07/05/2020 21:00
Trở thành một biên tập viên truyền hình hiện đang là mơ ước của nhiều bạn trẻ và là một ngành khá hot hiện nay. Việc biết được biên tập viên truyền hình thi khối nào, học trường nào tốt là điều cần thiết để bạn lựa chọn và định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho mình. Vì vậy, những ai có niềm đam mê với công việc biên tập viên truyền hình thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích sau.
Để trở thành một biên tập viên truyền hình giỏi chắc chắn chúng ta phải qua các lớp đào tạo, tập huấn về trình độ chuyên môn, tác phong cũng như khả năng ăn nói. Hiện nay trên cả nước có nhiều trường nổi tiếng đào tạo ngành biên tập viên truyền hình, phóng viên, báo chí… nhưng lựa chọn được môi trường học tập phù hợp, chất lượng không phải điều dễ dàng.
Muốn làm biên tập viên truyền hình thì học trường gì?
I. Muốn làm biên tập viên truyền hình thi khối nào, học trường nào?
Theo quy chế cũ của Bộ Giáo Dục đào tạo, ngành biên tập viên chủ yếu được tuyển sinh ở hai khối là C và khối D. Nhưng thời gian gần đây khi có sự thay đổi về quy chế, đối với chuyên ngành Báo chí hay biên tập viên truyền hình các em học sinh sẽ tiến hành thi THPT Quốc Gia và tiến hành xét tuyển ở nhiều tổ hợp môn khác nhau như:
Ví dụ như ở tường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một trong những trường top đầu của cả nước về đào tạo chuyên ngành Báo chí và Biên tập viên sẽ xét tuyển các tổ hợp môn:
R15 Văn, Năng khiếu báo chí, Toán.
R05 Văn, Năng khiếu báo chí, Anh.
R06 Văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học tự nhiên.
R16 Văn, năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội.
Ngoài ra, trên cả nước cũng có nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành Báo chí tiến hành xét tuyển hiều tổ hợp môn khác nhau như:
C00: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
C00, D01, D14: ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG TP.HCM.
D01, D14: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
C00, D01: Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng.
C00, D01, C03, C04: Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
C00, D01, A00, A01: Đại học Vinh.
Đọc thêm: Công việc của biên tập viên truyền hình
Những trường đào tạo ngành biên tập viên truyền hình nổi tiếng
II. Các vị trí việc làm biên tập viên truyền hình
Hiện nay ở từng chuyên mục và vị trí Biên tập viên truyền hình sẽ có sự phân công về chuyên môn khác nhau. Nếu có khả năng nói dẫn dắt, người biên tập viên truyền hình còn có thể kiêm thêm cả làm MC cho chương trình. Các vị trí công việc như là:
- Biên tập viên Thời sự.
- Biên tập viên Chính trị.
- Biên tập viên Xã hội.
- Biên tập viên Thể thao.
- Biên tập viên Giải trí, Du lịch, Sức khỏe, Giáo Dục…
III. Biên tập viên truyền hình làm việc ở đâu?
Biên tập viên truyền hình có thể làm việc tại các đài tuyền hình quốc gia và địa phương, công ty giải trí, các đoàn làm phim, cơ quan thường trú của đài truyền hình Việt Nam tại các nước. Cụ thể:
- Đài truyền hình Việt Nam (VTV).
- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.
- Truyền hình cáp Việt Nam VTVCab.
- Đài truyền hình địa phương (tại 63 tỉnh/thành phố).
- Trung tâm tin tức.
- Cơ quan thường trú đài truyền hình Việt Nam tại nước ngoài.
- Công ty truyền thông và giải trí.
- ….
Đọc thêm: Những vị trí công việc của ngành biên tập viên
IV. Tiêu chí tuyển dụng biên tập viên truyền hình
Do tính chất công việc khá phức tạp, đòi hỏi vốn kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên tiêu chí tuyển dụng biên tập viên truyền hình cũng thuộc top tiêu chuẩn cao và phức tạp nhất.
Thứ nhất, biên tập viên truyền hình không cần phải có bất cứ một loại bằng cấp chuyên môn hay chứng chỉ nào. Tuy nhiên, những ứng viên đã tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành liên quan đến báo chí, truyền hình, truyền thông, điện ảnh, nghệ thuật, … sẽ được ưu tiên hơn trong quá trình xét duyệt. Lý do là bởi các khóa học Đại học 4 năm đã cung cấp cho họ đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để làm nền tảng vững chắc cho công việc sau này.
Về mặt kỹ năng làm việc, biên tập viên truyền hình phải thành thạo các kỹ năng về biên tập nội dung, chỉnh sửa hình ảnh/video, thiết kế đồ họa,… Họ cần sử dụng hiệu quả các phần mềm, công cụ hỗ trợ cho công việc.
Biên tập viên truyền hình cần có kỹ năng gì?
