Điển cố là gì? Các điển cố trong văn học

Bạn đang tìm kiếm lời giải cho câu hỏi khai niem ve dien co, cac dien co trong van hoc, vi du ve dien co, dien tich la j, dien tich dien co trong van hoc trung ai viet nam, tu dien dien co, dien tich dien co trong truyen kieu, dien tich la gi. Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời đúng và chuẩn xác nhất
cho vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Chào mừng các bạn đến với blog Thành cá đù chấm com. Tôi có đặt quảng cáo để
có kinh phí duy trì blog hoạt động, bạn có thể làm ơn tắt chương trình chặn
quảng cáo – Adblock
sau đó tải lại trang giúp tôi nhé. Cảm ơn !!!

Hiện có nhiều bạn đang quan tâm đến điển cố nghĩa là gì, tôi cũng có
cùng mối quan tâm đó và tôi đã dành nhiều thời gian để tìm ra một số lời giải, mời các
bạn cùng tham khảo nhé.

Khái niệm về điển cố: Theo từ điển thì điển cố là những tích truyện xưa (cũng gọi là điển tích); thường là kể về các tấm gương anh hùng, các tấm gương đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử, những câu thơ, văn kinh điển trong các tác phẩm văn học có tử lâu được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, lời nói để nói với hàm ý những điều tương tự.

Điển cố điển tích thường dùng để giáo dục, gợi nhắc con người thông qua những tấm gương thời xưa: Hiếu thảo, nghĩa tình huynh đệ, phụ mẫu, trung thành..

Người ta cho rằng lấy những điển tích kinh điển trong lịch sử làm tham chiếu để luận giải là một cách rất tốt để làm sáng tỏ cái ý mà mình muốn biểu đạt. Do vậy, việc nhắc đến điển cố trong thơ và văn được sử dụng nhiều; cũng được xem như một chuẩn mực. Đồng thời lấy đó để tự soi xét chính mình.

Lấy điển cố điển tích để xây dựng câu thơ, câu văn, đắp nặn cho hình tượng nhân vật, tạo bối cảnh cho câu văn thơ, ám chỉ hàm nghĩa sâu xa, chứa đựng tâm tư của tác giả..

Dạng điển cố điển tích rất ngắn gọn, đôi khi chỉ gói gọn trong 2 từ. Muốn nhận biết điển cố điển tích khá khó.

Ví dụ về điển cố

Ví dụ về điển cố: Khổng Dung chọn lê

Câu chuyện kể về một cậu bé hiếu lễ tên Khổng Dung được kể trong Tam Tự Kinh – tác phẩm gồm những đoạn kinh chỉ gồm 3 chữ đơn giản ghép với nhau, được biên soạn từ thời nhà Tống dùng để dạy trẻ em về các nguyên tắc đạo đức cũng như văn học, lịch sử và một vài chủ đề khác.

Khổng Dung có một số anh trai và chị gái. Một ngày nọ, gia đình cậu nhận được một giỏ quà đầy lê ngon, và cha cậu đã cho phép cậu là người đầu tiên được chọn lê trong giỏ.

Khổng Dung đã ngay lập tức chọn quả lê nhỏ nhất. Cha ông bảo: “Con trai, sao con lại chọn quả lê nhỏ thế sao không lấy quả to hơn?”

Khổng Dung trả lời cha: “Con nhỏ tuổi nhất nên con nên lấy quả nhỏ nhất. Anh, chị lớn tuổi hơn con nên quả to là để cho họ”.

Chỉ mới lên bốn tuổi, Khổng Dung đã thể hiện đức tính tôn trọng người hơn tuổi và luôn kính nhường họ với sự lịch thiệp và lễ nghi đúng đắn.

Do tấm lòng tốt bụng, trung thực và sự kính nhường cũng như luôn nghĩ tới người khác, gia đình Khổng Dung luôn xem ông là người tình cảm và hiếu thảo đặc biệt.

