Ai là gì?(1đ)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả: (2,0 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,2 điểm.

2. Tập làm văn: (8,0 điểm)

* Bài văn đảm bảo các mức như sau:

Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)

Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 – 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm)

Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm)

– Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong bài.

Không cho điểm số thập phân

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 – Đề số 2 – Đề 9

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 – ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)

2. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm) – 25 phút

Bánh khúc

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.

Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):

Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?

a. Cuối năm

b. Giữa năm

c. Đầu năm, tiết trời mát mẻ

Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?

a. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp

b. Rau diếp, bột nếp

c. Lá gai, bột nếp

Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?

a. Thơm, có màu trắng

b. Sánh như nước, màu xanh nhạt

c. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc

Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?

Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.”

– Chủ ngữ là: ……………………………………………………………………………

– Vị ngữ là: ……………………………………………………………………………..

Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:

“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”

– Động từ: …………………………………………………………………………….

– Tính từ: ……………………………………………………………………………..

Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.

Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?

“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (nghe – viết): (2 điểm) – 15 phút

Nghe – viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu… đến những vì sao sớm.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)

2. Tập làm văn: (8 điểm) – 25 phút

Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

I. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Phần đọc tiếng: 3 điểm

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ ( Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Phần đọc hiểu: 7 điểm

– Câu 1: khoanh vào c (0.5 điểm)

– Câu 2: khoanh vào a (0.5 điểm)

– Câu 3: khoanh vào c (1 điểm)

– Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. (1 điểm)

Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc; (1 điểm)

Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc;

+ TT: sạch, chín; (1 điểm)

Câu 7: VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm)

(H.sinh có thể dặt một câu văn khác những đúng kiểu câu kể để kể về một hoạt động trong giờ ra chơi vẫn ghi điểm tuyệt đối).

Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm)

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm toàn bài

2. Tập làm văn: 8 điểm

A – Yêu cầu:

– Học sinh viết được bài văn tả đồ vật với bố cục rõ ràng: dàn ý có đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)

– Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như só sánh, nhân hóa,… khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

– Diễn đạt lưu loát.

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

B – Biểu điểm:

– Mở bài: 1 điểm

– Thân bài: 4 điểm

+ Nội dung: 1,5 điểm ;

+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm

– Kết bài: 1 điểm

– Chữ viết: 0,5 điểm

Sáng tạo: 1 điểm

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 – Đề số 3 – Đề 10

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:

– Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) – Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.

– Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) – Sách HD học Tiếng Viết 4 – Tập 1B – Trang 41.

– Tuổi ngựa – Sách HD học Tiếng Viết 4 – Tập 1B – Trang 84.

– Kéo co – Sách HD học Tiếng Viết 4 – Tập 1B – Trang 95.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A/ Mười lăm tuổi

B/ Mười sáu tuổi

C/ Mười hai tuổi

D/ Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A/ Ở đảo Phú Quý

B/ Ở đảo Trường Sa

C/ Ở Côn Đảo

D/ Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)

A/ Bình tĩnh.

B/ Bất khuất, kiên cường.

C/ Vui vẻ cất cao giọng hát.

D/ Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)

A/ Trong lúc chị đi theo anh trai

B/ Trong lúc chị đi ra bãi biển

C/ Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D/ Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

A/ Yêu đất nước, gan dạ

B/ Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C/ Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D/ Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)

A/ Vào năm mười hai tuổi

B/ Sáu đã theo anh trai

C/ Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D/ Sáu

Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)

A/ Hồn nhiên

B/ Hồn nhiên, vui tươi

C/ Vui tươi, tin tưởng

D/ Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………

Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu

(1 điểm)

…………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viện trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.

2. Tập làm văn: (8 điễm)

Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.

Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1.(0,5đ) ý C.

Câu 2.(0,5 đ) ý C.

Câu 3.(0,5 đ) ý B.

Câu 4. (0,5 đ) ý D

Câu 5. (1 đ) ý D

Câu 6. (1 đ) ý D

Câu 7. (1đ) ý B

Câu 8 (1đ)

Câu 9 (1đ)

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn (8,0 điểm)

1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)

2. Thân bài: 4 điểm

+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.

+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.

+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.

3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.

4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

6. Sáng tạo: 1 điểm.

Đề số 1 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4 – Đề 11

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

TẤM LÒNG THẦM LẶNG

Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

– Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?

– Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

       …Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

– Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước.  – Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

– Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.

       Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.

       Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

       Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”.

(Bích Thuỷ)

1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (0.5 điểm)

A. Bị tật ở chân

B. Bị ốm nặng

C. Bị khiếm thị

D. Bị khiếm thính

2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)

A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng

B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.

C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.

D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán

3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? (0.5 điểm)

A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được.

B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.

C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ

D. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối

4. Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm)

A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.

B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

D. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

5. Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ? (0.5 điểm)

A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.

B. Cho đi nghĩa là còn lại mãi.

C. Làm ơn không mong báo đáp.

D. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm.

6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

A. Hãy giúp đỡ những người vô gia cư.

B. Hãy giúp đỡ những trẻ em nghèo, bệnh tật

C. Hãy giúp đỡ người khác khi mình giàu có và có điều kiện.

D. Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp.

7. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn văn sau : (1 điểm)

      Ngày nọ bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Ra tới ngoại ô, họ dừng lại ăn tạm bánh ngọt ngay trong xe thay cho bữa ăn trưa.

8. (1 điểm)

a/ Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau:

A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.

B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.

C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.

b/ Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc.

9. Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)

         Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội, rồi trượt lăn xuống suối vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng tách biệt, các hộ gia đình sống thành từng cụm.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Cánh diều tuổi thơ

       Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả cái cặp sách của em

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Bị tật ở chân

2. (0.5 điểm) C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.

3. (0.5 điểm) B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.

4. (0.5 điểm) B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

5. (0.5 điểm) A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.

6. (0.5 điểm) D. Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp.

7. (1 điểm)

Từ đơn: ngày, nọ, bố, tôi, lái, xe, đưa, đi, một, tại, khác, ra, tới, họ, ăn, tạm, ngay, trong, xe, thay, cho, bữa.

Từ phức: ông chủ, tham dự, buổi họp, quan trọng, thành phố, ngoại ô, dừng lại, bánh ngọt, ăn trưa.

8. (1 điểm)

a. Những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm đó là:

A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn. (khen là động từ)

B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc. (tính nết là danh từ)

C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh. (giảng dạy là động từ)

b.

– Lá cờ Tổ quốc màu đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm.

– Những ngày còn nhỏ, chúng tôi thường ngẩng đầu lên ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm.

– Những bông hoa màu tím biếc luôn gợi cho tôi nhung nhớ về hình ảnh quê nhà.

9. (1 điểm)

Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội, rồi trượt lăn xuống suối vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang . Đấy là những bản làng tách biệt, các hộ gia đình sống thành từng cụm.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về cái cặp sách của em

B. Thân bài (2.5 điểm)

– Tả bao quát (1 điểm)

– Tả chi tiết (1 điểm)

– Nêu công dụng của cặp sách (0.5 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cái cặp sách

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Đồ vật gần gũi và thân thuộc nhất đối với mỗi người học sinh có lẽ là chiếc cặp sách. Bước chân tung tăng tới trường ai ai cũng đều khoác trên vai chiếc cặp sách xinh xinh. Em cũng giống như vậy. Em rất yêu chiếc cặp sách của em. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em nhân dịp năm học mới. Cũng là người bạn thân thiết của em.

            Chiếc cặp của em có hình hộp chữ nhật. Cặp đủ to và rộng để em có thể đem đủ sách vở cho mỗi ngày đến trường. Nó được làm bằng vải bò, chất liệu bền và không dễ bị rách. Có hai quai đeo phía sau để em có thể đeo lên vai mỗi khi tới trường.

            Mẹ thật tinh ý khi lựa cặp màu xanh lam cho em, đó là màu sắc mà em vô cùng yêu thích. Màu xanh là màu của niềm tin và hy vọng. Em bước vào năm học mới với biết bao kì vọng và mong mỏi gặt hái được thật nhiều thắng lợi. Phía trước cặp có thêu hình chú mèo con đáng yêu đang tung tăng trên đường. Em tuổi mèo và em cũng rất thích mèo. Mỗi lần ngắm nhìn chiếc cặp là em lại đưa tay mân mê chú mèo con xinh xinh ấy. Phía đường viền nắp cặp có màu vàng. Trên nền xanh lại có viền vàng nhìn rất nổi bật và bắt mắt.Từng mũi may được máy một cách tỉ mỉ và tinh xảo. Khóa của cặp được làm bằng sắt xi bóng nhoáng không sợ bị hoen gỉ. Mặt sau của chiếc cặp cũng là màu lam nhưng đậm hơn ở phía trước. Mẹ nói màu đậm như thế này nhìn rất sạch sẽ, dù con có lỡ dây bẩn cũng khó nhìn ra. Dây quai cặp cũng là màu xanh đậm, có lót đệm nên rất êm.Những ngày phải mang nhiều sách vở đến lớp khoác trên vai chiếc cặp em không hề cảm thấy đau một chút nào.

            Mở cặp ra phía bên trong cặp có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.Mỗi ngăn được ngăn cách bởi một lớp vải dù , mềm và chắc. Ngăn chính em xếp sách vở ngay ngắn, gọn gàng vào. Hai ngăn phụ em để dành xếp giấy tờ và dụng cụ học tập. Bố trí khoa học như vậy nên mỗi lúc em mở cặp để tìm kiếm đồ vật gì đều không phải mất quá nhiều thời gian. Đóng nắp cặp lại em còn được nghe tiếng kêu lách tách, nghe thật sự rất vui tai.

            Chiếc cặp sách là một vật vô cùng hữu ích.Nó giúp em bảo quản sách vở, chứa đựng nguồn tri thức của em. Cặp đồng hành với em mỗi ngày nắng mưa tới trường. Em coi cặp giống như người bạn thân của em. Em sẽ giữ gìn thật cẩn thận để cặp luôn được bền và đẹp.

Đề số 12 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG

Tại Đại hội Ô-lim-pích dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.

Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm :

– Em sẽ gắng hết sức để giành huy chương vàng.

Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên, một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.

Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy.

       Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.

Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích :

– Giôn ! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không ?

Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khiễng tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.

– Phía này, con yêu ơi ! – Mẹ cậu gọi.

Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.

Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, toả sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương : một huy chương về bản lĩnh và niềm tin ; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời – không bao giờ bỏ cuộc.

