Điền Kinh Là Gì? Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Môn Điền Kinh

Điền Kinh Là Gì? Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Môn Điền Kinh

Bạn có biết, điền kinh là gì? Khái niệm điền kinh và ý nghĩa của môn điền kinh như thế nào? Thi đấu điền kinh bao gồm những bộ môn nào? Tổ chức ở đâu? Cơ quan quản lý điền kinh thế giới tên là gì? Các sự kiện thi đấu điền kinh lớn nhất thế giới,….

Cùng Thethaodonga.com theo dõi ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu tất tần tật mọi thông tin về bộ môn điền kinh nhé.

1. Điền kinh là gì?

Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ, chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, ném lao, đẩy tạ, môn bắn cung, bóng ném và nhiều môn phối hợp khác.

Với việc cần ít các thiết bị đi kèm và tính đơn giản của các môn thể thao này đã khiến điền kinh trở thành các môn thể thao được thi đấu nhiều nhất trên thế giới. Điền kinh chủ yếu là môn thể thao cá nhân và số ít các cuộc đua tiếp sức và các cuộc thi mà kết hợp biểu diễn vận động viên như chạy băng đồng.

Tại các kỳ thi đấu Thế vận hội, điền kinh là nội dung quan trọng hàng đầu và nó xuất hiện ngay từ những kỳ Thế vận hội cổ đại từ năm 776 trước công nguyên. Ngoài thi đấu điền kinh tại các kỳ Thế vận hội, trên thế giới còn nhiều giải điền kinh khác.

>>> Xem ngay bóng ném là gì, luật chơi như thế nào?

2. Khái niệm và ý nghĩa của môn điền kinh

2.1 Khái niệm của bộ môn điền kinh

Khái niệm điền kinh là một thuật ngữ bao gồm các môn thể thao cạnh tranh giữa nhiều người với nhau tới từ cùng một khu vực hoặc từ khắp nơi trên thế giới để giành các danh hiệu, thành tích hoặc huy chương. Các bộ môn này đòi hỏi kỹ năng, thể chất của các vận động viên cũng như cơ sở đào tạo, huấn luyện để đạt được các thành tích thi đấu tốt nhất.

2.2 Ý nghĩa của môn điền kinh

Cơ sở thi đấu của môn điền kinh chính là các động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy, ý nghĩa của môn điền kinh được xem là rất quan trọng trong giáo dục thể chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của mọi người.

Điền kinh đã trở nên quan trọng tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trên toàn thế giới. Các vận động viên tài năng có thể được luyện tập, đào tạo chuyên sâu hơn thông qua học bổng thể thao và đại diện cho các tổ chức, quốc gia của họ trong các hội nghị thể thao.

Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, người dân ngày càng ít vận động. Do đó, điền kinh hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các bài tập thể dục thường xuyên.

3. Lịch sử của môn điền kinh

3.1 Thời cổ đại và trung cổ

Các cuộc thi điền kinh với các bộ môn như chạy, đi bộ, nhảy cao, nhảy xa, ném đá là một trong những môn thể thao lâu đời nhất, nguồn gốc của chúng có từ thời tiền sử. Các cuộc thi đấu điền kinh được vẽ trong các ngôi mộ Ai Cập cổ đại ở Saqqara, với hình minh họa môn chạy ở lễ hội Dt Sed và nhảy cao xuất hiện trong mộ từ năm 2250 trước Công nguyên.

Môn thi đấu ban đầu và duy nhất tại Thế vận hội đầu tiên vào năm 776 TCN là một cuộc thi chạy dài, vòng quanh sân vận động. Sau đó các môn thi được mở rộng với các môn thi ném đá, nhảy cao và nhảy xa tạo thành năm môn phối hợp thời cổ đại. Các cuộc thi điền kinh cũng diễn ra tại các Panhellenic Games, thời điểm khoảng 500 năm trước Công nguyên.

Tại nước Anh vào thế kỷ XVII, các giải đấu Cotswold Olimpick Games, một lễ hội thể thao, cũng có các môn điền kinh dưới hình thức các cuộc thi ném búa tạ. Từ 1796 – 1798, tại Pháp đã diễn ra L’Olympiade de la République ngay trong cuộc cách mạng Pháp. Đây là một tiền thân của Thế vận hội Mùa hè hiện đại. Môn thi đấu hàng đầu của cuộc thi này là môn chạy, nhưng các môn thi đấu khác của Hy Lạp cổ đại cũng được đưa vào. Olympiade tại Pháp năm 1796 đánh dấu việc đưa các hệ thống số liệu vào để đo kết quả thi đấu trong thể thao.

