Bạn có ngoại hình, có khả năng diễn xuất, bạn muốn theo học trường sân khấu điện ảnh. Nhưng học điện ảnh có phải chỉ để làm diễn viên, diễn xuất trên sân khấu, truyền hình. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điện ảnh hiện nay là công nghệ giải trí số 1 và không ngừng có những bước đột phá làm mới bản thân. Việc tìm kiếm những gương mặt mới luôn là vấn đề bức thiết. Bên cạnh đó thì bộ phận kĩ thuật điện ảnh, góp một phần lớn vào sự thành công cũng đang có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn. Các bạn trẻ nếu yêu thích, đam mê hoàn toàn có thể đăng ký theo học. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về ngành mình học và nghề nghiệp mình theo đuổi thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua được bài viết dưới đây.
1. Điện ảnh là gì?
Điện ảnh xuất phát từ tiếng Pháp, thường gọi “cinema”. Điện ảnh là một khái niệm rất lớn bao trùm các bộ phim được tạo nên từ những khung hình chuyển động (phim), kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh), các hình thức nghệ thuật xoay quanh việc hình thành bộ phim. Điện ảnh còn được hiểu là công nghệ điện ảnh như một ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ bao gồm các quy trình làm phim, quảng bá hình ảnh và hoạt động phân phối phim ảnh trên sóng truyền hình đến với khán giả.
Kể từ khi xuất hiện đến nay, điện ảnh vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng, có thể khẳng định là không thể thay thế trong đời sống tinh thần của con người. Tuy là một ngành giải trí nhưng những giá trị mà ngành công nghiệp điện ảnh truyền tải đến con người luôn mang những giá trị nhân văn to lớn. Điển hình thể hiện qua những tác phẩm điện ảnh kinh điển trong và ngoài nước vẫn luôn ăn sâu trong tiềm thức con người dù cho có trải qua hàng thập kỉ, thế kỉ. Điện ảnh là gì?
2. Sự ra đời của điện ảnh
Năm 1892, cụm từ “Cinématographe” xuất phát từ tiếng Hy Lạp được Léon Bouly rút gọn lại thành “cinema” mang nghĩa chuyển động, ghi lại để đặt tên cho chiếc máy ghi lại hình ảnh. Chiếc máy được đăng kí bằng sáng chế số 219 350 cùng năm. Đây chính là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự kiện ngành điện ảnh được khai sinh. Hay nói cách khác, Léon Bouly chính là ông tổ của ngành điện ảnh thế giới.
Sau đó nhờ sự phát triển của kĩ thuật và sự tìm tòi của những nhà nghiên cứu mà ngành điện ảnh không ngừng phát triển và nhanh chóng được công chúng đón nhận. Bộ phim điện ảnh đầu tiên được công chiếu và mang lại nguồn thu đầu tiên chính là bộ phim được anh em Auguste và Louis Lumière tổ chức tại Salon Indien (Phòng Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, Pháp. Sự ra đời của ngành điện ảnh
3. Sự khác nhau giữa phim điện ảnh và phim truyền hình
Thời gian đầu xuất hiện trước công chúng, điện ảnh chỉ đơn thuần là những thước phim về cuộc sống sinh hoạt thường ngày, vô cùng đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp. Nhưng thời gian sau đó thì những thước phim này được sản xuất với một ý đồ văn hóa nhất định. Cũng chính nhờ sự truyền tải những thông điệp nhân văn giá trị này mà điện ảnh nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng trong cuộc sống của con người, thường được sử dụng để tuyên truyền trên các phương tiện văn hóa thông tin đại chúng. Điện ảnh sẽ còn có tên gọi khác là nghệ thuật thứ bảy nếu xét trên phương diện nghệ thuật. Trước đó Hegel có phân loại nghệ thuật thành 6 hình thức cơ bản bao gồm: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Sự khác nhau giữa phim điện ảnh và phim truyền hình
Những bộ phim mà các bạn xem tại rạp chiếu phim sẽ khác với những bộ phim truyền hình. Điện ảnh được chiếu trên những màn ảnh lớn như ngoài rạp chiếu phim. Còn phim truyền hình thường được phát sóng trên màn ảnh nhỏ như tivi tại nhà. Với nền điện ảnh trong nước thì phim nhựa cũng là khái niệm để nói về điện ảnh, phân biệt sự khác nhau với phim video. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy chất liệu duy nhất tạo nên điện ảnh không phải là phim nhựa.