(Thanh Tâm)

1. Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào? (0.5 điểm)

A. Chạy ma-ra-tông

B. Chạy vượt rào

C. Chạy 400 mét

D. Chạy 1000 mét

2. Giôn mắc chứng bệnh gì? (0.5 điểm)

A. Mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ.

B. Mắt bị tật nên nhìn không rõ

C. Chân bị tật nên đi lại khó khăn

D. Mắc chứng cận thị nên mắt nhìn không rõ

3. Khi phát hiện ra mình mất kính trước giờ thi đấu, thái độ của Giôn như thế nào? (0.5 điểm)

A. Chán nản, tuyệt vọng, chỉ muốn từ bỏ mọi thứ.

B. Yêu cầu huấn luận viên ngay lập tức phải sắm cho mình một chiếc kính mới

C. Quyết tâm cố gắng hết sức để giành huy chương vàng.

D. Ban đầu hoang mang nhưng nhờ có mẹ động viên nên đã lấy lại tinh thần

4. Cậu đã bị ngã mấy lần trong khi chạy đua? (0.5 điểm)

A. một lần

B. hai lần

C. ba lần

D. bốn lần

5. Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? (0.5 điểm)

A. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy để chạy cho đúng

B. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên

C. Nghe theo tiếng gọi của mẹ ở vạch đích

D. Nghe theo tiếng còi của trọng tài ở vạch đích

6. Giôn xứng đáng được nhận hai huy chương cho những điều gì? (0.5 điểm)

A. Cho sự quyết tâm, nỗ lực và sự nhanh nhẹn, chính xác

B. Cho bản lĩnh, niềm tin và sự quyết tâm tuyệt vời không bao giờ bỏ cuộc

C. Cho trí tuệ và tình yêu dành cho mẹ

D. Cho sự cố gắng, nỗ lực và sự hi sinh cao cả

7. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

8. Viết câu kể: (1 điểm)

a. Về một việc em đã làm vào ngày chủ nhật ở nhà.

b. Về một người bạn thân em mới quen.

9. Dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau: (1 điểm)

a. Mỗi khi về quê, bà tôi lấy lá cọ đan thành chiếc giỏ xinh xinh cho tôi chơi.

b. Con chim mẹ lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Người tìm đường lên các vì sao

     Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao những  quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”

     Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại  hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một món đồ chơi mà em rất yêu thích và gắn bó với em

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Chạy 400 mét

2. (0.5 điểm) A. Mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ.

3. (0.5 điểm) C. Quyết tâm cố gắng hết sức để giành huy chương vàng.

4. (0.5 điểm) B. hai lần

5. (0.5 điểm) C. Nghe theo tiếng gọi của mẹ ở vạch đích

6. (0.5 điểm) B. Cho bản lĩnh, niềm tin và sự quyết tâm tuyệt vời không bao giờ bỏ cuộc

7. (1 điểm)

Câu chuyện muốn nói với em rằng: Cần có bản lĩnh, niềm tin và quyết tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra.

8. (1 điểm)

a. Buổi sáng chủ nhật, sau khi ăn sáng xong, em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.

b. Hoàng Lan là một cô gái rất dịu dàng, nữ tính và chăm chỉ học tập.

9. (1 điểm)

a. Mỗi khi về quê, bà tôi / lấy lá cọ đan thành chiếc  giỏ xinh xinh cho tôi chơi.

b. Con chim mẹ / lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về món đồ chơi em muốn miêu tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

– Tả bao quát (1 điểm)

– Tả chi tiết (1 điểm)

– Em thường sử dụng món đồ chơi đó như thế nào? (0.5 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với món đồ chơi đó

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Món quà mà em yêu thích nhất là bé thú bông màu tím nhạt. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em vào dịp sinh nhật vừa rồi.

            Bé thỏ bông chỉ dài 50 cm thôi, nhìn rất nhỏ nhắn, xinh xắn và vừa vòng ôm của em. Thỏ bông có màu tím nhạt và trắng sữa, nhìn rất mát mắt. Bé được làm bằng bông rất mềm và mịn. Cứ thỉnh thoảng em lại cùng với mẹ tắm cho bé thỏ. Bởi thế lúc nào thỏ bông cũng có mùi thơm dìu dịu.

            Nổi bật nhất của thỏ bông có lẽ là hai chiếc tai rất dài. Tai thỏ có màu tím và phía lòng trong của tai có màu trắng sữa. Tai thỏ thon dài, phía bên tai trái còn đính một chiếc nơ màu xanh. Khuôn mặt của thỏ rất nhỏ nhắn và đáng yêu. Hai mắt được làm bằng hạt nhựa màu đen tuyền. phía trên còn có mi mắt cong vút. Mũi của thỏ bông nhỏ nhắn, phần nhô lên có đính hạt nhựa màu hồng. Lúc buồn chán em thường thích sờ vào mũi thỏ, cảm giác rất thoải mái. Bụng của thỏ bông thon và mềm lắm, được bao phủ bởi một lớp lông màu trắng. Hai tay nhỏ nhắn xinh xắn. Hai chân tròn trịa, phía lòng bàn chân còn có những chấm tròn rất đáng yêu.

            Em yêu quý thỏ bông mỗi ngày đều ôm bé đi ngủ. Bé cùng em học tập, cùng em nghe nhạc, đọc truyện, cũng cùng em vui chơi. Chẳng biết từ bao giờ em đã coi thỏ bông như người bạn của mình.

            Thỏ bông là món quà mẹ tặng mà em vô cùng trân quý. Em sẽ giữ gìn thỏ bông thật cẩn thận để bé là người bạn thân thiết của em mãi mãi.

Đề số 13 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Viếng Lê-nin

Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm.

Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói:

– Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.

Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.

Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người.

Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:

– Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?

Theo Giéc-ma-nét-tô

Chú giải:

– Lê-nin (1870 -1924): lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga, người sáng lập ra liên bang Xô-viết

– Mát-xcơ-va : thủ đô nước Nga.

– Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va.

– Pa-ri : thủ đô nước Pháp.

1. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì?

A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin

B. Đề chào các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a

C. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi đọc Luận cương Lê-nin

D. Để nhờ các đồng chí người Pháo và I-ta-li-a chỉ cho đường trở về Pháp

2. Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi? (0.5 điểm)

A. Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn

B. Vì thấy anh chưa có áo ấm

C. Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu, còn đủ thời gian đi viếng

D. Vì ngày mai người ta mới mở cửa cho người nước ngoài được viếng Lê-nin

3. Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy? (0.5 điểm)

A. Vì ngày mai anh phải trở về Pa-ri

B. Vì anh đã quen chịu đựng giá lạnh

C. Vì anh sợ ngày mai người ta sẽ không cho viếng

D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin

4. Dáng vẻ của Nguyễn Ái Quốc như thế nào sau khi đi viếng Lê-nin về? (0.5 điểm)

A. Gương mặt hồng hào, rạng rỡ niềm vui

B. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét.

C. Dáng vẻ mệt mỏi, thiếu ngủ sau một hành trình dài

D. Dáng vẻ buồn bã, kiệt quệ, đau thương.

5. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích với các đồng chí như thế nào sau khi viếng Lê-nin ngay trong đêm hôm ấy? (0.5 điểm)

A. Tôi sợ ngày mai không còn kịp nữa nên phải đi viếng ngay trong đêm.

B. Tôi không thể chờ tới ngày mai mới đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa.

C. Tôi nghe nói ngày mai sẽ không thể vào viếng đồng chí Lê-nin nữa nên phải viếng ngay trong đêm.

D. Ngày mai tôi phải bay về Pa-ri rồi nên phải đi viếng ngay trong đêm.

6. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc? (0.5 điểm)

A. Đó là một người yêu nước

B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin

C. Đó là một người rất giản dị

D. Đó là một người có nghị lực và rất ham học hỏi

7. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình.

8. Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau: (1 điểm)

a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ

b. Khen nhà của bạn sạch

9. Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn dưới đây:

Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Người chiến sĩ giàu nghị lực

     Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng bị thương nặng. Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây xúc động cho đồng bào cả nước. Từ đó đến nay, họa sĩ Lê Duy Ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh, tượng; đoạt 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế. Nhiều tác phẩm của anh được đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước.

Theo báo Lao Động

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả lại cây bút chì của em

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin

2. (0.5 điểm) B. Vì thấy anh chưa có áo ấm

3. (0.5 điểm) D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin

4. (0.5 điểm) B. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét.

5. (0.5 điểm) B. Tôi không thể chờ tới ngày mai mới đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa.

6. (0.5 điểm) B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin

7. (1 điểm)

Người thanh niên // thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình.

8. (1 điểm)

a. Từ ngày mai, Nga có thể đi học đúng giờ được không?

b. Sao mà nhà bạn sạch sẽ và gọn gàng thế nhỉ?

9. (1 điểm)

Các câu kể trong đoạn văn đã cho đó là:

Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về cây bút chì của em

B. Thân bài (2.5 điểm)

– Tả bao quát cây bút chì

– Tả chi tiết cây bút chì

– Công dụng của cây bút chì

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cây bút chì

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Minh Anh là bạn thân nhất trong lớp của em. Mùa hè vừa rồi bạn phải chuyển nhà theo gia đình vào vùng đất mới. Trước khi đi bạn có tặng em một món quà là một cây thước kẻ. Đó là món quà em vô cùng trân trọng.

            Chiếc thước kẻ được bọc trong một lớp vỏ màu cam tránh cho việc nó bị xây xước. Mỗi khi muốn dùng em chỉ cần nghiêng nhẹ là thước sẽ trượt ra và xuất hiện trước mắt em như trò ảo thuật. Thước dày dặn và chắc chắn. Chiều dài 20 xăng-ti-mét, chiều ngang mỗi cạnh là 2 xăng-ti-mét.

            Thước có màu lam, đó là màu mà em vô cùng yêu thích. Trên thước có dính một mảnh giấy nhỏ xinh với dòng chữ “Name”.Minh Anh đã nắn nót viết trên đó dòng chữ “Tặng Ngọc Thảo”. Đánh dấu rằng đây là chiếc thước của riêng em, độc nhất vô nhị.Mỗi lần nhìn nét chữ ấy em đều bật cười và nhớ đến người bạn của mình. Trên mặt thước được khắc từng vạch kẻ màu đen đậm và rõ ràng giúp em sử dụng một cách thuận tiện hơn rất nhiều.