3.2

Thời cận đại và hiện đại

Lần đầu tiên một Đại hội thể thao dành cho mọi người bao gồm các cuộc thi điền kinh được tổ chức tại Wenlock, Shropshire vào năm 1850. Ngoại trừ hai năm phải dừng do chiến tranh và những năm kinh tế khó khăn, các cuộc thi điền kinh trên đã được tổ chức liên tục cho đến ngày nay.

Cuộc thi điền kinh trong nhà đầu tiên theo mô hình hiện đại được tổ chức thời gian ngắn sau đó vào năm 1860, bao gồm một cuộc thi tại Ashburnham Hall ở Luân Đôn, nước Anh với bốn môn thi chạy và một môn thi nhảy xa ba bước.

Thành lập tại Anh vào năm 1880, Hiệp hội điền kinh nghiệp dư (AAA: Amateur Athletic Association) là tổ chức đầu tiên của điền kinh và bắt đầu tổ chức giải điền kinh hàng năm của mình – giải vô địch AAA. Mỹ cũng bắt đầu tổ chức một cuộc thi điền kinh quốc gia hàng năm – giải vô địch điền kinh Mỹ ngoài trời. Hiệp hội điền kinh nghiệp dư Mỹ (thành lập tại Mỹ vào năm 1888) và Hiệp hội điền kinh Pháp (thành lập tại Pháp vào năm 1889).

Điền kinh đã được đưa vào Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên năm 1896 và nó đã là một trong những cuộc thi quan trọng nhất tại Olympic bốn năm một lần kể từ đó. Ban đầu điền kinh chỉ dành cho nam giới, Thế vận hội Olympic 1928 đã đánh dấu sự ra đời của các môn điền kinh nữ. Điền kinh là một phần của Olympic cho người khuyết tật ngay từ khi nó được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960. Các vận động viên điền kinh rất được coi trọng trong các giải lớn, đặc biệt là Thế vận hội.

Ảnh chụp thi đấu điền kinh tại Olympic Tokyo 2020

 

>>> Bạn có biết sức nhanh là gì và vì sao nó quan trọng với các vận động viên?

4.

Các môn thi đấu

Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn điền kinh – cơ quan chủ quản của điền kinh, chia điền kinh thành năm lĩnh vực: điền kinh trong nhà, chạy trên đường, đi bộ thể thao, chạy băng đồng và chạy leo núi. Tất cả các hình thức điền kinh là môn cá nhân, trừ môn chạy tiếp sức.

Tuy nhiên, thành tích của vận động viên điền kinh thường được tính gộp vào thành tích của nước mình tại các giải vô địch quốc tế và trong trường hợp chạy băng đồng thời gian kết thúc của các vận động viên hàng đầu từ mỗi đội hoặc quốc gia được cộng lại để tìm ra đội thắng cuộc.

4.1

Điền kinh trong sân vận động

Các giải thi đấu điền kinh đã xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX dành cho các vận động viên đại diện cho các cơ sở giáo dục, tổ chức quân sự và câu lạc bộ thể thao. Các vận động viên có thể thi đấu một hoặc nhiều môn thi theo chuyên môn của họ. VĐV nam và nữ thi đấu riêng biệt.

Thi đấu điền kinh kiểu này có cả hai định dạng trong nhà và ngoài trời với hầu hết các cuộc thi trong nhà tổ chức trong mùa đông, trong khi các cuộc thi ngoài trời chủ yếu được tổ chức tại mùa hè. Tên của môn được chọn dựa theo nơi tổ chức – sân vận động track and field.

Thi đấu điền kinh có thể tổ chức tại SVĐ trong nhà hoặc SVĐ ngoài trời

Một loạt các môn thi chạy được tổ chức trên đường chạy, chia làm ba loại: chạy nước rút, chạy tầm trung và chạy dài. Chạy tiếp sức bao gồm bốn vận động viên, mỗi người sau khi đã chạy xong phần của mình phải trao một chiếc gậy cho đồng đội để đồng đội của mình có thể chạy tiếp. Chạy vượt rào và chạy băng đồng là một biến thể, ở đó các vận động viên phải vượt qua các trở ngại khác nhau trên đường đua.

Các môn điền kinh thi trên cỏ có hai môn: nhảy và ném.

Trong các môn ném, các vận động viên sẽ thi xem ai ném xa nhất. Các môn ném bao gồm ném tạ, ném đĩa, ném lao và ném búa.

Có bốn môn thi nhảy. Trong đó nhảy xa và nhảy ba bước tính xem vận động viên nào có thể nhảy xa nhất, trong khi nhảy cao và nhảy sào tính xem vận động viên nào nhảy cao nhất.

Các môn điền kinh phối hợp, trong đó bao gồm mười môn phối hợp (dành cho nam) và bảy môn phối hợp (dành cho nữ), là cuộc thi mà các vận động viên thi đấu trong một số môn khác nhau và mỗi môn sẽ được một số điểm, cộng tổng số điểm để tính ra nhà vô địch.