Đừng bỏ lỡ: Cách thức download mẫu CV đẹp, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
4. Vai trò của điện ảnh là gì?
Ngay sau khi xuất hiện vào năm 1892 cũng như sự thực hiện thành công của bộ phim đầu tiên, mang lại những lợi nhuận tức thời thì ngành điện ảnh đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý, đầu tư vì thấy được lợi nhuận lâu dài mà ngành này mang lại. Và đến thời điểm hiện tại thì ngành điện ảnh đã đóng một vai trò không thể nào thay thế được trong ngành công nghiệp giải trí nói chung. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày những bộ phim điện ảnh không còn xuất hiện nữa thì cuộc sống có lẽ sẽ nhạt nhẽo và vô vị lắm cũng như những thông điệp mang ý nghĩa sẽ mất đi cách truyền tải đến công chúng nhanh nhất, ăn sâu nhất. Điện ảnh truyền tải những thông điệp một cách nhanh chóng
Nhiều hãng phim sau năm 1892 cũng nối tiếp nhau ra đời tạo nên sự thành công của rất nhiều ngôi sao điện ảnh. Bộ phim điện ảnh nổi tiếng không thể không kể đến vào thời gian ngay sau đó chính là vua hề Charlie Chaplin năm 1917 với mức thu nhập kỉ lục. Hiện nay, ngành điện ảnh đã tạo không ít công ăn việc làm cũng như mang đến nguồn thu nhập khủng cho những người theo nghề.
5. Công nghệ điện ảnh – Cơ hội nghề nghiệp sáng tạo cho sinh viên
Nhắc đến điện ảnh không thể không nhắc đến công nghệ Điện ảnh. Công nghệ điện ảnh là lĩnh vực kĩ thuật chuyên về các mảng hình ảnh động, các kỹ xảo. Trong đó để tạo nên một bộ phim điện ảnh sẽ liên quan đến các các kỹ xảo trong dựng phim, các phương pháp ghi lại và tái tạo các hình ảnh động, phương tiện, vật tư, thiết bị, âm thanh,…
Công nghệ điện ảnh hiện nay đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ mong muốn được học nghề. Một phần vì cơ hội nghề nghiệp mới mẻ, sáng tạo, phần khác vì mức thu nhập mà theo học công nghệ điện ảnh mang lại là vô cùng cao, cao hơn hẳn so với nhiều ngành nghề cùng thời gian đào tạo khác trong xã hội.
Các bạn sinh viên theo học ngành công nghệ điện ảnh sẽ được đào tạo tổng thể về sân khấu, điện ảnh, truyền hình đó là bước đệm để các bạn được học cao hơn về về những kĩ thuật làm phim có tính thiên về kĩ xảo như công nghệ 3D, 4D là những công nghệ hiện đại nhất hiện nay hay học phần thiết kế in ấn. Công nghệ điện ảnh mở ra rất nhiều công việc cho sinh viên
Ví dụ bạn xem những bộ phim điện ảnh về khoa học viễn tưởng thì phần lớn vũ trụ, thiết bị máy móc, địa bay, tàu bay và thậm chí là nhân vật cũng đều có sự góp mặt của kỹ xảo làm phim để tạo nên những hình ảnh sống động, giống thật.
Công nghệ điện ảnh càng ngày càng khẳng định được vị thế cũng như chỗ đứng trong môi trường làm việc điện ảnh chuyên nghiệp. Không có công nghệ điện ảnh, những bộ phim điện ảnh khó có thể thành công được.
Đi đôi với tầm quan trọng thì nghề nghiệp liên quan đến công nghệ điện ảnh cũng rất phong phú, sáng tạo cho các bạn trẻ chọn lựa. Những công việc có phần nhẹ nhàng như thiết kế bìa tạp chí, làm poster phim điện ảnh, làm quảng cáo hình ảnh đến những công việc phức tạp hơn như kĩ thuật dựng phim, tạo hình nhân vật, sân khấu,…
Các chuyên ngành được đào tạo của Công nghệ Điện ảnh Truyền hình gồm:
– Dựng phim.
– Sản xuất phim điện ảnh.
– Phổ biến phim điện ảnh.
– Sản xuất phim truyền hình.
– Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình.
Xem thêm:
Hy vọng những thông tin đã được chia sẽ đầy đủ trên đã giúp các bạn trẻ hiểu được điện ảnh là gì cũng như cơ hội nghề nghiệp dành cho các bạn sinh viên sau khi đã kết thúc khóa đào tạo về công nghệ điện ảnh. Cánh cửa nghề nghiệp luôn rộng mở với những bạn trẻ hết lòng đam mê, chăm chỉ, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Chúc các bạn thành công!
Tố Quyên
Nguồn: https://timviecdienvien.com
5
(100%)
2
Đánh giá