            Chiếc thước luôn được em giữ gìn một cách  cẩn thận. Đó không chỉ là món quà bạn thân tặng  cho em mà còn là người bạn thân thiết của em,giúp em vạch từng dòng kẻ ngay ngắn và đồng hành với em mỗi khi học tập.

Đề số 14 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Sự tích các loài hoa

  Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có loài hoa nào. Mãi về sau, nhận ra sai sót ấy, trời mới sai Thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho các loài cây. Vẽ xong, Thần muốn tặng hương cho chúng nhưng lại không mang đủ hương cho tất cả. Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.

Thần hỏi hoa hồng:

– Nếu có hương thơm ngươi sẽ làm gì?

– Con sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho muôn loài.

Thần liền tặng hoa hồng làn hương quý báu.

Gặp hàng râm bụt đỏ chót, Thần hỏi :

– Nếu có hương thơm người sẽ làm gì?

Râm bụt trả lời :

– Con sẽ khiến ai cũng phải nể mình.

Nghe vậy, Thần bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa ngọc lan, Thần lại hỏi :

– Nếu có hương thơm ngươi sẽ làm gì?

Ngọc lan ngập ngừng thưa :

– Con cảm ơn Thần. Nhưng xin Thần ban tặng cho hoa cỏ ạ.

Thần ngạc nhiên hỏi :

– Hoa nào cũng muốn có hương thơm. Lẽ nào ngươi không thích ?

– Con thích lắm ạ. Nhưng con đã được ban cho làn da trắng trẻo, lại ở trên cao. Còn bạn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất. Nếu có hương thơm, bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình dẫm lên.

Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của ngọc lan. Thần Sắc Đẹp ban tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa.

Theo Intemet

1. Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoa như thế nào? (0.5 điểm)

A. Những loài hoa có tên thật đẹp và sang trọng

B. Những loài hoa có vẻ ngoài đẹp nhất, rực rỡ nhất

C. Những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.

D. Những loài hoa có nguồn gốc, dòng dõi cao quý

2. Theo em, tại sao Thần Sắc Đẹp lại quyết định như vậy? (0.5 điểm)

A. Vì đó là quy định ở trên thiên đường

B. Vì Thần Sắc Đẹp không mang đủ hương cho tất cả

C. Vì Thần Sắc Đẹp muốn các loài hoa phải thi tài, phải ganh đua nhau khoe sắc để có được mùi hương mà mình mong muốn.

D. Vì Thần Sắc Đẹp sợ các loài hoa sẽ đẹp và thơm hơn mình.

3. Câu trả lời của Hoa Hồng thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? (0.5 điểm)

A. Biết mang đến niềm vui và hạnh phúc cho muôn loài.

B. Biết gìn giữ và bảo vệ mùi hương của mình.

C. Biết gìn giữ và bảo vệ tấm lòng thơm thảo của mình.

D. Xứng đáng là chúa tể của các loài hoa

4. Câu trả lời của Ngọc Lan thế hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? (0.5 điểm)

A. Tấm lòng thanh khiết, trinh bạch

B. Biết nhường nhịn và chia sẻ cho những cuộc đời khó khăn hơn mình.

C. Biết gìn giữ và bảo vệ tấm lòng thơm thảo của mình.

D. Biết âm thầm tỏa hương dù chẳng ai chú ý đến mình

5. Vì sao Hoa Râm Bụt không được Thần ban tặng hương thơm? (0.5 điểm)

A. Vì Hoa Râm Bụt thường mọc ngoài bụi rậm là nơi không xứng đáng có được hương thơm.

B. Vì Hoa Râm Bụt có vẻ ngoài xấu xí, không xứng đáng có được hương thơm.

C. Vì Hoa Râm Bụt tính cách kiêu ngạo, ích kỉ và hống hách.

D. Vì tổ tiên của Hoa Râm Bụt có mối thù với Thần Sắc Đẹp

6. Trong câu: “Thần liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu.” Bộ phận nào là chủ ngữ, bộ phận nào là vị ngữ? (0.5 điểm)?

A. CN: Thần liền tặng; VN: Hoa Hồng làn hương quý báu.

B. CN: Thần; VN: liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu.

C. CN: Thần liền tặng Hoa Hồng; VN: làn hương quý báu.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

7. Tìm năm từ ngữ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực. Đặt câu với một trong năm từ đó. (1 điểm)

8. Tìm các từ láy có trong câu chuyện Sự tích các loài hoa. (1 điểm)

9. Em hãy đặt một câu có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ thuộc câu kể Ai làm gì? (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Kéo co

Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những tràng trai thắng cuộc.

 Theo Toan Ánh

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả cái bàn học của em.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.

2. (0.5 điểm) B. Vì Thần Sắc Đẹp không mang đủ hương cho tất cả

3. (0.5 điểm) A. Biết mang đến niềm vui và hạnh phúc cho muôn loài.

4. (0.5 điểm) B. Biết nhường nhịn và chia sẻ cho những cuộc đời khó khăn hơn mình.

5. (0.5 điểm) C. Vì Hoa Râm Bụt tính cách kiêu ngạo, ích kỉ và hống hách.

6. (0.5 điểm) B. CN: Thần; VN: liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu.

7. (1 điểm)

– Năm từ ngữ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực :đầu hàng, nhụt chí, ngã lòng, bỏ cuộc, từ bỏ, …

– Đặt câu: Chỉ mới gặp một chút khó khăn, anh ta đã nghĩ tới việc bỏ cuộc.

8. (1 điểm)

Các từ láy có trong câu chuyện đó là: ngập ngừng, trắng trẻo, ngọt ngào

9. (1 điểm)

Đặt câu: Mẹ em đi bẻ ngô.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu cái bàn học của em.

B. Thân bài (2.5 điểm)

– Tả bao quát cái bàn học

– Tả chi tiết cái bàn học

– Nói về công dụng và sự gắn bó của em đối với bàn học

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cái bàn học

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

        Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

       Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy… khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan… Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

      Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

     Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: “Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!”.

Đề số 15 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NÓI LỜI CỔ VŨ

Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.

Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy ! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”

Ôi chao, đó mới thực là nguồn động viên lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được ! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được ! Thậm chí có thể chơi giỏi ! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà!

        Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng : Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.

Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó.

(Theo Thu Hà)

1. Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã thử học chơi những nhạc cụ nào? (0.5 điểm)

A. Ghi ta, dương cầm

B. Dương cầm, kèn

C. Ghi ta, kèn

D. Kèn, trống

2. Vì sao người cha khuyên cậu không nên học đàn dương cầm? (0.5 điểm)

A. Vì cậu không biết cảm thụ âm nhạc

B. Vì cậu không có đôi môi thích hợp.

C. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.

D. Vì thính giác của cậu không tốt.

3. Nhạc công chuyên nghiệp đã nói gì khi cậu bé học chơi kèn? (0.5 điểm)

A. Tay của cậu múp míp và ngắn quá.

B. Thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn

C. Cậu không có đôi môi thích hợp.

D. Cậu không có năng khiếu

4. Nhạc dĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé? (0.5 điểm)

A. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.

B. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta có thể dạy chú, cho tới khi chú thành tài.

C. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta sẽ nhờ một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng dạ cho chú mỗi ngày 7 tiếng.

D. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Sau này chú sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh.

5. Theo em, nguyên nhân nào khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh? (0.5 điểm)

A. Vì cậu bé có năng khiến thiên bẩm

B. Vì nhờ có lời cổ vũ của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên

C. Vì cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi

D. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài.

6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

A. Hãy trân trọng thời gian mình có trong ngày để làm những việc có ích.

B. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khác phấn khởi và tự tin trong cuộc sống.

C. Hãy biết nói những lời động viên mọi người, vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người.

D. Hãy miệt mài học tập lao động thì sẽ đạt được thành công

7. Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy phát hiện và chữa lại cho đúng : (1 điểm)

       Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh, hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều được nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen

8. Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau: (1 điểm)

          Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi trông thấy ông chui vào trong nồi hơi xe lửa đến tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn to, phơi bỏng rát dưới nắng tháng bảy, như cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió tới cấp sau ông vẫn cứ bết chặt vào trán.

9. Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để  hoàn thành câu kể Ai làm gì? (1 điểm)

a/ Ở nhà, mẹ tôi ……..

b/ Vào những ngày tết, gia đình tôi ……..

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Rất nhiều mặt trăng

   Chú hề gặng hỏi thêm:

– Vậy theo công chúa, mặt trăng làm bằng gì?

– Tất nhiên là bằng vàng rồi.

  Chú hề tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, rồi cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để cô bé có thể đeo vào cổ.

Thấy mặt trăng, công chúa vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả cái cặp sách của em.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Dương cầm, kèn

2. (0.5 điểm) C. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.

3. (0.5 điểm) C. Cậu không có đôi môi thích hợp.

4. (0.5 điểm) A. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.

5. (0.5 điểm) D. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài.

6. (0.5 điểm) C. Hãy biết nói những lời động viên mọi người, vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người.

7. (1 điểm)

Trường Tiểu học xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua Liên đội nhà trường đều được nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được Trung ương Đoàn tặng bằng khen

8. (1 điểm)

Các động từ có trong đoạn văn đó là:

Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào trong nồi hơi xe lửa để đánh tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn to, phơi bỏng rát dưới nắng tháng bảy, như cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió tới cấp sáu mà tóc ông vẫn cứ bết chặt vào trán.

9. (1 điểm)

a/ Ở nhà, mẹ tôi thường lấy rơm rạ hay thân cây ngô đã phơi khô để nấu cơm, đun nước.

b/ Vào những ngày tết, gia đình tôi lại về thăm ông bà.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về cái cặp sách của em

B. Thân bài (2.5 điểm)

– Tả bao quát (1 điểm)

– Tả chi tiết (1 điểm)

– Nêu công dụng của cặp sách (0.5 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cái cặp sách

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Đồ vật gần gũi và thân thuộc nhất đối với mỗi người học sinh có lẽ là chiếc cặp sách. Bước chân tung tăng tới trường ai ai cũng đều khoác trên vai chiếc cặp sách xinh xinh. Em cũng giống như vậy. Em rất yêu chiếc cặp sách của em. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em nhân dịp năm học mới. Cũng là người bạn thân thiết của em.