Ngoài ra, biên tập viên truyền hình cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng mềm khác như:
- Ngoại hình ưa nhìn, giọng nói rõ ràng, dễ nghe (với những người làm MC, dẫn chương trình).
- Tự tin, kỹ năng giao tiếp tốt.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Kỹ năng xử lý vấn đề.
- Chịu được áp lực cao.
Để trở thành một biên tập viên giỏi, chắc chắn bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng biên tập viên chuyên nghiệp. Thông qua những kỹ năng này bạn sẽ có được cơ hội để phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân và có được cơ hội việc làm tốt nhất. Với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây các bạn đã phần nào biết được học ngành gì ra làm biên tập viên truyền hình, qua đó có thể lựa chọn khối thi, trường thi cùng với những kiến thức cần có để trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp.
Tất cả những vấn đề liên quan, các bạn đều có thể tham khảo cũng như học tập để trang bị cho công việc dễ dàng hơn.
Ngành nghề nào cũng sẽ có vất vả và khó khăn, do vậy, dù là công việc biên tập viên hay
Để trở thành một biên tập viên truyền hình giỏi chắc chắn chúng ta phải qua các lớp đào tạo, tập huấn về trình độ chuyên môn, tác phong cũng như khả năng ăn nói. Hiện nay trên cả nước có nhiều trường nổi tiếng đào tạo ngành biên tập viên truyền hình, phóng viên, báo chí… nhưng lựa chọn được môi trường học tập phù hợp, chất lượng không phải điều dễ dàng.Theo quy chế cũ của Bộ Giáo Dục đào tạo, ngành biên tập viên chủ yếu được tuyển sinh ở hai khối là C và khối D. Nhưng thời gian gần đây khi có sự thay đổi về quy chế, đối với chuyên ngành Báo chí hay biên tập viên truyền hình các em học sinh sẽ tiến hành thi THPT Quốc Gia và tiến hành xét tuyển ở nhiều tổ hợp môn khác nhau như:R15 Văn, Năng khiếu báo chí, Toán.R05 Văn, Năng khiếu báo chí, Anh.R06 Văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học tự nhiên.R16 Văn, năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội.C00: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.C00, D01, D14: ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG TP.HCM.D01, D14: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.C00, D01: Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng.C00, D01, C03, C04: Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.C00, D01, A00, A01: Đại học Vinh.Hiện nay ở từng chuyên mục và vị trí Biên tập viên truyền hình sẽ có sự phân công về chuyên môn khác nhau. Nếu có khả năng nói dẫn dắt, người biên tập viên truyền hình còn có thể kiêm thêm cả làm MC cho chương trình. Các vị trí công việc như là:Biên tập viên truyền hình có thể làm việc tại các đài tuyền hình quốc gia và địa phương, công ty giải trí, các đoàn làm phim, cơ quan thường trú của đài truyền hình Việt Nam tại các nước. Cụ thể:Do tính chất công việc khá phức tạp, đòi hỏi vốn kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên tiêu chí tuyển dụng biên tập viên truyền hình cũng thuộc top tiêu chuẩn cao và phức tạp nhất.Thứ nhất, biên tập viên truyền hình không cần phải có bất cứ một loại bằng cấp chuyên môn hay chứng chỉ nào. Tuy nhiên, những ứng viên đã tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành liên quan đến báo chí, truyền hình, truyền thông, điện ảnh, nghệ thuật, … sẽ được ưu tiên hơn trong quá trình xét duyệt. Lý do là bởi các khóa học Đại học 4 năm đã cung cấp cho họ đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để làm nền tảng vững chắc cho công việc sau này.Về mặt kỹ năng làm việc, biên tập viên truyền hình phải thành thạo các kỹ năng về biên tập nội dung, chỉnh sửa hình ảnh/video, thiết kế đồ họa,… Họ cần sử dụng hiệu quả các phần mềm, công cụ hỗ trợ cho công việc.Ngoài ra, biên tập viên truyền hình cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng mềm khác như:Để trở thành một biên tập viên giỏi, chắc chắn bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng biên tập viên chuyên nghiệp. Thông qua những kỹ năng này bạn sẽ có được cơ hội để phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân và có được cơ hội việc làm tốt nhất. Với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây các bạn đã phần nào biết được học ngành gì ra làm biên tập viên truyền hình, qua đó có thể lựa chọn khối thi, trường thi cùng với những kiến thức cần có để trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp.Tất cả những vấn đề liên quan, các bạn đều có thể tham khảo cũng như học tập để trang bị cho công việc dễ dàng hơn.Ngành nghề nào cũng sẽ có vất vả và khó khăn, do vậy, dù là công việc biên tập viên hay giáo viên mầm non , giáo viên tiểu học, phóng viên, kỹ sư, kiến trúc sư … Khi có đam mê và quyết tâm theo đuổi nghề chúng ta cần có sự nỗ lực và chăm chỉ để hoàn thành tốt công việc của mình, tạo bước tiến vững chắc với nghề.