Rất nhiều người chịu bỏ mấy năm sang Nhật làm xây dựng, đóng gói, chăn nuôi, điện tử,… để có một phần nhỏ gửi về gia đình. Vậy thật sự đằng sau những đồng tiền ấy là gì? Đi lao động ở Nhật có vất vả không? 3-5 năm làm việc ở Nhật kiếm được bao nhiêu tiền? Những công việc gì có thu nhập cao đối với chương trình đi lao động xuất khẩu ở Nhật? Mình sẽ chia sẻ cho các bạn để mọi người hiểu phần nào.
Đi lao động Nhật Bản có vất vả không Chọn việc gì lương cao 3-5 năm kiếm được bao nhiêu tiền
-1-
Sự thật đằng sau những nụ cười, đồng tiền mà lao động Việt Nam tại Nhật gửi về cho gia đình. Câu trả lời cho những bạn đang muốn hỏi “Đi Nhật lao động có vất vả không?
Mùa này sắp Tết, có nhiều bạn đang than thở rằng công việc của mình hiện tại quá vất vả mà lương thưởng không nhiều. Người thì than thở rằng không biết làm sao để đủ tiền chi tiêu cho tết này. Người thì than thở đang cố gắng cày vì khách hàng, blabla,…nhưng thực tế những điều ấy có nghĩa lý gì vì mình thấy thật sự những người đáng than thở hơn là những người hiện đang sinh sống và làm việc xuất khẩu lao động cơ.
Để mình kể câu chuyện về một người anh trai đang đi làm XKLĐ tại Nhật. Anh là một người bạn thân, người anh mà mình yêu quý. Anh đi đã hơn 2 năm và vẫn hay liên lạc chia sẻ với mình
-Trước khi đi thì mình cứ khuyên anh rằng “thiếu gì con đường để đi sao anh phải chọn đi xa làm công nhân cho cực khổ vậy?” – Anh trả lời rất tự nhiên.
“Mức thu nhập bên này khác lắm em ạ. Anh học ĐH ra thừa sức có thể tìm 1 công việc tốt ở VN với mức thu nhập 7-10triệu, đủ cho anh có cuộc sống vừa vặn. Nhưng anh không nghĩ như thế là đủ. Ba mẹ nuôi anh vất vả 18 năm và phải tốn rất nhiều tiền cho tới khi anh ra trường rồi. Nếu mỗi tháng anh cố gắng làm rồi sống cực khổ với mức thu nhập đó thì hẳn là tới 10 năm sau, 20 năm sau chưa chắc gì anh đủ điều kiện để lo cho ba mẹ và gia đình. Còn bây giờ anh đi. Dù anh chỉ qua làm công nhân, bon chen ăn nhín từng chút một nhưng kết quả là 1 năm anh có thể kiếm được 200-300 triệu – một điều mà ở VN khó mà kiếm được.
– Rồi anh quyết định đăng ký đi XKLĐ hợp đồng 3 năm. Khi bắt đầu đi, trong đầu anh cũng hỏi “Đi Nhật 3 năm về được bao nhiêu tiền? giống như bao người khác. Trong lúc anh đi, mình cũng thường hay liên lạc. Thiệt là trong 2 năm qua anh kiếm vài trăm triệu thiệt. Cho tới hiện tại anh bảo anh đã gom góp được 200triệu rồi. Hy vọng năm nay tốt đẹp chắc lúc về chắc cũng có dư trên 300tr để kinh doanh nhỏ gì đó lo cho ba mẹ, khá hơn sẽ cưới vợ”Nhưng niềm vui làm được tiền, tiết kiệm nhiều tiền có hề hấn gì, cái gì cũng có mặt trái của nó. Những lần mình nghe bên đó có động đất hay có thông tin gì lạ lạ, mình lại hỏi “hôm nay anh thế nào?”. Những câu trả lời của anh hết sức lạc quan và tự nhiên
+“Nay ngoài đường trời tuyết rơi, trời ơi anh đi mà ngắm tuyết đã đời em ơi. Tối về trùm chăn kín mít, anh thành con sâu cuốn rồi. Kỹ năng anh bây giờ siêu đẳng, tấm chăn 1m6 còn anh cao gần 1m7 mà anh không ló miếng thịt nào ra ngoài”.
=> Nhưng mình biết bên ấy lạnh lắm, lạnh thấu xương. Tuyết rơi đối với nhiều người là đẹp là lãng mạn, nhưng đối với nhiều người đó là thảm họa. Thử nghĩ trời tuyết như thế con người ta ở trongnhà còn phải mặc 80 lớp áo thì anh leo lên xây nhà, làm móng, tráng bê tông,…vậy thì vui sướng gì. Tối về căn phòng tí xíu 3-4 người ở thì bình thường nóng lắm, còn bây giờ phải che chăn kín mít không dám ló miếng nào thì có hạnh phúc không?