Chiếc cặp của em có hình hộp chữ nhật. Cặp đủ to và rộng để em có thể đem đủ sách vở cho mỗi ngày đến trường. Nó được làm bằng vải bò, chất liệu bền và không dễ bị rách. Có hai quai đeo phía sau để em có thể đeo lên vai mỗi khi tới trường.

            Mẹ thật tinh ý khi lựa cặp màu xanh lam cho em, đó là màu sắc mà em vô cùng yêu thích. Màu xanh là màu của niềm tin và hy vọng. Em bước vào năm học mới với biết bao kì vọng và mong mỏi gặt hái được thật nhiều thắng lợi. Phía trước cặp có thêu hình chú mèo con đáng yêu đang tung tăng trên đường. Em tuổi mèo và em cũng rất thích mèo. Mỗi lần ngắm nhìn chiếc cặp là em lại đưa tay mân mê chú mèo con xinh xinh ấy. Phía đường viền nắp cặp có màu vàng. Trên nền xanh lại có viền vàng nhìn rất nổi bật và bắt mắt.Từng mũi may được máy một cách tỉ mỉ và tinh xảo. Khóa của cặp được làm bằng sắt xi bóng nhoáng không sợ bị hoen gỉ. Mặt sau của chiếc cặp cũng là màu lam nhưng đậm hơn ở phía trước. Mẹ nói màu đậm như thế này nhìn rất sạch sẽ, dù con có lỡ dây bẩn cũng khó nhìn ra. Dây quai cặp cũng là màu xanh đậm, có lót đệm nên rất êm.Những ngày phải mang nhiều sách vở đến lớp khoác trên vai chiếc cặp em không hề cảm thấy đau một chút nào.

            Mở cặp ra phía bên trong cặp có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.Mỗi ngăn được ngăn cách bởi một lớp vải dù , mềm và chắc. Ngăn chính em xếp sách vở ngay ngắn, gọn gàng vào. Hai ngăn phụ em để dành xếp giấy tờ và dụng cụ học tập. Bố trí khoa học như vậy nên mỗi lúc em mở cặp để tìm kiếm đồ vật gì đều không phải mất quá nhiều thời gian. Đóng nắp cặp lại em còn được nghe tiếng kêu lách tách, nghe thật sự rất vui tai.

            Chiếc cặp sách là một vật vô cùng hữu ích.Nó giúp em bảo quản sách vở, chứa đựng nguồn tri thức của em. Cặp đồng hành với em mỗi ngày nắng mưa tới trường. Em coi cặp giống như người bạn thân của em. Em sẽ giữ gìn thật cẩn thận để cặp luôn được bền và đẹp.

Đề số 16 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐIỂU NÊN LÀM NGAY

Trong một khoá học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau : “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình :

“Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.

Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.

Tôi bước vào và nói : “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố”

Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói : “Bố cũng yêu con, con trai ạ ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.”

Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa”.

(Theo Đen-nít E. Man-nơ-rinh)

1. Vị giáo sư tâm lí học đã giao đề bài cho học viên như thế nào? (0.5 điểm)

A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy.

B. Đến gặp bố mẹ của mình và nói với bố mẹ rằng bạn yêu họ.

C. Hãy nói với vợ của bạn rằng bạn yêu và thương họ rất nhiều.

D. Hãy tìm một người lao công trong trường và hỏi về cuộc sống của họ.

2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào? (0.5 điểm)

A. Họ quá bận rộn với công việc và không có thời gian làm những việc này.

B. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói.

C. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó.

D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó.

3. Người đàn ông trong câu chuyện đã phải vượt qua khó khăn gì để có thể nói lời xin lỗi và nói lời yêu thương với cha của mình? (0.5 điểm)

A. Vượt qua sự chênh lệch thời gian giữa hai quốc gia.

B. Vượt qua một quãng đường dài.

C. Vượt qua gia đình anh ta.

D. Vượt qua chính bản thân anh ta.

4. Người đàn ông đã bày tỏ như thế nào với bố của mình? (0.5 điểm)

A. Bố ơi, có thể bố sẽ ghét con, nhưng con luôn yêu bố.

B. Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.

C. Bố ơi, xin bỗ hãy tha lỗi cho con, con yêu bố.

D. Con không làm mất thời gian của bố đâu, bố đừng giận con nữa nhé!

5. Thái độ của người bố thay đổi như thế nào khi nghe lời bày tỏ của người con? (0.5 điểm)

A. Ông bố vô cùng tức giận vì cho tới tận bây giờ cậu con trai mới chịu nhận ra lỗi lầm của mình.

B. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để nói với con điều đó.”

C. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con biết nhận ra lỗi của mình là tốt rồi.”

D. Bố khóc vì xúc động đến chẳng  thể cất lời.

6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

A. Hãy học cách quản lí thời gian thật tốt!

B. Phải xin lỗi bố mẹ ngay khi mình mắc lỗi.

C. Đừng nên trì hoãn nói lời xin lỗi và yêu thương với một ai đó.

D. Hãy luôn sống trong tình yêu thương.

7. Kể tên các từ láy có trong câu chuyện? (1 điểm)

8. Tìm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người. (1 điểm)

9. Đặt một câu hỏi: (1 điểm)

a. Có từ nghi vấn cái gì?

b. Có từ nghi vấn làm gì?

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Ông Trạng thả diều

   Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

   Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(theo TRINH ĐƯỜNG)

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy.

2. (0.5 điểm) D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó.

3. (0.5 điểm) D. Vượt qua chính bản thân anh ta.

4. (0.5 điểm) B. Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.

5. (0.5 điểm) B. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để nói với con điều đó.”

6. (0.5 điểm) C. Đừng nên trì hoãn nói lời xin lỗi và yêu thương với một ai đó.

7. (1 điểm)

Các từ láy có trong câu chuyện đó là: Sâu sắc, nặng nề, khó khăn, đột ngột.

8. (1 điểm)

Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người đó là: kiên nhẫn, kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm, quyết chí, …

9. (1 điểm)

a. Lan nhặt được cái gì thế?

b. Bố đóng tủ để làm gì đấy ạ?

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: (4 điểm)

Xác định một số nội dung chính của bức thư:

– Cần thăm hỏi người thân những gì? -> Sức khỏe, công việc, …

– Cần kể cho người thân nghe những gì? ->  Nói về ước mơ của mình, đó là gì? Vì sao lại có ước mơ đó? Làm gì để đạt được ước mơ đó? Có gặp khó khăn gì muốn chia sẻ không?…..

– Nên chúc người thân và hứa hẹn những điều gì? -> chúc sức khỏe,… sẽ học tập thật tốt, rèn luyện bản thân để đạt được ước mơ của mình

* Về hình thức: ( 2 điểm)

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Hải Phòng, ngày 6 tháng 7 năm 2018

Bố thân yêu của con!

Bây giờ có lẽ bố đã xuống máy bay và tới nơi rồi nhỉ? Chuyến bay dài có làm bố mệt mỏi lắm không ạ? Bố có ăn được không ạ? Nơi ở mới của bố điều kiện có tốt không ạ?

Buổi tối con cứ nghĩ mãi về cuộc nói chuyện của bố con mình hôm qua, vì con xúc động quá nên chẳng thể bình tĩnh nói cho bố hiểu hết những suy nghĩ trong lòng con. Con xin lỗi vì khi đó con đã nói những câu khiến bố buồn lòng, nay con viết thư này cho bố, trước hết là để xin lỗi bố sau cùng là muốn kể cho bố về ước mơ của con.

Con muốn trở thành ca sĩ bố ạ. Điều tuyệt vời này có lẽ con được thừa được một phần từ bố đấy bố ạ. Hồi bé con thường lắng nghe bố nghêu ngao hát bằng ánh mắt ngưỡng mộ, con cũng muốn mình có thể hát hay được như bố. Rồi chẳng biết từ lúc nào ước mơ ấy cứ lớn dần lên, từ chuyện bố con mình cũng nhau hát mỗi ngày cho tới chuyện con dần dần mạnh dạn tới những sân khấu lớn hơn để biểu diễn. Từ việc đứng hát trước lớp, đứng hát trước toàn trường cho tới những sân khấu lớn hơn của huyện, của tỉnh. Ban đầu con cũng rụt rè, tự ti nhưng giờ thì con đã tự tin thể hiện bản thân mình rồi bố ạ.

Con biết bố luôn luôn lo lắng cho con, nhưng mà bất kì nghề nghiệp nào không chỉ nghề ca sĩ cũng luôn có những cám dỗ của riêng nó. Bố ạ, bố hãy cứ tin ở con nhé, con sẽ cố gắng bằng chính khả năng và đam mê của mình.

Thư đã dài rồi, con xin phép được dừng bút đây ạ. Bố ở bên đó giữ gìn sức khỏe, công tác tốt và nhanh về với mẹ con con nhé.Con đã đăng ký học lớp piano của cô Thủy rồi bố ạ.Bố ơi, con hứa với bố song song với việc theo đuổi đam mê con vẫn sẽ học văn hóa thật tốt, mãi luôn là đứa con ngoan để bố mẹ tự hào về con. Bố hãy luôn tin ở con nhé.

Con yêu bố!

Con gái của bố

Khánh Linh

Phạm Khánh Linh

Đề số 17 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

          Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

        Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

        Một tiếng hô: “Bắn”.

       Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

1.Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A. Mười lăm tuổi

B. Mười sáu tuổi

C. Mười hai tuổi

D. Mười tám tuổi

2. Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A. Ở đảo Phú Quý

B. Ở đảo Trường Sa

C. Ở Côn Đảo

D. Ở Vũng Tàu

3. Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)

A. Bình tĩnh.

B. Bất khuất, kiên cường.

C. Vui vẻ cất cao giọng hát.

D. Buồn rầu, sợ hãi.

4. Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)

A. Trong lúc chị đi theo anh trai

B. Trong lúc chị đi ra bãi biển

C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

5. Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (0.5đ)

A. Hồn nhiên

B. Hồn nhiên, vui tươi

C. Vui tươi, tin tưởng

D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

6. Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (0.5điểm)

A. Vào năm mười hai tuổi

B. Sáu đã theo anh trai

C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D. Sáu

7. Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

8.Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)

9. Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Vẽ trứng

    Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.

   Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.

(theo XUÂN YẾN)

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Dựa vào cốt truyện cổ tích Cây khế đã học, hãy kể lại truyện Cây khế.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Mười hai tuổi

2. (0.5 điểm) C. Ở Côn Đảo

3. (0.5 điểm) C. Vui vẻ cất cao giọng hát.

