Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Có hai việc tuyệt đối không thể làm!

Thứ tốt nhất mà một người có được trong cuộc đời này là gì? Không phải sự huy hoàng của ngày hôm qua, cũng không phải sự hy vọng của ngày mai, mà chính là hiện tại ngày hôm nay.

Hãy cùng đọc hai câu chuyện về hai vị thiền sư dưới đây:

Vị thiền sư già phơi nấm dưới ánh mặt trời chói chang

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trong chùa Vĩnh Bình, có một vị thiền sư tuổi đã ngoài tám mươi, đang phơi nấm hương dưới trời nắng chói chang. Hòa Thượng trụ trì là thiền sư Đạo Nguyên trông thấy vậy, nhịn không được nói: “Trưởng lão! Ông tuổi đã già như thế, vì sao lại nhọc nhằn làm việc ấy? Thỉnh lão nhân gia không cần cực khổ thế! Tôi có thể tìm một người khác làm thay ông.”

Thiền sư già không một chút khách khí đáp: “Người khác không phải là tôi !”

Thiền sư Đạo Nguyên nói: “Lão nhân gia nói không sai! Nhưng muốn làm cũng không cần phải vào đúng lúc mặt trời chói chang thế này!”

Thiền sư già lại nói:  “Trời nắng không  phơi nấm, chẳng lẽ đợi trời râm hay trời mưa mới phơi ?”

Thiền sư Đạo Nguyên nhất thời nghẹn lời không nói gì thêm.

Mọi người thường nói: “Việc hôm nay, hôm nay làm xong”, “Sự tình của mình, chính mình làm”, lời nói tuy đơn giản nhưng làm được lại rất khó. Mọi người luôn tìm được đủ loại lý do bào chữa cho mình, nhưng kết quả là sẽ không lừa gạt được người, mà chẳng phải là lừa gạt chính mình sao?

Cả đời người có hai việc không thể làm, một chính là “chờ đợi” – không thể chờ ngày mai, hai là “dựa vào” – không thể dựa vào người khác. Nếu không thì cả đời này của người ấy coi như đã sống uổng rồi.

Cậu bé quyết chí xuất gia đi tu hành

(Ảnh minh họa)

 Người sáng lập Liên Tông của Phật giáo Nhật Bản là Thân Loan, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ. Lúc 9 tuổi, ông đã lập quyết tâm xuất gia nên đã tìm đến thiền sư Từ Trấn để xin được quy y. Thiền sư Từ Trấn hỏi: “Con còn nhỏ như vậy, vì sao muốn xuất gia tu hành?”

Cậu bé Thân Loan đáp: “Con mặc dù năm nay mới 9 tuổi, cha mẹ cũng không còn. Con bởi vì không hiểu vì sao mà con người lại nhất định phải chết, vì sao ta nhất định phải chia lìa cha mẹ, cho nên, để tìm hiểu đạo lý này, con nhất định phải xuất gia.”

Thiền sư Từ Trấn vô cùng khen ngợi chí nguyện của Thân Loan, nói: “Được! Ta hiểu rõ rồi! Ta nguyện ý thu nhận con làm đồ đệ. Nhưng hôm nay đã quá muộn rồi, đợi đến sáng sớm ngày mai, ta sẽ làm quy y cho con.”

Cậu bé Thân Loan nghe xong, không đồng ý nói: “Sư phụ! Tuy rằng, thầy nói sáng mai sẽ làm quy y cho con, nhưng con rốt cuộc còn trẻ người non dạ, không thể cam đoan chắc chắn rằng quyết tâm xuất gia của mình có bảo trì được đến sáng ngày mai hay không. Hơn nữa, sư phụ, thầy cũng đã già như vậy rồi, thầy không thể cam đoan rằng sáng mai lúc rời khỏi giường, thầy vẫn còn sống.”

Thiền sư Từ Trấn nghe xong lời này, vỗ tay trầm trồ khen ngợi, trong lòng tràn đầy vui mừng nói: “Nói được hay lắm! Lời nói của con hoàn toàn đúng, bây giờ ta sẽ lập tức làm quy y cho con.”

Nếu như còn có ngày mai, Mỗi người đều phải đối mặt với sinh, lão, bệnh, tử. Cậu bé Thân Loan cũng không biết được quyết tâm của mình có còn kiên trì được đến ngày mai hay không. Vị thiền sư Từ Trấn cũng không thể cam đoan có giữ được “mạng già” của mình đến ngày mai hay không.

Ai có thể cam đoan chắc chắn rằng kế hoạch ngày hôm nay, ngày mai mình vẫn còn nhớ rõ? Quả thực, không ai có thể biết trước tương lai, ai cũng không thể khẳng định rằng điều ngày mai mang đến chính là hy vọng mới hay là tuyệt vọng chưa biết trước! Cho nên, con người ngay khi còn sống thì phải cố gắng, đừng làm cho ngày hôm nay trôi qua trở thành quá khứ.

Người xưa nói: “Thời gian đi qua như dòng nước chảy suốt cả ngày đêm không ngừng” . Sinh mệnh là hữu hạn, đời người là ngắn ngủi, nếu hôm nay không tận dụng, không hoàn thành việc phải làm thì còn đợi đến bao giờ đây?

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Rate this post

Viết một bình luận