Mỗi quốc gia rộng lớn bao gồm rất nhiều vùng, địa phương khác nhau. Vậy địa phương là gì là câu hỏi được độc giả quan tâm.
Địa phương là gì?
Theo từ điển mở Wiktionary đưa ra giải thích địa phương là gì dựa trên từ loại của nó. Địa phương là từ Hán Việt (viết: 地方), đây là danh từ dùng để chỉ khu vực, trong quan hệ với những vùng, khu vực khác trong nước, ví như hoạt động giao lưu văn hóa hay hàng hóa giữa các địa phương trong nước. Địa phương cũng có nghĩa dùng để chỉ các vùng, khu vực, trong quan hệ với trung ương, với cả nước.
Trong trường hợp địa phương là tính từ có nghĩa thuộc về một địa phương hay địa phương chủ nghĩa. Địa phương là vùng, khu vực trong quan hệ với trung ương với cả nước. Địa phương là một phần của lãnh thổ quốc gia. Địa phương được chia thành nhiều cấp khác nhau.
Địa phương có thể là tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thể là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có thể là xã phường, thị trấn.
Ví dụ địa phương
Hiện nay Việt Nam có 63 tỉnh thành phố nên thường ở mỗi tỉnh thành phố mọi người có thể gọi là một khu vực địa phương. Địa phương Vĩnh Phúc có diện tích 1371.40 kilômét vuông với dân số khoảng 1.151.154 người dân.
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Địa phương này nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng có cả dạng địa hình trung du và miền núi, có tọa độ từ 21°35’15″B (trên dãy núi Tam Đảo, thuộc xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°08’55″B (trên sông Hồng thuộc xã Đại Tự, huyện Yên Lạc); từ 105°20’25″Đ (trên sông Lô thuộc xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’15″Đ (tại điểm cao 238,65 mét thuộc xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên).
Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam, khu vực trung du vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía nam tỉnh, trung du ở phía bắc tỉnh và vùng núi ở huyện Tam Đảo.
Chính quyền địa phương là gì?
Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia, điều hành mọi mặt đời sống xã hội trên một đơn vị lãnh thổ trong giới hạn thẩm quyền nhất định theo pháp luật.
Đây là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý mà thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở địa phương. Theo đó, chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chức năng, thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, giải quyết các vấn đề phát sinh ở địa phương.
Ở nước ta chính quyền địa phương là một bộ phận hợp thành của chính quyền Nhà nước thống nhất của nhân dân, bao gồm các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra – được gọi là hội đồng nhân dân và các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước này theo qui định của pháp luật như ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân, Thường trực hội đồng nhân dân, các ban của hội đồng nhân dân …. Các cơ quan quản lý địa phương có trách nhiệm, nhiệm vụ nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương
Hiện nay căn cứ theo quy định tại điều 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 địa phương gồm các đơn vị hành chính sau:
Điều 2: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương là quy định liên quan đến vấn đề quản lý bộ máy hành chính. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015. Theo quy định tại Điều 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương gồm:
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
4. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề địa phương là gì. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.