Đi Tour độ ECU là cách chơi nguy hiểm của Biker

Tiêu đề của bài này là quan điểm không chơi ECU độ của nhiều anh em thích chạy tour, đi phượt.

Để hiểu rõ hơn, mình đã hỏi đứa bạn, dân nài tour chính hiệu và đáp án cũng tương tự… “xe đi tour không chơi ECU độ, kị lắm”.

Trước khi trả lời câu hỏi trên, mình nói sơ về ECU (Electronic Control Unit), bộ phận xử lý trung tâm của xe dùng bình xăng FI.

Các loại ECU độ đang được bán trên thị trường

Chỉ cần là thay ECU zin bằng ECU độ, tăng chỉnh thông số thích hợp là xong.

Xe độ hay xe zin đều mạnh hơn trước khi gắn ECU, máy nhẹ hơn, tăng tốc tốt, bớt rung khi đi tốc độ cao, cải thiện tốc độ tối đa,….

Tính ra ECU rất có lợi, với 3 lý do sau đây khiến ECU độ bị nhiều anh em thích bào tour “kiêng kị”.

ECU zin của Yamaha Exciter 150

Giá đắt đỏ

Phải công nhận ECU độ đắt lắm luôn.

Với một cục ECU độ rẻ tiền mà xài ổn định cũng khoảng 2-2,5 triệu đồng (các hãng như Redleo, Kozi, BRT Racing,…). Xịn hơn là Apitech, aRacer khoảng 3,5-4,2 triệu đồng.

Còn ECU độ cao cấp tính bằng chục triệu thì có các hãng aRacer RCMini5 RC1, RC2, RC Super,…

Nghe giá là thấy hơi mệt mỏi rồi đấy!

ECU như bộ não của chiếc xe, nên muốn nếu mua hàng rẻ tiền khả năng xe nằm đường do ECU đột tử rất cao

Không đảm bảo an toàn

Cái này là yếu tố quan trọng khiến nhiều anh em đi tour “kị” ECU độ.

“Đang chạy tour, leo đèo mà ECU ngủm thì coi như xong. Kiếm chỗ sửa đã khó chứ đừng nói đi tìm chỗ MAP cục ECU khác”, đứa bạn mình chia sẻ.

Mình nghe thấy lý do này hợp lý, nếu là mình, mình cũng sẽ không dám chơi ECU độ khi đi tour.

Mua nhầm ECU fake, không rõ nguồn gốc khả năng xe nằm đường rất cao, ảnh phải là ECU bị chết.

Hại máy

Mình hoàn toàn đồng ý với lý do này.

Theo mình, bất kỳ hãng xe nào đều dư sức làm một chiếc xe thương mại, mạnh như xe đua. Nhưng đa số người dùng cần độ bền. Nhà sản xuất phải giới hạn vòng tua để kéo dài tuổi thọ động cơ.

Nên việc mở tua máy khiến xe mạnh hơn rất nhiều, bù lại động cơ nhanh xuống cấp. Nhất là xup-pap, lò xo xup-pap, cam và một số bộ phận khác.

Honda Winner thay ECU độ mở vòng tua 12.000 vòng, tốc độ 171 km/h

Tóm lại, đây là 3 lý do chính khiến anh em thích bào tour, phượt “kị” ECU độ. Bản thân mình khi biết nguyên nhân thấy chuyện “kiêng kị” này là đúng! 

Còn anh em nghĩ sao? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Rate this post

Viết một bình luận