Để trở thành một thông dịch viên, bạn cần có các kỹ năng khác bên cạnh khả năng ngôn ngữ. Ngay cả khi bạn có trình độ tiếng Anh tốt hoặc đạt điểm cao trong bài thi TOEIC khi còn là sinh viên, điều đó không có nghĩa là bạn có khả năng thông dịch ngôn ngữ tốt.
Đầu tiên, là thông dịch viên phải có khả năng nghe lời người nói, hiểu ngay nội dung họ truyền đạt, dịch và nói bằng cả tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. Vì vậy là một thông dịch viên tốt cần phải có kỹ năng nghe cả tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài và hiểu ngay lập tức những gì đối phương nói.
Thứ hai, khả năng tiếng mẹ đẻ cũng không thể thiếu. Ví dụ như bạn không thể trở thành thông dịch viên tiếng Nhật khi bạn không hiểu cách nói vòng vo của người Nhật. Vì vậy, việc tiếp thu vốn từ vựng phong phú, đa dạng về lĩnh vực là điều cần thiết.
Ngoài ra, vì thông dịch viên là người đứng giữa bắt cầu giao tiếp giữa người với người, điều quan trọng là thông dịch viên phải sử dụng cách diễn đạt phù hợp tuỳ tình huống, cũng như các phép xã giao và bối cảnh tình huống. Ví dụ, trong buổi thuyết trình học thuật về chủ đề nào đó nếu có thể, bạn hãy sử dụng từ ngữ dễ hiểu nhất có thể nếu đối tượng là sinh viên. Trường hợp nếu đối tượng là người có liên quan ngành nào đó thì việc sử dụng biệt ngữ sẽ dễ dàng truyền đạt hơn.
Tóm lại, các kỹ năng quan trọng khác mà thông dịch viên cần có ngoài khả năng ngôn ngữ bao gồm “Khả năng nghe và hiểu”, “Khả năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ ở mức độ cao”, “Khả năng giao tiếp”.