Điều kiện, hồ sơ xin nhập học cho trẻ lớp 1 mới nhất năm 2022

Điều kiện xin nhập học cho trẻ lớp 1 mới nhất năm 2022. Điều kiện, thủ tục để xin cho bé 7 tuổi theo học tại nơi đăng ký tạm trú. Hồ sơ xin nhập học vào lớp 1 cần những gì?

Hàng năm, vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 là giai đoạn mà các bậc phụ huynh quan tâm đến thủ tục nhập học cho các cháu lớp 1. Ngoài thủ tục nhập học cho trẻ vào lớp 1 thì còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể mới có thể xin đăng ký nhập học cho trẻ lớp 1. Vậy các điều kiện đó là gì? Được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

– Luật cư trú năm 2006

– Luật cư trú sửa đổi bổ sung 2013

– Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT

1. Quy định về độ tuổi của học sinh tiểu học:

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT thì độ tuổi của học sinh tiểu học sẽ là từ 6 tuổi trở lên. Căn cứ để tính tuổi ở đây là theo năm để xác định độ tuổi nhập học cho cháu bé chứ không nhất thiết phải đủ tròn 6 tuổi.

Ví dụ: Trường hợp cháu bé sinh vào tháng 12 năm 2014 thì tháng 8 năm 2020 này phụ huynh của cháu có thể làm thủ tục nhập học cho cháu vì nếu tính theo năm cháu đã được 6 tuổi. Kể cả cháu chưa đủ 6 tuổi nếu tính theo tháng sinh.

Bên cạnh quy định về độ tuổi đi học tiểu học thì tại Điều 40 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT còn quy định về các trường hợp đặc biệt đối với các trẻ là trẻ em khuyết tật hay có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn như sau:

“1. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm).

2. Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở n­ước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.

Xem thêm: Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 gồm những giấy tờ gì?

3. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;

b) Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội;

c) Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét quyết định.

4. Học sinh trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục như sau:

a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;

b) Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.

5. Học sinh lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được Hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp vào lớp phù hợp“

Xem thêm: Học bạ lưu bao lâu? Mất học bạ tiểu học, cấp 2, cấp 3 phải làm thế nào?

2. Quy định về quyền đăng ký nơi học tập:

Về quyền được đăng ký nơi học tập, môi trường học tập của đã được quy định theo Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT cụ thể tại Điều 42 như sau:

“Điều 42. Quyền của học sinh

“1. Đ­ược học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.

3. Đ­ược bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; đ­ược đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.

5. Đư­ợc nhận học bổng và được hư­ởng chính sách xã hội theo quy định.

6. Đ­ược h­ưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.“

Xem thêm: Công văn 2345/BGDĐT-GDTH năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Như vậy, ta có thể thấy việc đăng ký học tại nơi mà học sinh hay phụ huynh học sinh lựa chọn là quyền của học sinh, phụ huynh đó. Việc cấm hay từ chối không nhận học sinh nhập học đối với trường hợp không có sổ hộ khẩu tại nơi mà học sinh muốn đăng ký học phải được thực hiện đúng quy định pháp luật và hợp pháp.

Việc từ chối phải được giải thích rõ ràng và cụ thể, nhà trường sẽ phải đưa ra những quy định hay căn cứ nếu có trường hợp từ chối nhận hồ sơ của học sinh đăng ký vào lớp 1 trong những trường hợp đăng ký học trái tuyến hay những trường hợp không có sổ hộ khẩu tại nơi đăng ký học vào lớp một.

