Di tích lịch sử văn hóa (Historical – cultural relic) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Giá trị và ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa? Một số di tích lịch sử văn hóa tại Việt Nam?
Từ lâu, đất nước ta đã là một quốc gia mang nhiều giá trị lịch sử dân tộc hào hùng khi quá khứ đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xâm lược để có thể bảo vệ được nền độc lập như hiện nay. Chính vì vậy, những giá trị lịch sử, những di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng ta. Vậy, di tích lịch sử văn hóa là gì? Giá trị và ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
- Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa do Văn phòng Quốc hội ban hành.
1. Di tích lịch sử văn hóa là gì?
Nước ta sau bao năm qua nhiều giai đoạn lịch sử thì những giá trị đọng lại chính là những giá trị lịch sử ngàn năm ghi dấu những công lao, lòng yêu nước của quân và dân ta. Đó cũng coi như những nhân chứng sống cho sự tàn bạo của những thế lực thù địch.
Theo quy định của Luật di sản văn hóa thì “Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”
Theo đó, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị công trình xây dựng, kiến trúc nghệ thuật, các địa điểm và các di vật, khảo vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được xây dựng tại các thời kỳ trước đây và còn lưu lại đến bây giờ thuộc công trình, địa điểm mang giá trị lịch sử văn hóa từ xa xưa cho đến hiện nay. Và hiện này tùy thuộc vào gí trị, ý nghĩa lịch sử…mà chia thành di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương; di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Một số khái niệm liên quan
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.
- Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.
- Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.
- Bảo quản di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Tu bổ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
- Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa.
- Yếu tố cấu thành di tíchlà yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
2. Di tích lịch sử văn hóa theo tiếng Anh là gì?
Di tích lịch sử văn hóa được dịch sang tiếng anh như sau: Historical – cultural relic
Khái niệm của di tích lịch sử văn hóa được dịch như sau:
Historical – cultural relic means a construction work, a site and relics, antiques and national treasures of the work, that place has historical, cultural or scientific value.
3. Giá trị và ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa:
Thứ nhất, giá trị của di tích lịch sử văn hóa
Xem thêm: Thủ tục đề nghị xếp hạng di tích
Di tích từ lâu đã là “tiếng vang” của quá khứ, khi giá trị cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người dần sống vì lợi ích cá nhân mà quên đi những truyền thống lịch sử, những tinh thần đoàn kết thì những giá trị di tích lịch sử lại càng phải được nâng cao hơn.
Một dân tộc hào hùng của nước ta chỉ được thể hiện qua những di tích mà từ đó các bạn bè quốc tế cũng như những thế lực âm mưu muốn chiếm nước ta một lần nữa phải nhận ra lịch sử ta trong quá khứ đã là một dân tộc, cộng đồng dân cư yêu nước, có tinh thần đoàn kết cao, là những minh chứng lịch sử cho một dân tộc hào hùng, nhìn vào một di tích lịch sử văn hóa người ta có thể nhận thấy trình độ phát triển trong quá khứ của một dân tộc, cộng đồng dân cư, tìm thấy những giá trị lịch sử của dân tộc, sau hàng trăm năm hay ngàn năm thì những giá trị này vẫn mãi lưu giữ, không phải ngày càng bị phai nhạt. Cũng vì nhận thức được những giá trị mà di tích lịch sử văn hóa mang lại Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương, chính sách đầu tư nguồn lực để dốc lòng bảo vệ, gìn giữ trên khắp cả nước.
Một di tích lịch sử văn hóa không thể đem ra so sánh hay quy đổi thành tiền hay tài sản khác. Chúng ta không thể lấy con mắt thời này để nhìn xem giá trị này có còn giá trị hay không được, không thể dùng tiền bạc hay cho rằng công nghệ hiện nay hiện đại có thể làm ra được hàng trăm những công trình, hay sáng tác ra được những bài ca, hát hay những chiếc áo dài đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn hơn gấp trăm lần.
Trong bối cảnh phát triển như hiện nay, thế giới ngày càng “phẳng”, con người dân chạy theo những thứ gọi là “thường thượng”, “gu” của thế giới mà dần quên đi hoặc thay đổi, thậm chí là đánh mất đi những giá trị có ý nghĩa với đất nước ta từ hàng nghìn năm nay. Khi thế giới đang được hiện đại hóa và phát triển hơn thì ngày càng lan tỏa, nhiều văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam và trở nên phổ quát, thì việc gìn giữ những nét văn hóa riêng biệt, nhất là những di tích hữu hình càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Mỗi một di tích tồn tại nó đều có những ý nghĩa riêng tại thời điểm đó, trải qua bao nhiêu trắc trở, những lúc khó khăn mới có thể được hình thành toàn diện và đến thời kỳ của chúng ta nhiệm vụ là bảo vệ. Đó không chỉ là những bức tượng, ngôi đền cũ kỷ, bài hát đã lỗi thời, hay những chiếc áo dài được may từ những chất liệu đơn giản mà chúng còn thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa truyền thống để có được những giá trị như bây giờ. Chính vì vậy, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị giúp cho lớp trẻ có cách nhìn đúng đắn đối với những nền văn hóa được du nhập vào nước ta. Từ đó, góp phần vào việc gìn giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, không để “hòa tan” trong thế giới hội nhập hiện nay.
Hiện nay, trên khắp cả nước ta có rất nhiều những di tích lịch sử văn hóa được lưu giữ và bảo vệ thì vẫn còn những di tích đang chờ được “hồi sinh” ngay lúc này. Nhiều di tích trải thời tiết khắc nghiệt tại một số địa phương đã không thể còn nguyên vẹn, nhiều di tích còn có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề, những giá trị vật chất vô hình như bài chòi, ca kịch đang có xu hướng bị mất đi khi các bạn trẻ ngày này chỉ hứng thú với những nền văn hóa hiện đại, hoặc những chương trình về ca kịch cũng ít được công chiếu.
Theo quan điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt một số chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, trong đó gần đây nhất chính là giai đoạn 2016-2020 đã đưa ra nhiều nội dung nhằm hỗ trợ tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Chủ trương đã có, mong rằng các cấp, các ngành, nhất là cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân địa phương nơi có di tích đang xuống cấp cần sớm chung tay vào cuộc để những “diện mạo, hồn cốt” của tổ tiên, ông cha không bị phai nhòa theo năm tháng.
Di tích lịch sử văn hóa chính là tiếng vang của quá khứ, là một nhân chứng sống trong những cuộc chiến tranh bị quân xâm lược đô hộ. Chính vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào di tích lịch sử văn hóa được giữ gìn và trân quý.
Xem thêm: Phá hoại công trình di tích lịch sử bị xử lý như thế nào?