4. (0.5 điểm) D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

5. (0.5 điểm) D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

6. (0.5 điểm) D. Sáu

Vào năm mười hai tuổi, Sáu / đã theo anh trai hoạt động cách mạng.

        Trạng Ngữ             CN                       VN

7. (1 điểm)

Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị Sáu là người yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

8. (1 điểm)

– Dáng người anh Thắng cao lênh khênh như cây sào.

9. (1 điểm)

Câu kể Ai làm gì?

Chị tôi quét sân, nấu nướng rồi đợi ba mẹ về.

Chủ ngữ: Chị tôi

Vị ngữ: quét sân, nấu nướng rồi đợi ba mẹ về.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: (4 điểm)

Em kể lại câu chuyện theo các sự việc sau đây:

Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.

Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.

Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.

Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.

Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.

Người anh bị rơi xuống biển và chết. 

* Về hình thức: (2 điểm)

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

      Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, sau khi cha mẹ qua đời, người anh chiếm tất cả gia tài, chỉ cho em mỗi một cây khế ở góc vườn. Người em đành nhẫn nhịn, hằng ngày chăm sóc, mong cây sớm ra quả.

     Đến mùa, cây khế bói rất nhiều quả to, chín mọng. Một hôm, có con chim đại bàng lớn từ đâu bay tới, đậu trên cây, ăn hết quả này đến quả khác. Người em buồn rầu than thở : “Chim ăn hết khế, ta lấy gì mà sống đây ?”. Nghe vậy, đại bàng liền đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Sau đó, chim cất cánh bay đi.

      Người em lấy vải may một cái túi nhỏ. Vài ngày sau, đại bàng đến chở người em bay ra một hòn đảo vắng. Trên đảo có rất nhiều vàng bạc. Người em đựng vàng vào túi rồi cưỡi lên lưng chim bay về. Từ đó, người em trở nên giàu có và thường giúp đỡ dân nghèo.

      ít lâu sau, người anh sang chơi, thấy em giàu có thì hết sức ngạc nhiên, bèn gặng hỏi. Người em thành thực kể lại mọi chuyện. Người anh nài nỉ đòi đổi gia tài của mình lấy cây khế. Người em chiều anh nên cũng bằng lòng.

       Người anh ngày ngày chực sẵn bên gốc cây. Đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ phàn nàn. Chim cũng đáp lời: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Người anh may sẵn một cái túi mười hai gang. Khi chim đưa anh ta ra đảo, anh ta nhặt vàng nhét đầy vào tủi, lại còn giắt thêm vào xung quanh người.

        Đại bàng cố sức đập cánh bay lên. Bởi túi vàng to và nặng quá nên đến giữa biển, chim kiệt sức lảo đảo. Thế là người anh và cả túi vàng rơi tõm xuống biển sâu.

Đề số 18 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bánh khúc

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.

         Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.

1. Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào? (0.5 điểm)

A. Cuối năm

B. Giữa năm

C. Đầu năm, tiết trời ấm áp

D. Những ngày thu có gió heo may

2. Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì? (0.5 điểm)

A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp

B. Rau diếp, bột nếp

C. Lá gai, bột nếp

D. Bột nếp, rau khúc, lá gai, thịt bò băm

3. Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì? (0.5 điểm)

A. Thơm, có màu trắng

B. Sánh như nước, màu xanh nhạt

C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc

D. Dẻo, thơm như mùi lúa nếp

4. Để làm bánh khúc, người ta chế biến lá khúc như thế nào? (0.5 điểm)

A. Lá khúc hái về rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước.

B. Lá khúc hái về rửa sạch, đem vào hấp với gạo nếp

C. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, cho vào cối giã nhuyễn

D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn.

5. Xác định chủ ngữ và chị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.” (0.5 điểm)

A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc.

B. CN: Trên những thửa ruộng; VN: tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc

C. CN: Vào những ngày đầu năm; VN: tiết trời ấm áp, yển những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy những cây tầm khúc

D. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp; VN: trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc

6. Chiếc bánh khúc thường được nặn thành hình gì? (0.5 điểm)

A. Hình vuông

B. Hình tròn

C. Hình ngũ giác

D. Hình mặt trăng

7. Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: (1 điểm)

“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.

8. Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường. (1 điểm)

9. Câu hỏi sau đây dùng để làm gì? (1 điểm)

“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Kéo co

 Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. 

   Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.

   Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

            Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Đầu năm, tiết trời ấm áp

2. (0.5 điểm) A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp

3. (0.5 điểm) C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc

4. (0.5 điểm) D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn.

5. (0.5 điểm) A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc.

6. (0.5 điểm) D. Hình mặt trăng

7. (1 điểm)

– Động từ : hái về, rửa, luộc

– Tính từ : sạch, chín

8. (1 điểm)

Giờ ra chơi, em cùng các bạn chơi cầu lông.

9. (1 điểm)

Câu hỏi dùng để nêu yêu cầu, đề nghị.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu đồ dùng học tập mà em muốn miêu tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

– Tả bao quát

– Tả chi tiết

– Nêu công dụng và sự gắn bó của đồ vật đối với em

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với đồ vật đó

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Minh Anh là bạn thân nhất trong lớp của em. Mùa hè vừa rồi bạn phải chuyển nhà theo gia đình vào vùng đất mới. Trước khi đi bạn có tặng em một món quà là một cây thước kẻ. Đó là món quà em vô cùng trân trọng.

            Chiếc thước kẻ được bọc trong một lớp vỏ màu cam tránh cho việc nó bị xây xước. Mỗi khi muốn dùng em chỉ cần nghiêng nhẹ là thước sẽ trượt ra và xuất hiện trước mắt em như trò ảo thuật. Thước dày dặn và chắc chắn. Chiều dài 20 xăng-ti-mét, chiều ngang mỗi cạnh là 2 xăng-ti-mét.

            Thước có màu lam, đó là màu mà em vô cùng yêu thích. Trên thước có dính một mảnh giấy nhỏ xinh với dòng chữ “Name”.Minh Anh đã nắn nót viết trên đó dòng chữ “Tặng Ngọc Thảo”. Đánh dấu rằng đây là chiếc thước của riêng em, độc nhất vô nhị.Mỗi lần nhìn nét chữ ấy em đều bật cười và nhớ đến người bạn của mình. Trên mặt thước được khắc từng vạch kẻ màu đen đậm và rõ ràng giúp em sử dụng một cách thuận tiện hơn rất nhiều.

            Chiếc thước luôn được em giữ gìn một cách  cẩn thận. Đó không chỉ là món quà bạn thân tặng  cho em mà còn là người bạn thân thiết của em,giúp em vạch từng dòng kẻ ngay ngắn và đồng hành với em mỗi khi học tập.

Đề số 19 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cậu học sinh giỏi nhất lớp

Gia đình ông Giô – dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học.

      Ác – boa là một thị trấn nhỏ, không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.

      Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, người hơi gầy và cao. Thầy hỏi:

– Cháu tên là gì?

Ông Giô-dép không đáp, liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo Lu-i trả lời.

– Thưa thầy con là Lu-i Pa-xtơ ạ!

– Đã muốn học chưa hay còn thích chơi?

– Thưa thầy con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng.

– Thế thì được.

      Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của tuổi nhỏ, đó là cả một đoạn đường thơ mộng, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới một gốc cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những “pha”bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, đó là nơi Lu-i thường rủ Giuyn Vec-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.

       Còn việc học hành của Lu-i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng. Thầy khen một cách thành thực về sự chăm chỉ và kết quả học tập của cậu. Cậu là học sinh giỏi nhất lớp.

Theo Đức Hòa

Trích “Lu-i Pa-xtơ

1. Những chi tiết nào cho biết Lu-i Pa-xtơ khi đến trường hãy còn rất bé? (0.5 điểm)

A. Thầy giáo lúc đầu chê Lu-i còn bé quá.

B. Thầy giáo hỏi: “Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?”

C. Cả hai ý A và B đều đúng

D. Cả hai ý A và B đều sai


2. Ngoài giờ học Lu-i thường tham gia những trò chơi nào? (0.5 điểm)

A. Bắn bi, bá bóng, trốn tìm

B. Đá bóng, bắn bi, câu cá

C. Câu cá, bắn bi, bóng rổ

D. Câu cá, bóng chày, bắt dế

3. Những từ ngữ nào cho biết Lu-i tham gia các trò chơi rất say mê? (0.5 điểm)

A. Ván bi quyết liệt.

B. “Pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê.

C. Cả hai ý A và B đều đúng

D. Cả hai ý A và B đều sai

4. Kết quả học tập của Lu- i ra sao? (0.5 điểm)

A. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh giỏi nhất lớp.

B. Chưa cao vì Lu- i Pa- xtơ còn bé.

C. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh xuất sắc nhất trường Ác-boa

D. Không theo kịp các bạn trong lớp.

5. Tiếng “ông” gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A. Chỉ có vần.

B. Chỉ có vần và thanh.

C. Chỉ có âm đầu và vần.

D. Có âm đầu, vần và thanh.

6. Từ nào có thể thay thế cho từ “thành thực”? (0.5 điểm)

A. Trung thành

B. Chân thành

C. Trung thực

D. Trung hậu

7. Tìm ba câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung khuyên ta cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống? (1 điểm)

8. Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu tìm được. (1 điểm)

Rồi tôi ung dung nhắm nhánh cỏ lũ trẻ vừa tranh nhau tuồn vào thưởng cho tôi. Làm như không thèm để ý đến câu chuyện vặt! Xiến Tóc tức rung sừng, rung rang, nhưng không biết làm thế nào, vì có lũ trẻ ngồi đông trên bãi cỏ. Cuối cùng, Xiến Tóc cất cánh vù đi.

(Theo Dế Mèn phiêu lưu kí)

9. Đọc câu sau và cho biết Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì? (1 điểm)

Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng:

– Thế thì được.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Tuổi ngựa

Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Lóa màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Mùi hoa huệ ngạt ngào

Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại.

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi, đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách biển

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường.

XUÂN QUỲNH

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Cả hai ý A và B đều đúng

2. (0.5 điểm) B. Đá bóng, bắn bi, câu cá

3. (0.5 điểm) C. Cả hai ý A và B đều đúng

4. (0.5 điểm) A. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh giỏi nhất lớp.

5. (0.5 điểm) A. Chỉ có vần.