Điển tích là gì

Điển tích là những sự tích được chép lại trong các sách cổ xưa, là một hiện tượng phổ quát: nó được sử dụng rộng rãi ở mọi thời, trong mọi nền văn học.

Sự phổ biến của điển tích có một lý do là sự tiết kiệm. Nói đúng hơn, đó là nguyên lý tối ưu của giao tiếp nói riêng và của tư duy nói chung: chúng ta luôn hướng tới việc truyền đạt nhiều thông tin nhất với một lượng ngôn từ nhỏ nhất, cũng tức là với khoảng thời gian ngắn nhất là năng lượng tinh thần nhỏ nhất. Chẳng hạn, khi chúng ta nhắc đến con ngựa thành Troy, thực chất là chúng ta gián tiếp kể lại cả một câu chuyện dài về con ngựa khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp chỉ trong một từ ngắn ngủi. Tương tự như vậy, cái tên Sở Khanh dẫn người đọc đến mối tình éo le của Kiều, đến truyện Kiều và đến cả một mẫu người trong xã hội đương thời. Trong giai thoại về đám tù nhân kể bên trên, thay vì kể cả một câu chuyện tiếu lâm, người kể chuyện chỉ cần đưa ra một con số.

Điển tích điển cố trong Truyện Kiều

Điển tích điển cố trong Truyện Kiều: Sở Khanh – Kẻ này chắc mọi người biết rồi, là một gã ăn chơi dâm loạn, chuyên đi lừa gái lầu xanh. Là nhân vật trong Truyện Kiều. Kiều đã tin lòng Sở Khanh và bị Sở Khanh đánh lừa trong tình yêu. Điển cố điển tích này muốn nói đến những kẻ trăng hoa, luôn lừa bịp, dụ dỗ con gái để họ làm theo mục đích của mình.

Một số điển tích điển cố khác trong Truyện Kiều:

1. “Dâng thư đã thẹn nàng Oanh

Lại thua ả Lí bán mình hay sao”

Nàng Oanh, Ả Lý.

2. “Bấy lâu nghe tiếng má đào

Mắt xanh chưa để ai vào có không?”

Mắt xanh do chữ “Thanh nhãn”, tức là mắt ở giữa là tròng đen (hoặc xanh) hai bên tròng trắng.

Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Được biết trong bộ Binh có người bếp cất rượu rất ngon, trữ 300 hũ mỹ tửu, ông liền xin vào làm một chức nhỏ ở đây để được thưởng thức! Có lần ông say luôn 60 ngày, vua Tấn muốn nói chuyện với ông mà không được. Người ta cho ông là “cuồng túy”.

Ông là người chán đời, thích tiêu diêu trong vũ trụ. Thơ của ông phần nhiều tả tình, hoặc than cho thói đời đen bạc, hoặc chán cho thế sự thăng trầm, hoặc ngao ngán cảnh phú quý công danh như phù vân… Tư tưởng của ông có lúc lại kỳ dị. Như trong bài văn xuôi “Đại nhân tiên sinh truyện”, ông ví con người trong vũ trụ như con rận trong quần.

Ông phản đối Nho giáo. Ông bảo: “Không có vua thì vạn vật ổn định; không có bề tôi thì mọi việc được trị; không có kẻ sang thì kẻ hèn không oán; không có kẻ giàu thì kẻ nghèo không tranh của. Ai nấy đều đủ ăn mà không cầu gì nữa”. Thật là một tư tưởng “vô chính phủ” nhưng cũng lạ là vua Tấn vẫn để ông ở yên.

Nguyễn Tịch lại có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách hễ là hạng quân tử, là hạng người vừa lòng mình thì Nguyễn Tịch nhìn thẳng bằng tròng mắt xanh; trái lại khách là kẻ tầm thường, người không vừa lòng mình thì ông nhìn bằng đôi tròng trắng.