+ Hay là có lần anh tự khoe “nay anh được nghỉ làm, thích ghê, được nằm nhà vọc máy chụp ảnh” – mình chỉ cười bảo “Thích ha. Nhớ chụp nhiều hình, up lên cho em xem với nha” =>Tưởng anh được nghỉ làm và vẫn hưởng lương sung sướng, không đâu nha. Ảnh đi theo dạng công trình, làm nhiêu hưởng nhiêu. Khi nào có công trình thì công ty phân cho đi làm, sẽ có người được làm suốt nhưng cũng có khi phải ngồi nhà và không có đồng nào. Nghe khoe kiểu “ở nhà sướng” thì mình nghĩ lâu lâu cho anh xả stress, nhưng biết ảnh lo, vì mất 1 ngày là mất đi 1 khoản tiền công để anh tiết kiệm”
+ Cũng có lúc anh khoe “Nay anh nấu ăn ở nhà rồi làm được món DA HEO CHIÊN PHỒNG rồi. Nguyên 1 tuần anh chỉ thích nhất ngày chủ nhật. Được tự đi chợ nấu món mình thích thật là đã. Mốt về chắc anh mổ quán ăn”
=> Chuyện vui của người ta mình lúc nào cũng hào hứng theo hết. Mình cười bảo “thích ha, ngon hăm, mốt về bán đi em ủng hộ”, “ê, món đó bán được đó, mốt em làm trợ lý nha”,…..Nhưng mình biết cuộc sống bên ấy không đơn giản. Anh đi ký hợp đồng 3 năm. Đóng mấy trăm triệu 1 lần để trang trải hết các chi phí, bao gồm luôn cả tiền hồ sơ, vé máy bay, tiền ăn, tiền phòng,….và không có sự lựa chọn khác. Ở thì phòng nhỏ chia ra mà ở, cũng không riêng tư gì cho lắm, ở riêng thì phải đóng tiền thêm.Ăn cơm theo công trình, xí nghiệp thì mới có dư, nhưng nuốt thì không nổi đâu nhé, ăn 1 -2 ngày là ngán tận cổ rồi chứ đừng nói phải ăn nguyên năm. Mình bảo anh chụp hình đồ ăn mỗi ngày post vô album cá nhân (chỉ mình biết) nhưng anh không chịu, nói ăn cũng được nhưng không đẹp và lười chụp. Chỉ khi nào xí nghiệp, công ty mời ăn hoành tráng anh mới chụp gửi riêng. Từ đó mình suy ra đồ ăn dở tệ mới thấy càng ngày càng ốm.
+ Những ngày lễ này nọ mình đi chơi, tiệc tùng mình cũng có hình trên facebook. Những lúc như vậy anh không comment gì cả. Nhưng hôm sau lại vào ib “Hôm qua đi chơi vui hông?”, “Đi ăn gì post hình nhìn ngon vậy?, “Nay chỗ đó đẹp quá ha”,….
=> Mình cười bảo “thỉnh thoảng anh cũng đi chơi chụp hình đi, soi mói em chi. Bên VN vui đẹp gì cũng có bằng bên Nhật đâu. Tranh thủ đi đi mốt về ròi muốn sang ấy du lịch đắt lắm biết không?”. Nói câu đó là nói cho vui chứ mình thừa biết anh không đi đâu. Mình tìm thông tin định gửi chỗ vui vui gợi ý cho anh đi thì biết hết tất cả, chi phí bên ấy để ăn chơi không hề rẻ. Chẳng hạn như một tuyến xe bus ngắn tại Việt Nam có giá hiện thời là 5.000 đồng/người/lần, nhưng bên Nhật, cứ bước lên xe là mất ít nhất 30.000 đồng/tuyến, chưa kể tuyến xa giá sẽ đắt hơn gấp nhiều lần. Hiện vé vào cửa công viên vườn thường ở Việt Nam là 4.000 – 5.000 đồng/người, ở khu vui chơi giải trí 130.000 – 150.000 đồng/người, nhưng vé vào công viên tầm trung ở Nhật Bản đã gần 1 triệu đồng. Như vé vào cửa công viên Universai ở Osaka (Nhật Bản) là 1, 3 triệu đồng. Do đó, những người lao động ngoại quốc ít khi đi đây đó, cứ ru rú trong nhà suốt. Huống hồ là anh, một người có tham vọng để dành tiền về lo cho gia đình.
