Điên cuồng rỉa thịt cá kiếm, cá mập không hề biết mình sắp thành con mồi: Một “bóng đen” lù lù tiến đến

Đáy đại dương là một thế giới ẩn chứa rất nhiều điều bất ngờ đối với giới nghiên cứu. Và đây là thước phim hiếm hoi về bữa tiệc trong thế giới cằn cỗi của đáy đại dương mà các nhà thám hiểm ghi lại được.

Lần ngạc nhiên đầu tiên đến từ khung cảnh một đàn cá mập biển sâu đang điên cuồng rỉa thịt một con cá kiếm ngoài khơi bờ biển Mỹ vào tháng 7/2019.

Đội thám hiểm không bao giờ có thể tưởng tượng rằng họ cũng sẽ quay được cảnh một trong những con cá mập đó trở thành con mồi cho một sinh vật biển sâu khác.

Khi đội thám hiểm của Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đang dò tìm xác tàu chở dầu SS Bloody Marsh, phương tiện vận hành từ xa Deep Discoverer của NOAA đã bắt gặp phần còn lại của một con cá kiếm dài 2,5 mét đang bị gần chục con cá mập biển sâu rỉa thịt.

Điên cuồng rỉa thịt cá kiếm, cá mập không hề biết mình sắp thành con mồi: Một bóng đen lù lù tiến đến - Ảnh 1.

Ảnh: NOAA

Nhà khoa học hàng hải Peter J. Auster từ Đại học Connecticut (Mỹ) cho biết: “Nguyên nhân cái chết của con cá kiếm này vẫn chưa rõ ràng, có thể là do tuổi tác, bệnh tật hoặc một số chấn thương khác.

Vốn có khả năng ngửi thấy mùi máu tanh cực đỉnh ở đại dương, đàn cá mập đã nhanh chóng kéo đến rỉa thịt con cá kiếm. Chúng không ngờ rằng, sau lưng chúng là một kẻ thù to lớn hơn, đang chờ chực để tấn công, ăn thịt.

Chúng là cá đắm Đại Tây Dương. Chuyên sống và săn mồi đơn độc. Cuộc đi săn diễn ra ở độ sâu 450 mét, ngoài khơi bờ biển Nam Carolina. Cá đắm Đại Tây Dương nổi bật với dải vây lưng như lưỡi cưa. Chúng có thể dài 2 mét và thường lang thang quanh các hang động nước sâu và những con tàu đắm.

Đoạn video đăng tải bởi NOAA cho thấy cuộc phục kích âm thầm của con cá đắm Đại Tây Dương (Polyprion americanus) háu đói.

Xem video:

Thước phim cực hiếm về ‘quái vật’ biển sâu nhai sống một con cá mập. Nguồn: NOAA

Peter J. Auster nói: “Sự kiện hiếm hoi và đáng kinh ngạc này khiến chúng ta có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhưng đó là bản chất của khám phá khoa học”.

Nhóm NOAA cho biết cá mập biển sâu tụ tập thành một nhóm như vậy là điều hiếm thấy, trừ khi có một số thức ăn gần đó.

Peter Auster, một nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Mystic Aquarium và giáo sư danh dự nghiên cứu tại Đại học Connecticut, cho biết những con cá mập này có thể đã đi một quãng đường dài để kiếm ăn loài cá kiếm này.

Đoạn video đang khiến các nhà nghiên cứu phải cân nhắc rất nhiều về hoạt động bên trong của biển sâu.

Bài viết sử dụng nguồn: CNN, Sciencealert

Rate this post

Viết một bình luận