Do điển đó, sau này người ta dùng chữ “Mắt xanh” để chỉ sự bằng lòng, vừa ý. Cũng như câu của Từ Hải: “Mắt xanh chẳng để ai vào có không?” là ý muốn hỏi: nàng chưa thấy ai là người vừa ý phải không? Tức là nàng chưa tiếp ai bằng mắt xanh.

3. Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!

“Ba thu” → ba mùa thu → 3 năm. Điển này lấy ý từ bài “Thái cát” (Hái rau) trong kinh Thi, sách tập hợp ca dao do Khổng Tử và học trò sưu tầm và san định.

4. Điển tích: “Tựa cửa hôm mai”, “quạt nồng ấp lạnh”, “Sân Lai”, “gốc tử”..

Đặc điểm của điển cố điển tích

Tính liên tưởng: Điển cố điển tích móc nối với các câu chuyện thời xưa nên bối cảnh của nó thường khiến người đọc liên tưởng tới những chuyện nổi bật thời xưa. Đùa chứ, ai thâm thúy mà lỗi mấy câu đó ra chửi, nghe không biết mà về tra chắc tức ói máu.

Tính cô đọng, giàu hàm súc: Chỉ chứa đựng trong hai từ cũng vô vàn cái nghĩa trong đó.

Tính linh hoạt: Cùng 1 nội dung điển cố có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

“Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

Bể dâu là một biến thể của điển cố nguyên gốc “thương hải tang điền”, chỉ sự thay đổi của cuộc đời. Điển này được mượn từ sách Liệt tiên truyện. Trong văn bản Nôm, đã thấy có sự kết hợp “bể dâu” (dịch nghĩa của “tang điền”) với yếu tố cấu tạo danh ngữ “cuộc” tạo thành kết cấu danh ngữ “cuộc bể dâu”. Đây là một dạng biến thể của điển cố được dùng trong văn học Nôm. Một số điển ngữ khác lại được hình thành do tóm lược nội dung của điển Hán, trích lấy những từ ngữ chính trong tích chuyện gốc Hán, ví dụ điển Nôm Án họ Mạnh vốn được lấy từ điển Hán “tề mi” hay “cử án tề mi” trong sách Hậu Hán thư. Câu chuyện nói về tình cảm và sự tôn trọng của nàng Mạnh Quang đối với người chồng.

Tính khái quát: Thông qua một từ ngữ ngắn gọn, điển cố dẫn người đọc vào thế giới cổ xưa, đi đến một ý nghĩa chung, khái quát cho hình ảnh đấy. Tính khái quát của điển cố còn thể hiện ở việc một điển cố còn có thể mang nhiều ý nghĩa, khái quát cho những tính chất và hình tượng khác nhau có mối liên quan gần gũi.

Các điển cố trong văn học

Các điển cố trong văn học có thể kể đến như:

  • Con ngựa thành Tơ-roa: Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ, trong bụng có chứa rất nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Tơroa đưa vào thành. Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân mở cửa vào thành. Thành Tơroa bị hạ. Sau này trong văn học, điển tích: “Con ngựa thành Tơroa” chỉ một việc làm có nội ứng, hay một bề ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong chứa đầy âm mưu.
  • Tái ông mất ngựa: Xưa có một ông già mất một con ngựa. Người ta đến chia buồn, ông bảo: Chưa chắc đã là điều không hay. Ít lâu sau con ngựa trở về lại dắt theo một con ngựa khác. Người ta đến mừng, ông bảo: Chưa chắc đã là điều hay. Quả nhiên, con trai ông tập phi ngựa bị ngã què chân. Người ta lại đến hỏi thăm, ông bảo: chưa chắc đã là điều bất hạnh. Một thời gian sau có chiến tranh, thanh niên trai tráng phải ra trận, riêng con ông được ở nhà vì què chân. Từ đấy điển tích “Con ngựa tái ông” chỉ họa phúc khôn lường, được không nên mừng, mất không nên lo. Ngựa tái ông họa phúc biết về đâu.
  • Ngựa Xích thố: Ngựa Xích thố là ngựa có sắc lông đỏ, tượng trưng cho ngựa qúy. Trong truyện “Tam quốc diễn nghĩa”, có con ngựa xích thố nổi tiếng của Quan Công do Tào Tháo tặng, đã đưa Quan Công vượt qua năm cửa ải, chém sáu tướng. Ngựa Xích thố giỏi chiến trận và trung thành với chủ, chỉ có Quan Công và trước Quan Công là Lã Bố là dùng được nó thôi, khi Quan Công chết, Xích thố cũng buồn bã mà chết theo. Nó nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, đến nỗi hàng ngàn năm sau khi nó chết, cứ có con ngựa lông đỏ nào hay, người ta lại cho đó là con Xích thố.
  • Ngựa trắng có cánh: Trong thần thoại Hy Lạp, hình ảnh con ngựa trắng có cánh và biết bay, tượng trưng cho cảm hứng trong sáng tạo và thi ca.
  • Kiếp ngựa trâu: Trong ý thức dân gian, ngựa và trâu thường được coi là biểu tượng của những thân phận thấp hèn, gắn liền với sự lao động cực nhọc (cho nên còn có cách nói khác: thân trâu ngựa). Vì vậy, kiếp ngựa trâu thường được dùng trong dân gian để chỉ thân phận nô lệ, bị áp bức.
  • Lên xe xuống ngựa: Xe và ngựa là những phương tiện giao thông tân tiến của con người, thay thế cho sức đi bộ. Thành ngữ: lên xe xuống ngựa biểu tượng cho sự thay thế tân tiến đó và dần dần nó còn là biểu tượng cho sự xung mãn của từng tầng lớp trên khá giả, thường là tầng lớp thống trị chuyên “ăn trắng mặc trơn, lên xe xuống ngựa”
  • Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Câu này còn có thể nói: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. “Tàu” ở đây là từ chỉ chuồng để nuôi ngựa. Dân gian đã mượn vật nuôi là con ngựa – một con vật vốn thân thiết với người để nói lên một cách sâu sắc một vấn đề về đạo lý con người. “Một con ngựa đau” – Hàm ý chỉ sự hoạn nạn cửa một cá thể. “Cả tàu không ăn cỏ” biểu thị sự sẻ chia của đồng loại. Câu thành ngữ đã nêu truyền thống tương thân tương ái, chia sẻ hoạn nạn của cộng đồng con người một cách cụ thể và hết sức có hình ảnh.
  • Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã: Câu tục ngữ có nguồn gốc Hán – Việt: ngưu = trâu, mã = ngựa, tầm = tìm. Nghĩa của nó là: trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa. Nhằm đúc kết một kinh nghiệm trong cuộc sống có giá trị như là một chân lý về quan hệ giữa người với người: người tốt sẽ tìm đến người tốt để làm bạn thân. Cũng như vậy kẻ xấu sẽ tìm gặp kẻ xấu để kết bè kéo cánh, cùng hội cùng thuyền với nhau.