+ Mấy lúc mình bị cảm, đâu dám than thở gì, chỉ nt hỏi vui ”nghe người quen kể lại cô con gái sang Nhật làm điều dưỡng tại một bệnh viện ở vùng Miyazaki, Nhật Bản được gần 2 năm theo diện xuất khẩu lao động. Mức lương của công việc ấy là 200.000 yên/tháng (tương đương khoảng 40 triệu đồng). Sao anh hông đi làm mấy nghề đó, làm chi xây dựng cực quá à”- Anh trả lời “Muốn được mức lương cao, đòi hỏi ứng viên phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tại Nhật Bản. Sau đó, ứng viên phải trải qua các kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản và có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3 cái ngành mà mình theo. Anh chưa đủ trình đó, vẫn còn học tiếng Nhật lèo tèo đây….”.
+ Lâu lâu ảnh nói nhớ mình quá, mình cười bảo “khùng”, nhớ thì về không thì đợi thêm 1 năm nữa có tiền về đây mình dắt đi chơi mỗi ngày luôn. Nhưng mình biết ảnh nhớ gia đình ảnh nhất. Thường ảnh không gọi về nhiều vì phải tối bên đó ảnh mới xong việc mà gọi vậy thì bên VN đã trễ. Nên hầu như chỉ gọi cuối tuần mà thôi.Có lần mình về quê có gặp mặt ba mẹ ảnh. Cô bảo “Cái thằng gì ít gọi về nhà lắm, lâu lâu lại nhắn tin khùng điên là con thích cô này rồi mẹ ơi” hay “Nay con biết nấu cá kho, nay con được ăn con tôm to đùng, mốt về mẹ có nấu cho con ăn giống vậy không?””. Cô cười cười chứ thấy cô mắt rơm rớm. “Nó xạo chứ cô biết nó ghét ăn cơm ngoài. Hồi giờ học Đại học dì nó nấu mà nó còn ăn ít, bảo chỉ có cô nấu là nó ăn được 3-4 chén còn ngoài ra ăn cho no chứ ngon lành gì”
+ Anh lâu lâu cũng hay nhắn tin nói là “Thằng bạn anh tánh kỳ quá, nó cự anh vô lý” “Trong dãy phòng anh mấy thằng kia nay đánh nhau chảy máu đầu em ơi”…Trời ơi tôi thấy hoang mang vô cùng vì biết được mấy người sang đó, có người Việt sống cùng, nhưng cũng khác dòng họ, đôi khi cũng dễ mất lòng. Phải nhịn, phải mạnh ai nấy sống thì may ra yên nhà yên cửa.
+ Có khi là bị phạt, bị gọi lên làm việc trên đồn công an, …
+ Nhất là mùa tết đến, người người nhà nhà sum họp còn ảnh thì sao ? xin về sao được mà về, tiền vé không rẻ mà cho dù có rẻ cũng không vể được do ký hợp đồng rồi. ăn tết xa nhà 2 năm có lần gọi cho mình, bảo mình quay phim đường xá ở quê gửi ảnh xem với. Rồi ảnh đi lang thang facebook coi hình, like hình,….lặng thầm vậy 2 năm qua.Thậm chí nghĩ đi, nhiều bạn từ phía bắc vào sg đã không về quê ăn tết được, buồn tới đâu thì mấy người bên đó còn buồn hơn gấp trăm lần. thiệt nghĩ chắc cũng mạnh mẽ lắm mới chịu nổi
+ Đi xuất khẩu mà tiền vay từ 150-200 tr. Hơn cả năm mới lấy lại vốn chứ ko phải qua ko mất gì đâu. Nếu ko có khoản lãi đó thì cũng thong thả. Chứ mà lo trả lãi ko về cũng chẳng dư dc mấy đồng. À, Trong này đi tầm 100 ngoài miền trung vs bắc có khi lên tới hơn 200,….. Nói chung còn nhiều vấn đề liên quan tới nỗi khổ khi đi XKLĐ lắm. Các bạn có thể tìm lại topic mình đã chia sẻ hồi xưa để biết thêm những cái khó trước khi được sang ấy:
-2-
Thực tế đi lao động Nhật 3-5 năm kiếm được bao nhiêu tiền
Trước hết, để trả lời chính xác thi không có, vì mỗi người một việc, mỗi người một công ty đặc biệt mỗi người một tính thì khó mà trả lời được sau 3 năm hay 5 năm bạ kiếm được bao nhiêu tiền.
Tuy nhiên, căn cứ vào mức lương cơ bản ở Nhật và chia sẻ của phần đông lao động đã đi Nhật chúng tôi có một số điểm chia sẻ như sau:
Đi Nhật 3 năm về được bao nhiêu tiền hay đi Nhật 5 năm về được bao nhiêu tiền?