6. (0.5 điểm) C. Trung thực

7. (1 điểm)

a) Lửa thử vàng, gian nan thử lửa.

b) Ai ơi giữ chí cho bền

Dù xoay hướng đổi nền mặc ai.

c) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

d) Có vất vả mới thanh nhàn

Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.

8. (1 điểm)

Những câu kể Ai làm gì? Có trong đoạn văn là: (phần được gạch chân là vị ngữ của câu kể đó)

Rồi tôi ung dung nhắm nhánh cỏ lũ trẻ vừa tranh nhau tuồn vào thưởng cho tôi.

Xiến Tóc tức rung sừng, rung rang, nhưng không biết làm thế nào, vì có lũ trẻ ngồi đông trên bãi cỏ.

Cuối cùng, Xiến Tóc cất cánh vù đi.

9. (1 điểm)

Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng dẫn lời nói của nhân vật.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về đồ chơi mà em muốn miêu tả.

B. Thân bài (2.5 điểm)

– Tả bao quát

– Tả chi tiết

– Nói về sự gắn bó của em với món đồ chơi đó

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với món đồ chơi đó

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Món quà mà em yêu thích nhất là bé thú bông màu tím nhạt. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em vào dịp sinh nhật vừa rồi.

            Bé thỏ bông chỉ dài 50 cm thôi, nhìn rất nhỏ nhắn, xinh xắn và vừa vòng ôm của em. Thỏ bông có màu tím nhạt và trắng sữa, nhìn rất mát mắt. Bé được làm bằng bông rất mềm và mịn. Cứ thỉnh thoảng em lại cùng với mẹ tắm cho bé thỏ. Bởi thế lúc nào thỏ bông cũng có mùi thơm dìu dịu.

            Nổi bật nhất của thỏ bông có lẽ là hai chiếc tai rất dài. Tai thỏ có màu tím và phía lòng trong của tai có màu trắng sữa. Tai thỏ thon dài, phía bên tai trái còn đính một chiếc nơ màu xanh. Khuôn mặt của thỏ rất nhỏ nhắn và đáng yêu. Hai mắt được làm bằng hạt nhựa màu đen tuyền. phía trên còn có mi mắt cong vút. Mũi của thỏ bông nhỏ nhắn, phần nhô lên có đính hạt nhựa màu hồng. Lúc buồn chán em thường thích sờ vào mũi thỏ, cảm giác rất thoải mái. Bụng của thỏ bông thon và mềm lắm, được bao phủ bởi một lớp lông màu trắng. Hai tay nhỏ nhắn xinh xắn. Hai chân tròn trịa, phía lòng bàn chân còn có những chấm tròn rất đáng yêu.

            Em yêu quý thỏ bông mỗi ngày đều ôm bé đi ngủ. Bé cùng em học tập, cùng em nghe nhạc, đọc truyện, cũng cùng em vui chơi. Chẳng biết từ bao giờ em đã coi thỏ bông như người bạn của mình.

            Thỏ bông là món quà mẹ tặng mà em vô cùng trân quý. Em sẽ giữ gìn thỏ bông thật cẩn thận để bé là người bạn thân thiết của em mãi mãi.

Đề số 20 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHIẾC DIỀU SÁO

Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

         Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

        Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

– Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

– Chiến đấy thật ư con?

        Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

– Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

(Theo Thăng Sắc)

1. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)

A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.

B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.

C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.

D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.

2. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? (0.5 điểm)

A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.

B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.

C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.

D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.

3.Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng? (0.5 điểm)

A. Vì bà đã đẩy anh ra.

B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.

D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.

4. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (0.5 điểm)

A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.

B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.

C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều.

D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.

5. Câu “Chiến đấy thật ư con?” dùng để làm gì? (0.5 điểm)

A. Dùng để hỏi.

B. Dùng để đề nghị.

C. Dùng để khẳng định.

D. Dùng để thể hiện mong muốn.

6. Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? (M2)

A. Bà

B. Tối hôm ấy.

C. Khi Chiến mang diều đi.

D. Lại lần ra chõng nằm.

7. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? (1 điểm)

8. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (1 điểm)

9. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Văn hay chữ tốt

   Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

   Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả đồ dùng học tập của em.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.

2. (0.5 điểm) A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.

3. (0.5 điểm) B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

4. (0.5 điểm) C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.

5. (0.4 điểm) C. Dùng để khẳng định.

6. (0.5 điểm) D. Lại lần ra chõng nằm.

7. (1 điểm)

Bà rất thương yêu Chiến và luôn mong anh bình an trở về.

8. (1 điểm)

Chúng ta cần phải biết hiếu thảo và làm vui lòng ông bà, cha mẹ.

9. (1 điểm)

a. Động từ chỉ trạng thái: ngỡ ngàng, xuống, ròng ròng

b. Tính từ: ngỡ ngàng, ròng ròng

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về đồ dùng học tập mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

– Tả bao quát

– Tả chi tiết

– Nói về công dụng và sự gắn bó của em đối với đồ vật đó

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với đồ vật được tả.

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Đầu năm học mới em cùng mẹ đi nhà sách để chuẩn bị đồ dùng học tập. Tại đây em đã thấy một chiếc bút chì xinh xắn mà em rất ưng ý. Mẹ đã mua tặng em chiếc bút chì ấy như một món quà nhỏ để động viên em trong học tập.

            Chiếc bút chì có hình dáng thon và dài.Độ dài của nó khoảng 15 xăng-ti-mét. Toàn thân được phủ một màu trắng sữa nhìn rất hài hòa và mát mắt. Nhìn bao quát thật giống một chiếc tàu vũ trụ thu nhỏ. Chỉ cần khởi động là có thể bay tới tận những hành tinh xa xôi bên kia.

            Chiếc bút chì được phân ra thành ba bộ phận nhỉ. Đầu bút chì có một chiếc nắp nhỏ xinh xắn nhìn như chiếc mũ.Mở nắp ra bên trong là một cái cục tẩy nhỏ xinh màu trắng nhỏ xinh. Chiếc cục tẩy này giúp ích em rất nhiều khi cần tẩy những thứ không cần thiết.Mẹ dặn cho cần phải rèn tính cẩn thận và sạch sẽ để hạn chế dùng tới cục tẩy. Em luôn ghi nhớ lời mẹ chỉ bảo, không để chiếc tẩy nhỏ xinh này bị mòn đi quá nhanh. Thân bút chì có hình lục giác, góc cạnh. Điều này thật tiện lợi giúp cho bút chì không bị lăn khi em đặt chú ta trên mặt phẳng.Trên thân bút được khắc một dòng nhữ tiếng Anh màu nâu. Ngòi bút chỉ thon nhọn, chì than lộ ra màu đen, nhọn nhọn. Mỗi lần chì hết em lại gọt thật cẩn thận, không gọt quá nhiều để tránh ngòi chì bị gãy.Cũng không gọt quá ít sẽ khiến ngòi bút nét không được thanh.

Mỗi lần sử dụng bút chì ngòi bút lại vẽ lên những nét màu đen đậm và chắc. Em rất thích dùng chiếc bút chì này vào mỗi giờ Mĩ thuật nó khiến cho mỗi nét vẽ của em thêm uyển chuyển lại vẫn đậm và chắc.

Em rất yêu chiếc bút chì này. Biết rằng một ngày nào đó bút chì gọt hết sẽ không thể dùng được nữa, nhưng em vẫn luôn giữ gìn một cách cẩn thận. Vì đó là món quà mẹ tặng em, cũng là người bạn thân thiết và gần gũi trong học tập của em.

Đề 21 : Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt – Đề 1

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: ( …./3 điểm)

(Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu)

Bài 1 – Người tìm đường lên các vì sao

Câu 1. Khi còn nhỏ Xi-ôn-cốp-xki ước mơ điều gì?

Câu 2. Khi bị ngã, trong đầu non nớt của Xi-ôn-cốp-xki nảy sinh ra câu hỏi nào?

Câu 3. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã tìm ra cái gì?

Câu 4.Nhờ đâu mà ông chế tạo thành công tên lửa nhiều tầng?

Bài 2 – Văn hay chữ tốt

Câu 1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

Câu 2. Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát phải ân hận?

Câu 3. Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào?

Câu 4. Câu chuyện đã khuyên các em điều gì?

Bài 3 – Ông Trạng thả diều

Câu 1. Ông Trạng thả diều Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào?

Câu 2. Những chi tiết nào trong bài nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Câu 3. Dòng nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền?

Câu 4. Nội dung chính của bài đọc trên là gì?

Bài 4 – Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

Câu 1. Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ. Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?

Câu 2. Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải khi nào?

Câu 3. Bạch Thái Bưởi đã làm cách nào để thu hút khách?

Bài 5 – Chú Đất Nung

Câu 1. Cu Chắt có những đồ chơi gì?

Câu 2. Cu Chắt bỏ chàng kị sĩ và nàng công chúa vào đâu?

Câu 3. Câu nói nào của ông Hòn Rấm giúp chú bé Đất không thấy sợ lửa nữa?

Câu 4. Đất Nung đã làm gì để giúp hai người bột?

2. Đọc hiểu: (…./7 điểm) (25 phút)

Đọc thầm bài văn sau:

CHIẾC DIỀU SÁO

Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

– Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

– Chiến đấy thật ư con?

Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

– Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

(Theo Thăng Sắc)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1:…/0.5đ. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? (M1)

A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.

B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.

C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi rất giỏi.

D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.

Câu 2:…/0.5đ. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? (M1)

A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.

B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.

C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.

D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.

Câu 3:…/0.5đ. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng (M2)

A. Vì bà đã đẩy anh ra.

B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.

D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.

Câu 4:…/0.5đ. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (M2)

A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.

B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.

C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.

D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.

Câu 5:…/1đ. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? (M3)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6:…/1đ. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (M4)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7:…/0.5đ. Câu “ Chiến đấy thật ư con? dùng để làm gì? (M1)

A. Dùng để hỏi.

B. Dùng để đề nghị.

C. Dùng để khẳng định.

D. Dùng để thể hiện mong muốn.

Câu 8:…/0.5đ

Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? (M2)

A. Bà

B. Tối hôm ấy.

C. Khi Chiến mang diều đi.

D. Lại lần ra chõng nằm.

Câu 9:…./1đ. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” (M3)

a. Động từ chỉ trạng thái: ……………………………………………………….

b. Tính từ: ………………………………………………………………………

Câu 10:…/1đ. Em đã làm gì để thể hiện sự hiếu thảo của em đối với ông bà, cha mẹ?. Hãy đặt một câu kể Ai làm gì? thể hiện sự hiếu thảo đó và gạch chân dưới CN của câu kể đó. (M4)

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm (thời gian 20 phút)

Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang

Rô – bin – sơn Cru – sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp, chỉ mình anh may mắn sống sót. Một mình trơ trọi trên đảo hoang giữa biển khơi, không thức ăn, không vũ khí phòng thân, có thể bị thú dữ ăn thịt vào bất cứ lúc nào. Ban đầu Rô – bin – sơn hoảng sợ. Sau anh trấn tĩnh, chiến thắng nỗi tuyệt vọng, vượt qua hoàn cảnh để sống và trở về.