  • Vành móng ngựa: Vành móng ngựa là biểu tượng cho tòa án nói riêng và cho pháp luật nói chung. Do đó, khi nói trước vành móng ngựa cũng có nghĩa là trước tòa án, trước pháp luật. Vậy vành móng ngựa có liên quan gì với tòa án, pháp luật? Số là, trước đây ở La Mã, nhà nước xử tội, trừng trị phạm nhân thường dùng ngựa để xé xác hoặc giày xéo lên thân thể của họ. Cách xử tội bằng voi giày ngựa xéo này thể hiện sự nghiêm minh và hà khắc của pháp luật. Về sau, người ta mới lấy vành móng ngựa để làm biểu tượng cho sự uy lực và nghiêm khắc của tòa án. Thành ra, trong các phiên tòa các bị cáo đều phải đứng vào vành móng ngựa dành riêng cho họ. Vành này được tạo dáng giống hình cái móng ngựa, do đó mới được gọi là vành móng ngựa. Thành ngữ trước vành móng ngựa, vì vậy dược hiểu là trước tòa án, trước pháp luật và chịu sự phán xử và trừng phạt của pháp luật.
  • Cưỡi ngựa xem hoa: Câu này có nghĩa là qua loa, đại khái, không tìm hiểu kĩ. Sở dĩ có thành ngữ này cũng là do câu chuyện sau : Một chàng công tử chân bị què muốn đi xem mặt vợ. Không ngờ cô vợ tuy đẹp nhưng bị sứt môi. Người làm mối cho chàng công tử cưỡi ngựa đi qua cổng và dặn cô gái đứng ở cổng, tay cầm bông hoa che miệng. Hai bên đồng ý kết hôn. Khi cưới mới biết các tật của nhau.
  • Đơn thương độc mã: Thương là ngọn giáo, mã là ngựa. Thành ngữ này nghĩa gốc là một giáo một ngựa dùng để chỉ sự đơn độc, lẻ loi trong khi chiến đấu với khó khăn nguy hiểm, không có sự hỗ trợ của người khác.
  • Ngựa le te cũng đến bến Giang – Voi đủng đỉnh cũng sang qua đò: Không nên vội vàng hấp tấp, rồi đâu sẽ vào đấy
  • Ngựa lồng cóc cũng lồng: Chỉ sự đua đòi bắt chước một cách lố bịch kệch cỡm.
  • Ngựa nào gác được hai yên: Cái gì cũng có giới hạn và mức độ của nó.
  • Ngựa non háu đá: Chỉ kẻ trẻ tuổi non nớt nhưng hung hăng, ham đối chọi, hay khiêu khích.
  • Bóng ngựa qua cửa sổ: Bóng ngựa hay bóng câu (Bạch câu có nghĩa là con ngựa non sắc trắng) lướt qua khe cửa là nhằm để chỉ sự trôi nhanh của thời gian. Do câu nói của Trang Tử: “Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên chi dĩ” (nghĩa là: Người ta sống trong khoảng trời đất, cũng giống như bóng ngựa trong lướt qua khe cửa, trong chốc lát mà thôi). Sách Hán thư cũng chú thích rằng Bạch câu là con ngựa non, dùng dể ví với sự lướt nhanh của bóng mặt trời, bóng nắng của thời gian.
  • Ngựa quen đường cũ: Ngoan cố, chứng nào tật ấy, không chịu sửa chữa khuyết điểm.
  • Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn: Cần phải có bạn bè, có bạn, sống cùng tập thể.
  • Ngựa chẳng cưỡi, cưỡi bò Đường ngay không chạy, chạy dò đường quanh: Chê người làm khác đời, để tự gây cho mình những khó khăn.
  • Ngựa quen đường cũ: Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lão mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này? Chuyện xưa kể rằng : Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa Xuân, lúc trở về là mùa Đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản Trọng bèn tâu : – Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về. Trước kia , thành ngữ này được hiểu theo nghĩa : người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc. Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.

Cách khai thác điển cố trong văn học

Tìm hiểu cách khai thác điển cố ở 2 khía cạnh: Ý nghĩa và nguồn gốc xuất xứ của điển.

Điển cố điển tích có 2 nghĩa cơ bản: Nghĩa đen và nghĩa bóng.

  • Nghĩa đen được hiểu là nghĩa của điển ngữ, ghi lại hình ảnh, cụ thể, sinh động về sự vật.
  • Nghĩa bóng là nghĩa được dùng trong điển cố, mang tính khái quát, trừu tượng, có khi dùng để ám chỉ một sự vật, một tính chất, một hành động.

Muốn hiểu đầy đủ điển cố điển tích phải tìm hiểu rất kĩ những câu chuyện xưa và hiểu được ý ẩn dụ trong đó.

Ngày nay người ta nhắc đến điển cố, điển tích nhưng lại không biết đó là điển cố điển tích. Điển cố khá khó phân biệt.

Rate this post

Viết một bình luận