Đi Nhật có 3 diện phổ biến: Lao động có kỹ năng (kỹ sư, kỹ thuật viên); thực tập sinh (internship), thực tập kỹ năng đặc định (tokutei ginou). Đối với người hay hỏi “Đi Nhật 3 năm hay 5 năm kiếm được bao nhiêu tiền?” thường là những người hỏi về chương trình đi lao động phổ thông – thực tập sinh. Những chia sẻ dưới đây về mức thu nhập tôi nói “khoảng” vì đương nhiên sẽ có sự dao động do lương cơ bản vùng, điều kiện phúc lợi của công ty, đặc thù công việc hay giờ làm thêm và tăng ca…
+ Đi thực tập sinh kỹ năng có chương trình 1 năm 3 năm sau đó có thể gia hạn 5 năm. Trung bình lương về tay đối với thực tập sinh giờ thường được khoảng 28 triệu tiền Việt, trừ chi phí mỗi tháng các bạn có thể tiết kiệm được khoảng 18 triệu đồng. Như vậy bạn cứ thế mà nhân lên, 3 năm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản kiếm được 36 tháng x18 triệu = 648 triệu; 5 năm đi lao động Nhật Bản kiếm được 1,08 tỷ đồng. Dễ tính quá 🙂
+ Đi theo các diện kỹ sư, kỹ thuật viên hay kỹ năng đặc định (tokutei ginou) thì mức thu nhập có thể cao hơn, mỗi tháng thu nhập về tay từ 30 đến 40 triệu đồng.
-3-
Công việc nào lương cao khi đi xklđ Nhật Bản
- Điều dưỡng viên – phù hợp Nữ
Dân số già hoá, phúc lợi y tế ngày càng nâng cao nên tình trạng thiếu hụt nguồn lao động chính là nguyên nhân khiến ngành điều dưỡng đang rất “hot” tại Nhật và cần một lượng lớn lao động xuất khẩu từ Việt Nam với mức thu nhập hấp dẫn. Vậy công việc chính của điều dưỡng tại Nhật là gì? Điều dưỡng viên sau khi sang Nhật sẽ thực hiện chủ yếu các công việc như:
+ Chăm sóc sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của người bệnh, người già
+ Hỗ trợ, giúp đỡ việc ăn uống của bệnh nhân
+ Tiếp nhận thuốc, mang trà, cơm, dọn dẹp khay cơm
+ Chuyển bệnh, chuyển mẫu, giao – nhận kết quả xét nghiệm, giấy tờ…
+ Làm vệ sinh phòng bệnh, dụng cụ y tế, tiêu độc…
+ Một số công việc được giao khác
- Chế biến thực phẩm – phù hợp cả Nam/Nữ
+ Xuất khẩu lao động ngành chế biến thực phẩm thu hút số lượng lớn lao động Việt Nam. Bởi môi trường làm việc trong nhà xưởng không chịu sự tác động từ thời tiết bên ngoài. Tính chất công việc phù hợp với sức khỏe của lao động Việt, đặc biệt là lao động nữ.
+ Với đơn hàng chế biến thực phẩm, lao động Việt Nam tại Nhật sẽ được tham gia chế biến cơm hộp, sushi hoặc làm thức ăn nhanh, làm bánh kẹo… với dây chuyền sản xuất tiên tiến. Đây cũng là cơ hội để lao động Việt Nam được tiếp xúc với công nghệ sản xuất qui mô và hiện đại.
- Gia công cơ khí – phù hợp với Nam
+ Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí cũng là một trong những thế mạnh của lao động Việt Nam tại nước ngoài. Đồng thời, thủ tục xin visa Nhật Bản đối với các đối tượng kỹ sư, người có tay nghề cơ khí cũng khá suôn sẻ và nhanh chóng hơn so với lao động phổ thông.
+ Tùy vào từng đơn hàng mà mức lương ngành cơ khí tại Nhật Bản sẽ khác nhau. Đối với lao động đi Nhật theo diện kỹ sư thì sẽ được hưởng mức lương khoảng 40-50 triệu VNĐ/tháng (chưa bao gồm lương tăng ca, làm thêm). Còn đối với lao động phổ thông đi XKLĐ ngành cơ khí thì thường khoảng 30 triệu/tháng (chưa bao gồm lương tăng ca, làm thêm).
Còn bây giờ mình chỉ nói thêm là trong cuộc sống, mình còn nhiều sự lựa chọn khác. Mình chọn gì thì cố gắng hết mình đi đừng than thở. Những gì mình chia sẻ là để tiếp thêm động lực cho mọi người thôi. Phải cố gắng kiếm tiền, tiết kiệm tiền và phải hài lòng với con đường mình đã chọn. Một lần nữa hy vọng cả nhà đọc để thấu hiểu cho những người hy sinh hạnh phúc, chịu xa nhà để có tiền gửi về quê lo cho gia đình. Làm giàu bằng cách này thì có thể đổi đời, em khuyến khích nhưng cái gì cũng có cái giá của nó “một điều tốt mà ba bốn điều dữ”, hãy đi và khuyên người thân của mình đi lao động khi chuyện tiền nong, nợ nần thật sự khó khăn thôi. Cám ơn mọi người đã đọc.
#ATK sưu tầm