3. Điều kiện xin nhập học cho trẻ lớp 1 khi không có hộ khẩu ở địa phương:

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư Luật Dương gia, tôi có một vấn đề cần Luật sư Luật Dương gia giải đáp cho tôi như sau. Hiện tại tôi có 1 đứa cháu đã 7 tuổi đang xin cho bé vào lớp 1. Nhưng đang trở ngại ở chỗ ba và mẹ đã li dị, tên thì vẫn nằm trong hộ khẩu ở bên mẹ thuộc huyện Long Thành- Vũng Tàu. Hiện tại bé thì ở nhà bè với ba, ba thì có hộ khẩu ở quận 4, bé và ba đều có giấy tạm trú ở nhà bè. Do li dị nên mẹ của bé không chịu cắt hộ khẩu cho bé để về nhập hộ khẩu với ba nên sợ không có hộ khẩu gốc nơi bé nhập hộ khẩu thì có xin vào được lớp 1 không ? Xin luật sư chỉ giúp ạ.? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Đầu tiên về vấn đề cắt hộ khẩu cho bé, hành vi của mẹ bé không chịu cắt hộ khẩu cho bé sau khi ly hôn theo luật định là sai. Tại Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về tách sổ hộ khẩu:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

Xem thêm: Quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Dieu-kien-xin-nhap-hoc-cho-tre-lop-1Dieu-kien-xin-nhap-hoc-cho-tre-lop-1

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

Vậy cháu của bạn hoàn toàn có quyền tách hộ khẩu về ở với ba những để thực hiện thủ tục này cần phải có sự đồng ý từ chủ hộ cũ của bé là mẹ.Vì vậy nếu mẹ của bé có hành vi cản trở việc thực hiện thì người mẹ đã vi phạm quyền tự do cư trú được quy định tại  Điều 8 Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 về các hành vi bị nghiêm cấm:

“1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.

2. Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Xem thêm: Có được phép xin học trái tuyến cho trẻ vào lớp một không?

3. Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

4. Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.

5. Tự đặt ra thời gian, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú.

6. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật.

7. Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

8. Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú.

9. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.

10. Giải quyết cho đăng ký cư trú khi biết rõ người được cấp đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó. 

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự mới nhất 2022

11. Đồng ý cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.”

Khi đó bạn có thể khiếu nại theo quy định tại Điều 39 Luật này như sau:

“Điều 39. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm

1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của Luật này

và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Người nào vi phạm quy định của pháp luật về cư trú thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính

hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Nếu việc giải quyết diễn ra thuận lợi và nhanh chóng không làm ảnh hưởng đến thời gian xin cho bé vào lớp 1 thì bạn có thể chờ hoàn tất việc tách hộ khẩu của bé về với ba và tiến hành hồ sơ chuẩn bị cho bé vào lớp một. Nếu vấn đề giải quyết kéo dài lâu hơn hoặc có những yếu tố gây trở ngại cho việc xin vào lớp 1 cho bé, gia đình bạn có thể trao đổi trực tiếp lý do với Hiệu trưởng của trường học vì Hiệu trưởng là người có thẩm quyền quyết định vấn đề này theo quy định tại điểm e Khoản 5 Điều 20 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học:

Xem thêm: Có được nhập học lớp 1 cho con tại nơi có giấy tạm trú không?

“5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà tr­ường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

…”

Theo Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, cháu của bạn hoàn toàn có đủ điều kiện và có quyền được đến trường:

“Điều 42. Quyền của học sinh

1. Đ­ược học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.”

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị trường học để làm thủ tục nhập học cho cháu.

Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển trường tiểu học, trung học mới nhất 2022

4. Hồ sơ xin nhập học vào lớp 1 cần những gì?

Tùy vào mỗi trường mà hồ sơ xin nhập học lớp 1 có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ bao gồm các hồ sơ sau:

– Thư mời nhập học (01 bản)

– Đơn xin nhập học theo mẫu (01 bản tự khai)

– Giấy khai sinh (01 bản sao công chứng)

– Hộ khẩu (01 bản sao công chứng)

– Ảnh 3×4 (04 chiếc trong thời hạn 6 tháng, nền sáng màu. Ghi đầy đủ họ tên và ngày tháng năm sinh đằng sau mỗi ảnh)

– Mã Bảo hiểm y tế (01 Bản sao photo)

– Mã học sinh (Lấy từ phần mềm CSDL Sở GD&ĐT cấp)

Xem thêm: Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

Rate this post

Viết một bình luận