Điền kinh là gì, những thông tin cần biết

Đánh giá post

Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Đây là nội dung có thể nói phù hợp với rất nhiều lứa tuổi. Hãy cùng tìm hiểu xem điền kinh là gì và những thông tin cần biết.

đường chạy điền kinh

Điền kinh là gì? Lý thuyết môn điền kinh

Điền kinh là môn thể thao gồm những hoạt động của con người với nội dung như ném, đẩy, đi bộ, chạy, nhảy, chạy và những môn phối hợp khác nhau khác.

Quá trình hình thành môn điền kinh

Kể từ đời tổ tiên cho đến thế hệ chúng ta ngày nay đã khá quen thuộc với các hoạt động hàng ngày như đi bộ, chạy, nhảy, ném dây. Động lực phát triển môn điền kinh đã tiềm ẩn trong lịch sử hình thành, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1945 – 1954, kế tục truyền thống hào hùng của tổ tiên, một lần nữa các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, như một động lực phát triển môn điền kinh trong tương lai, lại được vận dụng một cách tích cực trong chiến tranh giữ nước. Từ 10/1954 – 5/1975, do âm mưu chia cắt đất nước của đế quốc Mỹ, miền Bắc là hậu phương lớn, miền Nam trở thành tiền tuyến chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai phản động để giành độc lập, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ này, ở miền Nam vẫn phát triển môn điền kinh nhưng tốc độ chậm và ít được chú trọng so với bóng đá, Tennis…Tuy vậy, so với thời kỳ Pháp thuộc, nội dung thi đấu điền kinh đã phong phú hơn, có thêm các nội dung thi đấu trong đại hội thể thao Olympic quốc tế. Nguyên nhân sự kém phát triển của môn điền kinh, và nhiều môn thể thao khác ở miền Nam là do hầu như không có cán bộ, huấn luyện viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Trong khi đó, ở miền Bắc mặc dù kinh tế kém phát triển và xã hội gặp nhiều vấn đề chưa được giải quyết nhưng Đảng và Chính phủ ta luôn để cao và quan tâm đến sự  phát triển của thể dục thể thao trong nước và quốc tế. Phong trào tập luyện môn điền kinh trong nhân dân được phát triển tương đối rộng rãi, nhân dân hưởng ứng không phải chỉ để tăng cường sức khỏe mà còn để tăng cường ý chí chiến dấu chống đế quốc Mỹ. Ở miền Bắc nước ta đã thành lập đội tuyển điền kinh quốc gia “chuyên nghiệp” (có kết cấu lương theo quy định của Nhà nước và các tiêu chuẩn khác) tại “Trường huấn luyện kỹ thuật quốc gia” (nay là “Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I”). Ở  một số tỉnh thành phía Bắc và nhiều tỉnh khác, một sô ngành như quân đội, đường sắt đều có đội tuyển điền kinh “chuyên nghiệp” và đội tuyển vận động viên trẻ kế cận. Do vậy hàng năm đều có từ 3 – 5 cuộc thi đấu điền kinh của nước. Có thể thấy được thành tích các môn điền kinh  thi đấu tại Đại hội thể thao Olympic quốc tế đều được cải thiện rõ ràng, thậm chí còn vượt trội rất nhiều so với những giai đoạn trước đây. Điền kinh được đưa vào chương trình giáo dục và trở thành một trong những nội dung chủ yếu được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp thể dục thể thao của nước Việt Nam Dân chủ Công hòa. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, môn điền kinh tiếp tục được chú trọng nhiều hơn so với các giai đoạn trước đây do đất nước đã hoàn toàn độc lập, tạo điều kiện cho các yếu tố vật chất phát triển. Bên cạnh đó, nhiều người có ý thức bảo vệ sức khỏe đã tự rèn luyện thân thể bằng tập đi bộ, tập chạy chậm. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, Đảng và Chính phủ ta đưa đất nước vào công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách đối ngoại, tiến tới hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại. Vì vậy môn điền kinh có thêm điều kiện, vận hội phát triển mới. Chúng ta đã có những cơ hội để tiếp xúc thi đấu quốc tế, Châu Á, Đông Nam Á, nâng cao thành tích, đem lại vinh quang cho đất nước trên trường đua quốc tế. Môn điền kinh lả một trong số ít môn thể thao giành được một số huy chương trong các Đại hội thể thao Đông Nam Á gần đây và trong một số cuộc thi đấu điền kinh Châu Á, Quốc tế. 5 Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang đứng trước vận hội phát triển mới, thử thách mới. Đội tuyển điền kinh môn chắc chắn sẽ phát triển mạnh hơn nữa.