Theo Truyện đọc lớp 4

2. Tập làm văn: 8 điểm (thời gian 35 phút)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất.

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 – Đề 1

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: ( …./3 điểm)

2. Đọc hiểu: (…./7 điểm)

Làm đúng câu 1, 2, 3, 4, 7,8 mỗi câu được 0, 5 điểm.

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 7: C

Câu 8: D

Làm đúng câu 5, 6, 9, 10 mỗi câu được 1 điểm.

Câu 5: Bà rất thương Chiến, mong anh trở về.

Câu 6: Chúng ta cần phải biết hiếu thảo, làm vui lòng ông bà, cha mẹ vui lòng

Câu 9:

a. Động từ chỉ trạng thái: ngỡ ngàng, xuống, ròng ròng

b. Tính từ: ngỡ ngàng, ròng ròng

Câu 10: HS tự nêu. VD: Em đấm lưng cho bà khi bà kêu đau lưng.

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (2 điểm)

– Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng; viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng hình thức bài chính tả; viết sạch, đẹp được 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) được 1 điểm.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau đây được 8 điểm:

– Viết được bài văn viết tả đồ chơi hoặc đồ dùng học tập có đầy đủ chính: Phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên.

+ Phần mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất theo mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp (1 điểm).

+ Phần thân bài: Tả được bao quát, từng bộ phận, công dụng của đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất (1,5 điểm). Kĩ năng (1, 5 điểm). Bài viết có cảm xúc (1 điểm).

+ Phần kết bài: Nêu được tình cảm của em đối với đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất (1 điểm).

– Chữ viết đẹp, rõ ràng; trình bày sạch, không mắc lỗi chính tả (0, 5 điểm).

– Câu văn đúng ngữ pháp, hoàn chỉnh; dùng từ đúng (0, 5 điểm).

– Bài viết sáng tạo (1 điểm).

Đề 22 : Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 2

I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Các bài tập đọc và HTL đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 – 5 phút.

– Người tìm đương lên các vì sao

– Ông trạng thả diều

– Rất nhiều mặt trăng

– Vẽ trứng

– Cánh diều tuổi thơ

2. Đọc hiểu và làm bài tập (5 điểm), thời gian 30 phút.

Học sinh đọc thầm bài văn sau:

Một chuyến đi xa

Một người cha dẫn một cậu con trai đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người ở đó. Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”

– Tuyệt lắm cha ạ! Cậu bé đáp.

– Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này ? – Người cha hỏi tiếp.

– Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông.Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao toả sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp làm sao!

QUANG KIỆT

Bài tập:

A. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có ý trả lời đúng nhất

1. Người cha trong câu chuyện đã đưa con trai đi đâu?

A. Đi đến vùng biển.

B. Đi đến vùng rừng núi.

C. Đi đến một vùng quê.

D. Đi đến một thành phố.

2. Họ đã sống ở đâu trong thời gian đó?

A. Trong nhà nghỉ.

B. Trong nhà một người nông dân.

C. Trong khách sạn.

D. Trong một khu rừng.

3. Người con trai đã thấy và học được gì qua chuyến đi?

A. Cuộc sống bên ngoài rộng mở và tươi đẹp.

B. Cuộc sống bên ngoài buồn tẻ.

C. Cuộc sống bên ngoài ồn ào và náo nhiệt.

D. Cuộc sống bên ngoài bình thường.

4. “Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông.” là loại câu gì?

A. Câu cảm

B. Câu khiến

C. Câu hỏi

D. Câu kể

5. Bộ phận nào làm vị ngữ trong câu:“Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân.” ?

A. hai cha con

B. sống chung với gia đình nông dân

C. gia đình nông dân

D. họ sống

6: Nhóm từ nào dưới đây là tính từ?

A. Người cha, con trai, nông dân, bóng đèn, dòng sông, ngôi sao

B. Dẫn, đi, cắm trại, hỏi, sống, thấy

C. Bình dị, tuyệt vời, sáng, bao la, rộng mở, đẹp

D. Ở, có, một, cả, bằng, thì, đã

B. Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tìm và viết lại câu văn thể hiện tinh thần đoàn kết trong bài văn trên.

…………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây:

Cậu con trai đi cắm trại ở một vùng quê.

…………………………………………………………………………………………………

II. Bài kiểm tra viết: 10 điểm

1. Chính tả: (5 điểm). Thời gian: 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Kéo co” (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 155). Đoạn viết: Đề bài và đoạn “Làng Tích Sơn… thắng cuộc”.

2. Tập làm văn (35 phút)

Đề bài: Hãy tả lại một đồ chơi mà em yêu thích nhất.

4. Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 2

I. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm

1. Kiểm tra đọc thành tiếng:

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

+ Hs đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,5 điểm)

+ Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm (0,5 điểm)

+ Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / 1 phút (0,5 điểm)

+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (0,5 điểm)

2. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm

A. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh đúng 6 câu 3 điểm; khoanh đúng mỗi câu 0, 5 điểm

Câu 1: C;

Câu 2: B;

Câu 3: A;

Câu 4: D;

Câu 5: B;

Câu 6: C

B. Trả lời câu hỏi: (4 điểm).

Câu 1: (2 điểm):

Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân.

Câu 2: (2 điểm) Cậu con trai làm gì?

II. Phần viết: 10 điểm

1/ Chính tả: (5 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài chính tả: (5đ).

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.

– Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, …trừ 0,5 điểm toàn bài.

2/Tập làm văn: (5 điểm)

– Viết được bài văn tả một thứ đồ chơi mà em yêu thích; bài viết có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

– Nội dung phần thân bài tả đầy đủ các chi tiết của một thứ đồ chơi mà bản thân yêu thích.

– Bài viết thể hiện được tình cảm của mình đối với thứ trò chơi được tả. – Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch đẹp

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm 0,5 đến 4,5 điểm.

Đề 23: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 3

PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc hiểu: (7 điểm) Đọc thầm bài văn dưới đây

Cây xương rồng

Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ nhỏ. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai.

Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và rượu chè bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.

Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.

Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.

Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ quạnh hiu.

(Theo Văn 4- sách thực nghiệm CNGD)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1.(0,5 điểm) Được mẹ nuông chiều, cậu con trai trở thành người như thế nào?

a. Ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc.

b. Trở thành một kẻ vô lễ và hư hỏng.

c. Trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị.

Câu 2. (0,5 điểm) Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì?

a. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư.

b. Sức sống mãnh liệt của người mẹ.

c. Người mẹ bị trừng phạt.

Câu 3. (0,5 điểm) Người con khi chết biến thành gì?

a. Người con biến thành gió.

b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.

c. Người con biến thành một cái cây.

Câu 4. (1,0 điểm) Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”?

a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.

b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương những đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát.

Câu 5. (1,0 điểm) Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình ảnh đó nói lên điều gì?

a. Lòng người mẹ thương con có thể làm tất cả.

b. Cây xương rồng có sức sống mãnh liệt.

c. Người con đã hối hận và nhận ra những lỗi lầm của mình.

Câu 6. (1,0 điểm) Trong câu: “Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.” có mấy tính từ?

a. Một tính từ: (đó là từ: …………………………………….………………………………………………)

b. Hai tính từ: (đó là các từ: ………………………………………………………………………………)

c. Ba tính từ: (đó là các từ: ………………………………………………………………………………)

Câu 7. (0,5 điểm) Câu kể: “Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và rượu chè bê tha”. Dùng để:

a. Để giới thiệu về sự vật, sự việc.

b. Để miêu tả.

c. Để kể lại sự việc.

Câu 8. (1,0 điểm) Viết một câu hỏi để tỏ thái độ khen (hoặc chê).

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. (1,0 điểm) Đặt 1 câu hỏi liên quan đến nội dung câu kể sau:

Lúc đó người con mới tỉnh ngộ.

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

PHẦN B – KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (2 điểm) – 15 phút

Nghe – viết : Con mèo của nhà vua.

Nhà vua có con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng, cho ăn toàn đồ cao lương mĩ vị. Trạng Quỳnh vào chầu, trông thấy bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ. Đến bữa để cho hai bát cơm, một bát đầy thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm.Mèo ta đã quen ăn miếng ngon, chạy đến bát cơm đầy thịt cá chực ăn. Trạng cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh.Mèo sợ, phải ăn bát cơm rau nấu đầu tôm.Cứ thế hơn nửa tháng nay, dạy đã vào khuôn mới thả ra.

2. Tập làm văn (8 điểm) – 25 phút.

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.

Đề 2. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.

6. Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 3

Phần A- Kiểm tra đọc: 10 điểm

I – Đọc thành tiếng: 3 điểm

II- Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm

Câu1234567Đáp ánCABBAB (nóng bỏng, hoang vu)CĐiểm0,50,50,51110,5

Câu 8: (1 điểm) Viết câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, nghĩa trong sáng được 1 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa trừ 0,25 điểm; cuối câu không có dấu câu đúng yêu cầu trừ 0,5 điểm.

Câu 9: (1 điểm) HS có thể đặt:

Lúc đó người con mới tỉnh ngộ phải không?

Lúc đó, ai mới tỉnh ngộ?

(Với cách đặt câu hỏi đúng liên quan đến nội dung câu kể trên thì cho điểm tối đa)

Phần B- Kiểm tra viết: 10 điểm

1. Chính tả: 2 điểm

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được 2 điểm.

– Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định cứ 2 lỗi trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn … toàn bài trừ tối đa 0,25 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

* Bài văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 8 điểm:

– Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng từ 12 câu trở lên;

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả;

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5- 2- 2,5-1.

Đề 24 thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 1:

* Phần đề thi

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85)

– Đọc diễn cảm toàn bài.

– Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?

a. Xin được hạnh phúc.

b. Xin được sức khỏe.

c. Xin mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.

d. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?

a. Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng.

b. Vua rất giàu sang, phú quý.

c. Vua rất vui sướng, hạnh phúc.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?

a. Vua đã quá giàu sang.

b. Vua đã được hạnh phúc.

c. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì?

a. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

b. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước.

c. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của.

d. Các ý trên đều sai.

Câu 5: Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”?

a. Ước mơ.

b. Mơ màng.

c. Mong ước.

d. Mơ tưởng.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Sau trận mưa rào

(trích)

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trong nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ …

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Tả chiếc áo sơ mi của em.
 

Hướng dẫn chấm điểm đề số 1:

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: c

Câu 2: a

Câu 3: c

Câu 4: a

Câu 5: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba, nhờ bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành chiếc áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đây chỉ là một chiếc áo may bằng tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo trông như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may hai cái cầu vai y như một cái áo quân phục thật sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi, khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên một cách gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc chiếc áo này đến trường, các bạn và cô giáo tôi đều gọi tôi là chú bộ đội. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?. “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ may lại từ cái áo quân phục cũ của ba.

Chiếc áo vẫn còn y nguyên như ngày nào, mặc dù cuộc sống của tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

Theo Phạm Hải Lê Châu

Đề 25 thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 2:

* Phần đề thi

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

– Đọc đúng, trôi chảy.

– Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

– Bài đọc: Quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)

– Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

1. Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?

a. Thành phố.

b. Vùng biển.

c. Miền núi.

d. Các ý trên đều sai.

2. Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?

a. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.

b. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.

c. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.

d. Tất cả các ý trên.

3. Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?

a. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.

b. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.

c. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.

d. Tất cả các ý trên.

4. Những từ nào là danh từ riêng?

a. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.

b. Mẹ, con, núi, sóng biển.

c. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.

d. Tất cả các ý trên.

5. Từ hợp nào dưới đây gồm các từ láy?

a. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.

b. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

c. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.

d. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Chiều trên quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
 

Hướng dẫn chấm điểm đề số 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

– Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

– Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

– Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: b

Câu 2: d

Câu 3: d

Câu 4: a

Câu 5: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

– Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm …….

Bình thân mến!

Hôm nay, ngày cuối tuần, mình viết thư thăm Bình.

Trước tiên, mình xin chúc Bình cùng gia đình dồi dào sức khỏe, chúc Bình học giỏi và luôn gặp được những điều tốt đẹp.

Nhân đây, mình sẽ kể về công việc học tập và ước mơ của bản thân mình cho bạn nghe nhé!

Việc học của mình vẫn rất tốt, lớp mình rất vui, cô giáo rất quan tâm đến lớp. Tháng vừa qua, mình đạt rất nhiều điểm cao. Hiện nay, mình đang chuẩn bị để bước vào kì thi Viết chữ đẹp cấp thành phố. Không chỉ thế, mình còn tham gia vẽ tranh cấp trường, mình sẽ vẽ những bức tranh nói về môi trường xanh, môi trường không có tệ nạn xã hội. Mình hi vọng sẽ đoạt giải trong các kì thi này. Cũng nhờ mình yêu thích môn Mĩ thuật nên mình đã có những ước mơ cho tương lai.Bình có biết mình mơ ước gì không? Mình sẽ kể cho bạn nghe. Ước mơ của mình sau này sẽ là một kiến trúc sư, mình sẽ thiết kế nên những sân vườn xinh đẹp, thiết kế nên những tòa cao ốc hiện đại, thiết kế nên những biệt thự nguy nga, mĩ lệ… Bạn có mơ ước giống mình không? Hãy viết thư kể cho mình nghe với nhé!

Thôi! Thư mình viết đã dài. Mình và bạn hãy hẹn cùng nhau thi đua học tập để đạt những ước mơ cao đẹp.

Mình xin dừng bút. Chúc bạn có những ước mơ cho ngày mai.

Bạn của Bình.

Vũ Hoàng

Đề 26 thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 3:

* Phần đề thi

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Có chí thì nên

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 108)

– Đọc đúng, mạch lạc, trôi chảy.

– Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 109.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

– Bài đọc: Ông Trạng thả diều

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 104)

– Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

1. Lúc nhỏ Nguyễn Hiền có sở thích gì nhất?

a. Chơi bi.

b. Thả diều.

c. Đá bóng.

d. Các ý trên đều sai.

2. Những chi tiết nào nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?

a. Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.

b. Có trí nhớ lạ thường.

c. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi thả diều.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

3. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

a. Vì nghèo không được học nên đứng ngoài để nghe giảng nhờ.

b. Đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.

c. Không có vở, Nguyễn Hiền tận dụng lưng trâu hoặc nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vở, còn đèn là vở trứng thả đom đóm vào trong. Bài thi làm trên lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

d. Tất cả ý trên.

4. Câu tục ngữ nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

a. Có chí thì nên.

b. Giấy rách phải giữ lầy lề.

c. Máu chảy, ruột mền.

d. Thẳng như ruột ngựa.

5. Từ nào dưới đây là động từ?

a. Học.

b. Đèn.

c. Tốt.

d. Hay.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nhớ – viết): (5 điểm)

Bài viết: Nếu chúng mình có phép lạ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 76).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều bằng lời kể của Nguyễn Hiền.
 

Hướng dẫn chấm điểm đề số 3:

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

– Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

– Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

– Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: b

Câu 2: d

Câu 3: d

Câu 4: a

Câu 5: a

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

– Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ở trường làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu, tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc thuộc làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên.

Việc học của tôi là thế nhưng vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Tôi nghĩ cách học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài của lớp nghe thầy giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học xong, tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây, hoặc mảnh gạch vụn. Đèn của tôi là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học nhưng kiến thức của tôi không thu kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế nhưng cánh diều của tôi vẫn bay cao trong vũ trụ, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng khôn cùng. Tôi vui sướng nhìn cánh diều do tự tay tôi làm nên đang bay bổng trên cao.

Năm tôi mười ba tuổi, nhà vui mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi và bảo:

– Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà nghèo nhưng con rất hiếu học. Con hãy tham gia cuộc thi này! Đất nước đang cần những người tài giỏi.

Tôi ngạc nhiên và do tự thì thầy giáo nói tiếp:

– Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ để con an tâm bước vào kì thi này.

Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh đô ứng thí. Tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sổ sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”.

Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:

“Có chí thì nên – Có công mài sắc có ngày nên

Đề 27 thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt – Đề số 5

I. Đọc thầm và làm bài tập: 

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

Theo Lâm Ngũ Đường

1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?

A. Thiên nhiên

B. Đất sét

C. Đồ ngọc

D. Con giống

2. Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự?

A. Tinh tế

B. Chăm chỉ

C. Kiên nhẫn  

D. Gắng công

3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?

A. Pho tượng cực kì mỹ lệ

B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo

C. Pho tượng như toát lên sự ung dung

D. Pho tượng sống động đến lạ lùng

4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?

A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình

B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ

C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề

D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần

5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Ung dung, sống động, mỹ lệ.

B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng

C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn

D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.

6. Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn” có :

A. Một tính từ. Đó là từ: …………………………………………………………………

B. Hai tính từ. Đó là các từ: ……………………………………………………………..

C. Ba tính từ. Đó là các từ: ………………………………………………………………

D. Bốn tính từ. Đó là các từ: ……………………………………………………………

7. Câu: “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?” được dùng làm gì?

A. Để hỏi

B. Nói lên sự khẳng định, phủ định

C. Tỏ thái độ khen, chê

D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn

8. Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:

Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được.

II. Kiểm tra viết:

1. Chính tả: (nghe – viết) “Rất nhiều mặt trăng” (Từ đầu đến không thể nhìn thấy mặt trăng) (Sách Tiếng Việt lớp 4 – Tập 1 – trang 168)

2. Tập làm văn :   Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt đề số 5

2. Tập làm văn :   Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Gợi ý dàn bài:

Tả hộp đồ chơi

I. Mở bài: Giới thiệu hộp đồ chơi

Trước ngày sinh nhật một hôm, ông bà nội mua cho em một hộp đồ chơi xếp hình. Đây là món đồ chơi mà bấy lâu em mong ước.

II. Thân bài

a. Tả hộp đồ chơi

– Hộp đồ chơi rất to, hình vuông, ước chừng cao bảy mươi phân.

– Mặt ngoài của hộp vẽ một ngôi nhà mái ngói đỏ tươi nằm trong khu vườn đầy hoa và cây ăn trái.

– Trong hộp có nhiều khối nhựa với nhiều màu sắc và hình thù khác nhau.

– Trong hộp có một cuốn sách hướng dẫn xếp hình và một máy cát sét nhỏ.

b. Tả hình em xếp

– Mẫu hình em chọn dể xếp chính là ngôi biệt thự nằm giữa khu vườn có những luống hoa hồng trồng ngay trước sân nhà.

– Giữa hai luống hoa là một lối đi nhỏ được rải bằng sỏi trắng.

– Trong sân có một hồ cá với hòn non bộ.

– Với bộ đồ xếp này, em xếp dược rất nhiều hình.

III. Kết bài

– Từ khi có bộ đồ xếp, em cảm thấy mình khéo tay hẳn lên.

– Em thầm cảm ơn ông bà nội vì đã tặng cho em một bộ đồ chơi rất ý nghĩa.

Tả con lật đật

I. Mở bài: Giới thiệu con lật đật

– Món đồ chơi em thích nhất.

– Mẹ tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 9.

II. Thân bài: Tả con lật đật

a) Tả bao quát:

– Cao khoảng gang tay.

– Tròn trịa, mập mạp, gần như béo phì.

– Luôn lắc qua lắc lại khi bị chạm đến.

– Toàn thân đỏ tươi, nổi bật.

b) Tả chi tiết:

– Chiếc đầu tròn trùm khăn đỏ.

– Khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn.

– Thân hình tròn như con quay.

– Giữa bụng có chiếc thắt lưng, trông đĩnh đạc lắm.

– Hai tay ngắn, ép sát thân.

– Đặc biệt không có chân mà đứng rất vững.

– Nghiêng ngả cỡ nào cũng đứng thẳng sau một hồi lắc lư.

– Ngộ nghĩnh và bận bịu, đúng với tên “lật đật”.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ

– Em rất thích đồ chơi lật đật.

Rate this post

Viết một bình luận