4.2

Chạy đường trường

Chạy đường trường là một môn chạy với đường chạy là đường giao thông (ngược lại với track and field và chạy băng đồng).

Chạy đường trường được phân vào cự ly dài của môn điền kinh, với quãng đường ngắn nhất là 5 km và dài nhất là 42.2 km trong môn marathon. Các nội dung chạy đường trường thường có rất đông thí sinh tham dự cùng một lúc.

VĐV chạy đường trường đầu tiên về đích

Ba cự ly chạy đường trường phổ biến nhất của IAAF là chạy 10 km, bán marathon và marathon. Mặc dù vậy cũng có rất nhiều cuộc thi chạy 5 km, chủ yếu tổ dành cho các cuộc đua từ thiện và ít tính cạnh tranh.

Đường đua chạy đường trường có thể có chướng ngại vật hoặc đi qua các dạng địa hình đặc biệt như đồi, khúc ngoặt gấp, thời tiết khắc nghiệt.

4.3

Chạy băng đồng

Chạy băng đồng là một môn thể thao diễn ra ngoài trời, đường chạy thường dài 4 – 12 km (2,5 – 7,5 mi) với bề mặt có thể là cỏ, đất, băng qua rừng thưa và vùng nông thôn, có thể là đồi núi, mặt đất bằng phẳng và đôi khi là những con đường rải sỏi. Đây vừa là môn cá nhân vừa là môn đồng đội.

Khi thi đấu cá nhân, VĐV được đánh giá dựa trên thời gian còn thì đấu đồng đội được đánh giá bằng điểm số. Cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể tham gia thi đấu, thời gian tổ chức thường là mùa thu và mùa đông, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như mưa, tuyết, mưa đá và nhiệt độ.

Chạy băng đồng là một môn thể thao diễn ra ngoài trời

Chạy băng đồng là một trong các bộ môn thuộc điền kinh và có thể coi là tương đương với chạy đường dài và chạy đường trường. Mặc dù các cuộc chạy ngoài trời đã diễn ra từ thời tiền sử, luật lệ và truyền thống của môn chạy băng đồng lại xuất phát tại Anh thời kỳ cận đại. Giải vô địch ở Anh vào năm 1876 là giải vô địch quốc gia đầu tiên còn Giải vô địch chạy băng đồng quốc tế được tổ chức lần đầu năm 1903. Kể từ năm 1973 giải đấu cao nhất trên thế giới là IAAF World Cross Country Championships.

4.4

Đi bộ thể thao

Đặc điểm cơ bản của kĩ thuật đi bộ thể thao là suốt quá trình đi, cơ thể không được bay trên không mà luôn luôn có một hoặc cả hai chân cùng chạm đất và từ khi chân chống trước đến khi kết thúc đạp sau, chân phải luôn giữ thẳng. Tập luyện và thi đấu đi bộ có thể tiến hành được trên mọi loại đường khác nhau. Đi bộ thể thao có thể không đi theo cự ly mà đi theo thời gian.

Đi bộ thể thao có thể không đi theo cự ly mà đi theo thời gian

4.5

Chạy

Bộ môn chạy gồm có:

  • Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m.
  • Chạy cự ly trung bình gồm các cự ly 500m đến 2000m, trong đó môn chạy 800m và 1500m là nội dung thi trong Thế vận hội.
  • Chạy cự ly dài gồm các cự ly từ 3000m đến 30000m trong đó môn chạy 3000m (nữ), 5000m (nam) và 10.000m (nam) là nội dung thi trong Đại hội thể thao Olympic.
  • Các môn phối hợp.

10 môn phối hợp gồm nhảy xa, chạy, nhảy cao…

Ảnh chụp nội dung chạy 200m nam

SẢN PHẨM THAM KHẢO Xem thêm

Bóng nhồi cao su

Tạ sắt đẩy thể dục

Đồng hồ bấm giây JUNSD 307A – 2 láp

Đồng hồ bấm giây PC2810

Trụ bóng rổ học sinh tiêu chuẩn

Khung thành bóng đá mini 5 người

Nệm nhảy cao 901913

Nệm nhảy cao 902915

5.

Điền kinh cho người khuyết tật

Các cuộc thi quốc tế đầu tiên được tổ chức cho các vận động viên điền kinh khuyết tật về thể chất (không điếc) bắt đầu vào năm 1952 với giải thể thao quốc tế Stoke Mandeville Games được tổ chức cho các cựu chiến binh Thế Chiến II. Lúc đó giải này chỉ dành cho các vận động viên chạy xe lăn.