Tác dụng của môn điền kinh

Điền kinh là bộ môn cơ sở cho những môn vận động khác, nó khơi dậy tiềm năng và giúp phát triển toàn diện kỹ thuật của con người, nâng cao kỹ thuật cho các VĐV. Môn điền kinh là khoa học tổng hợp của thể thao, sợi dây kết nối các môn thể thao với nhau. Điền kinh còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể con người; từ hệ thống thần kinh, hệ thống các cơ quan nội tạng cho đến tứ chi và các cơ quan nhỏ nhất trong cơ thể. Từ đó có thể giúp VĐV nâng cao kỹ thuật, thể lực và sự dẻo dai, bền bỉ. Vì vậy, điền kinh không chỉ dành cho các VĐV mà nó còn phổ biến trong cộng đồng vì tính thuận tiện dễ dàng tập luyện và khiến cơ thể con người khỏe mạnh, dẻo dai.

Phân loại các môn Điền kinh

Chạy

Chạy trên địa hình tự nhiên

Cự ly từ 600m – 30000m. Ngoài ra chạy Marathon còn có thể được tổ chức cho nhiều khu vực khác nhau.

Chạy trên sân vận động

Chạy cự ly dài: từ 3000m tới 30.000m, trong  thi đấu tại đại hội thể thao Olympic, chạy cự ly dài được   phân chia thành môn chạy nữ (3000m), nam (5000m và 10.000m).

Chạy cự ly trung bình: 800m – 1500m

Chạy cự ly ngắn: gồm có cự ly tăng dần, từ 100m, 200m đến 400m.

Chạy vượt chướng ngại vật

Chạy tiếp sức: Gồm có chạy tiếp sức hỗn hơp( 400+300+200+100m…), tiếp sức cự ly trung bình (800- 1500m), chạy tiếp sức cự ly ngắn (50- 400m)

Chạy vượt rào: chạy 3000m vượt chướng ngại vật; chạy cự ly  80m – 400m.

Nhảy

Nhảy qua xà ngang: nghĩa là vượt qua mức xà càng cao càng có lợi, gồm có nhảy sào và nhảy cao

Nhảy theo phương nằm ngang:gồm nhảy xa và nhảy ba bước, cự ly càng lớn càng tốt

Ném đẩy

Bao gồm Ném tạ xích, Ném lao, Ném đĩa, Ném la,  Đẩy tạ.

Căn cứ vào kỹ thuật ném, bộ môn này được chia thành các loại sau:

Ném quay vòng: ném đĩa có khối lượng từ 1kg đến 2kg

Đẩy tạ:  tạ có trọng lượng trong khoảng 3- 7,257kg, vận động viên sẽ thi đấu đứng trong một vòng trong có đường kính 2,135m để thực hiện phần thi

Ném từ sau đầu: gồm Ném bóng (150g), Ném lao (600-800g), Ném lựu đạn (500-800g

Ném tạ xích: tạ xích có trọng lượng từ 5kg- 7,257kg    

Đi bộ thể thao

Nghĩa là trong quá trình thực hiện, một chân hoặc cả 2 chân đều phải tiếp xúc với mặt, chân phải luôn giữ thẳng khi chân chống trước đên lúc kết thúc đạp sau.

Phối hợp nhiều môn

Gồm có mười môn phối hợp nam ( chạy 110m rào, chạy 400m, chạy 100m chạy 1500m, ném lao, nhảy sào, ném đĩa , nhảy cao, đẩy tạ, nhảy xa) và bảy môn phối hợp nữ ( chạy 800m rào, 100m rào ném lao, nhảy xa ( cao), chạy 200m, đẩy tạ,). Thành tích đánh giở nội dung này được tính bằng cách cộng tổng điểm các nội dung mà các vận động viên tham gia thi đấu.

