Điều kiện làm giáo viên trong cơ sở đào tạo cấp bằng lái xe

Điều kiện về giáo viên trong cơ sở đào tạo cấp bằng lái xe? Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Giấy chứng nhận và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô? Thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe? Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe? Cơ sở đào tạo bằng lái xe có cần giấy chứng nhận đủ điều kiên hoạt động hay không?

Đào tạo bằng lái xe là một trong những vấn đề được quan tâm để thực hiện đúng theo quy định về tham gia giao thông mỗi cá nhân khi đủ tuổi tham gia giao thông với các quy định phải có Bằng Lái xe theo quy định. Vậy Khi học để cấp bằng lái xe hiện nay nhiều người vẫn không yên tâm về cơ sở đào tạo cấp bằng lái xe. Vậy Điều kiện làm giáo viên trong cơ sở đào tạo cấp bằng lái xe được quy định như thế nào? Dưới bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.

Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 09/VBHN-BGTVT quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Luật sư tư vấn pháp luật  trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Điều kiện về giáo viên trong cơ sở đào tạo cấp bằng lái xe

– Có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định Số: 09/VBHN-BGTVT quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

–  Đảm bảo có ít nhất 1 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái khi học 

2. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Giấy chứng nhận và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô

–  Tiêu chuẩn chung của Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

– Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên theo quy định

–  Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn  như sau:

+ Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, và không thấp hơn hạng B2

Xem thêm: Giới hạn độ tuổi lái xe ô tô? Bao nhiêu tuổi thì không được lái xe ô tô nữa?

+ Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển và giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển

+ Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy ,thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định Nghị định Số: 09/VBHN-BGTVT quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

–  Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe như sau:

+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao theo quy định

+ Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên, thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý

3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

3.1. Hồ sơ giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

–  Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định Số: 09/VBHN-BGTVT quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

–  Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực)

–  Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực theo quy định

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê tài xế lái xe, hợp đồng thuê khoán lái xe mới nhất 2022

–  01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh và kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng

3.2. Trình tự thực hiện cấp

giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

– Các Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại khoản 4 Điều 8 của Nghị định Nghị định Số: 09/VBHN-BGTVT quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

–  Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này và trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, tổ chức kiểm tra, đánh giá. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

–  Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe và vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này. Trường hợp cá nhân không đạt kết quả và Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thông báo bằng văn bản.

4. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

– Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe. Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại điểm a và điểm e khoản 1 Điều 9 của Nghị định Nghị định Số: 09/VBHN-BGTVT quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Trình tự thực hiện như sau:

–  Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại khoản 4 Điều 8 của Nghị định Nghị định Số: 09/VBHN-BGTVT quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

– Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện và Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Xem thêm: Lỗi không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu tiền? Không mang bằng lái xe có bị tạm giữ xe không?

– Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

5. Cơ sở đào tạo bằng lái xe có cần giấy chứng nhận đủ điều kiên hoạt động hay không?

Căn cứ tại Nghị định Số: 09/VBHN-BGTVT quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Tại Điều 19. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động quy định:

1. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cấp cho trung tâm sát hạch lái xe đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

2. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục XII kèm theo Nghị định này; được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy chứng nhận hoặc có sự thay đổi về thiết bị sát hạch, chủng loại, số lượng ô tô sử dụng để sát hạch lái xe. Giấy chứng nhận cấp lại phải có quy định hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đã cấp trước đó.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động trung tâm sát hạch lái xe

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động cho trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2;

b) Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động cho trung tâm sát hạch lái xe loại 3 trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem thêm: Có được tham gia giao thông khi đã bị giữ giấy phép lái xe

Như vậy Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cấp cho trung tâm sát hạch lái xe đáp ứng đủ điều kiện và mỗi cơ sở đào tạo sát hạch lái xe phải có theo quy định. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động theo mẫu quy định và Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động trung tâm sát hạch lái xe theo quy định của pháp luật hiện hành

Trên đây là nội dung chúng tôi tư vấ về vấn đề Điều kiện làm giáo viên trong cơ sở đào tạo cấp bằng lái xe và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy đinh của pháp luật hiện hành.

Rate this post

Viết một bình luận