Điều này truyền cảm hứng cho Paralympic Games đầu tiên được tổ chức vào năm 1960. Theo thời gian, cuộc thi dành cho người khuyết tật chạy xe lăn được mở rộng để bao gồm các vận động viên bị cụt chi, suy bại não và thị giác.

Paralympic Games đầu tiên được tổ chức vào năm 1960

6.

Sân thi đấu điền kinh

Sân thi đấu điền kinh hiện nay thường sử dụng tại các sân vận động, bao gồm sân vận động ngoài trời và sân vận động trong nhà. Các môn thể thao đòi hỏi kích thước và hình dạng sân cỏ khác nhau. Nhiều sân vận động được thiết kế chỉ dành cho một môn thể thao trong khi một số sân vận động có thể thích hợp cho nhiều sự kiện thể thao.

Sân thi đấu điền kinh hiện nay thường sử dụng tại các sân vận động

7. H

iệp hội điền kinh thế giới

Cơ quan quản lý quốc tế về điền kinh, Liên đoàn điền kinh không chuyên quốc tế (IAAF) được thành lập vào năm 1912. Liên đoàn này được đổi tên như hiện nay (Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn Điền kinh) vào năm 2001. IAAF thành lập giải vô địch điền kinh thế giới ngoài trời trong năm 1983. Các vận động viên điền kinh có thể nhận được tiền thưởng khi giành chiến thắng, chấm dứt giai đoạn “nghiệp dư” trước đó.

8.

Các giải điền kinh thế giới

Ngoài những sự kiện bên dưới, thế giới còn ghi nhận rất nhiều sự kiện điền kinh đáng chú ý khác.

8.1 Giải vô địch điền kinh thế giới

Giải vô địch điền kinh thế giới là sự kiện thể thao lớn thứ ba trên thế giới, có khoảng 2000 vận động viên đến từ hơn 200 quốc gia tranh 49 huy chương vàng. Giải vô địch điền kinh thế giới đầu tiên về điền kinh được tổ chức tại Helsinki vào năm 1983. Ngày nay, giải đấu này được tổ chức hai năm một lần, thường là vào tháng Tám.

Ảnh chụp thi đấu tại Giải vô địch điền kinh thế giới năm 2019

8.2 Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới

Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới được tổ chức hai năm một lần và thi đấu trong 3 ngày. Sự kiện này thường được tổ chức vào tháng Ba.

8.3 Giải vô địch điền kinh thế giới U20

Giải vô địch điền kinh U20 thế giới quy tụ những vận động viên trẻ xuất sắc nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới để so tài với nhau, mang lại cho các VĐV 18, 19 tuổi những trải nghiệm quý giá đầu tiên về chức vô địch thế giới. Có khoảng 2200 vận động viên và quan chức từ 170 liên đoàn quốc gia tham gia, sự kiện diễn ra trong 6 ngày và thường được tổ chức vào tháng Bảy hàng năm.

Ảnh chụp Giải vô địch điền kinh thế giới U20 năm 2021

8.4 Cúp châu lục điền kinh thế giới

Cúp châu lục điền kinh thế giới trước đây được gọi là World Cup đã thay đổi hình thức và tên gọi vào năm 2010. Cuộc thi này không phải để giành huy chương cá nhân, mà để tích lũy điểm cho toàn đội. Cúp châu lục được tranh tài bởi các đội hỗn hợp đại diện cho châu Phi, châu Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu. Sự kiện sẽ diễn ra trong hai hoặc ba ngày và thường được tổ chức vào tháng 9, 4 năm tổ chức một lần.

Quách Thị Lan đạt HCV tại ASIAD 2018

8.5 Giải vô địch việt dã điền kinh thế giới

Giải vô địch việt dã điền kinh thế giới rất nhiều vận động viên chạy cự ly dài vĩ đại nhất thế giới tham gia thi đấu. Đây cũng là cuộc thi lâu đời nhất trong lịch sử Điền kinh Thế giới. Huy chương được trao cho các hình thức đồng đội và cá nhân ở các hạng mục cấp cao và cấp cơ sở và sự kiện này thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm.

8.6 Thế vận hội (OLYMPIC)

Thế vận hội Olympic là sự kiện thể thao quốc tế lớn nhất hiện nay. Tại đây ngoài thi đấu điền kinh còn thi đấu rất nhiều môn thể thao khác. Tấm huy chương vàng Olympic luôn là mục tiêu cuối cùng của tất cả các vận động viên. Đó không chỉ đơn giản là vinh quang dành cho cá nhân mà còn là vinh quang cho cả đất nước.

Olympic 2020 được tổ chức tại Tokyo Nhật Bản

9. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp thông tin điền kinh là gì, khái niệm điền kinh, ý nghĩa của môn điền kinh và nhiều thông tin khác liên quan đến bộ môn điền kinh. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Rate this post

Viết một bình luận