Các giải điền kinh Việt Nam

Giải Vô địch Điền kinh quốc gia được tổ chức thường niên, qua đó có thể đánh giá được chất lượng đào tạo các vận động viên tại các địa phương khác nhau.Đây cũng là cơ hội để tìm kiếm và  tuyển chọn thế hệ  vận động viên khác để  tập huấn đào tạo cho việc tham gia thi đấu tại các kỳ SEA Games và Olympic. Bên cạnh đó, việc tổ chức các giải đấu còn nhằm mục đích tuyển chọn các tài năng trẻ  tập huấn tại đội tuyển quốc gia.

Nội dung:

– 24 nội dung cá nhân Nam:

+ Chạy 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 5000m, 10.000m, 3000m CNV, 110m rào, 400m rào;

+ TS 4x100m, x200m, x400m, x800m và đi bộ 20km

+ Nhảy xa, nhảy cao, nhảy sào, nhảy ba bước.

+ Ném đĩa, ném búa, đẩy tạ, ném lao

+ 10 môn phối hợp:

– 24 nội dung cá nhân Nữ:

+ Nội dung chạy như với nam

+ TS 4x100m, x200m, x400m, 4x800m, và đi bộ 20km

+ Nội dung nhảy giống với nam

+ Nội dung đẩy tạ và ném.

+ 7 môn phối hợp

– 02 nội dung tiếp sức nam-nữ

– Tiếp sức hỗn hợp 4x100m và 4x400m Nam-Nữ

Xem thêm về liên đoàn điền kinh Việt Nam

Các giải điền kinh thế giới

Giải vô địch điền kinh thế giới

Đây có thể coi  là sự kiện thể thao lớn thứ ba trên thế giới với sự tham gia của khoảng 2000 vận động viên khắp thế giới tranh 49 huy chương vàng. Giải vô địch thế giới lần đầu tiên về điền kinh đã được tổ chức tại thủ đô Helsinki của Phần Lan vào năm 1983. Ngày nay, cuộc thi được tổ chức hai năm một lần, thường là vào tháng Tám, và gồm ba ngày thi đấu căng thẳng đầy kịch tính trong một đấu trường trong nhà, nơi người hâm mộ có thể có cơ hội nhìn thấy nhiều vận động viên giỏi nhất thế giới nếu được xem ở cự li gần.

Giải vô địch điền kinh thế giới U20

Đây là nơi tụ hội của rất nhiều các vận động viên trẻ xuất sắc đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đến so tài với nhau trên đấu trường thể thao quốc tế một cách công bằng, văn minh. Sự kiện này thường được tổ chức vào mùa hè, cụ thể là tháng 7 hàng năm. Nó mang lại cho các đối thủ 18 và 19 tuổi những trải nghiệm đầu tiên về chức vô địch thế giới và những nỗ lực đổ mồ hôi không ngừng nghỉ đằng sau cho vinh dự này. Dự kiến ​​lên đến hơn 2000 vận động viên và quan chức của hơn 170 quốc gia tham dự.

Cúp châu lục điền kinh thế giới

Cuộc thi này có hình thức thi đồng đội, là nơi quy tụ hàng đầu của các vận động viên điền kinh tài năng lớn nhất trên trái đất cạnh tranh, không phải để giành huy chương cá nhân, mà để tích lũy điểm và giải thưởng cho toàn đội. Tại đây, tinh thần thi đấu đồng đội được nâng lên cao nhất, nên có thể thấy tình đoàn kết thượng võ được lan tỏa trong khắp các đội thi từ các nước khác nhau. Cúp này được tranh tài do các đoàn  đại diện cho các châu lục: châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương. Sự kiện diễn ra  4 năm 1 lần, trong vòng vài ngày và được tổ chức vào tháng 9.

Giải vô địch việt dã điền kinh thế giới

 Đây có lẽ là cuộc thi ra đời sớm nhât với lịch sử Điền kinh Thế giới. Huy chương đạt được sẽ được trao với hình thức đồng đội và cá nhân ở các hạng mục cấp cơ sở, cấp cao, thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm.

Để biết thêm thông tin bạn đọc vui lòng xem thêm tại trọng tài

Rate this post

Viết một bình luận