ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ BẰNG NAM DƯỢC – BỆNH VIỆN BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG

ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ BẰNG  NAM DƯỢC  

1 – BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ ?

  • Bệnh tiểu đường ( Đái tháo Đường ) là một bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao .
  • Trên thế giới: đái tháo đường chiếm khoảng 60-70% các bệnh nội tiết. Hiện nay có khoảng 400 triệu người mắc bệnh tiểu đường và có khoảng 5 triệu người bị tử vong. Cứ 6 giây có 1 người chết ,20 giây có 1 người bị cắt cụt chi vì tiểu đường .
  • Tại Việt Nam : Hiện nay có khoảng 3 triệu người bị mắc bệnh tiểu đường .Số người mắc tiểu đường chiếm 6% dân số , số người bị bệnh chưa được chẩn đoán còn rất cao .

2 – NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

* Đái tháo đường thứ phát

– Do bệnh lý tại tuỵ

– Do bệnh lý tại gan

– Do một số bệnh nội tiết

* Đái tháo đường do thuốc

* Đái tháo đường do bệnh lý ty lạp thể

* Đái tháo đường thể MODY

* Bất thường về cấu trúc insulin

* Các hội chứng do tăng đề kháng insulin

*  Các hội chứng di truyền kết hợp với bệnh đái tháo đường

3- PHÂN LOẠI THEO NGUYÊN NHÂN

A.TIỂU ĐƯỜNG TUÝP I

(Tuyến tụy bị phá hủy không tiết insulin- còn gọi là phụ thuộc Insulin)

+ Thường xuất hiện ở người trẻ tuổi < 40 tuổi.

+ Khởi bệnh đột ngột, cấp tính.

+ Thể trạng gầy.

+ Dễ có nhiễm toan ceton.

+ Tổn thương vi mạch thường sau vài năm.

+ Nồng độ insulin huyết thanh thấp.

+ Bắt buộc phải điều trị bằng insulin.

B.TIỂU ĐƯỜNG TUÝP II

( Tuyến Tụy giảm tiết Insulin – không phụ thuộc Inulin )

+ Thường gặp ở người lớn tuổi > 40 tuổi.

+ Bệnh khởi phát từ từ.

+ Thể trạng thường béo.

+ ít có nhiễm toan ceton.

+ Tổn thương vi mạch thường xuất hiện sớm, nồng độ insulin máu tăng hoặc bình thường.

+ Điều trị bằng chế độ ăn, luyện tập thể dục và thuốc hạ đường huyết bằng đường uống thì đường máu trở về bình thường.

C.ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở PHỤ NỮ MANG THAI

+ Thường gặp ở phụ nữ mang thai vào những tháng cuối từ tháng thứ 6 trở đi của thời kỳ thai nghén. Vì trong 3 tháng cuối thai phát triển rất nhanh nên nhu cầu về cung cấp năng lượng của người mẹ cũng cần phải tăng cao hơn.

+ Mặt khác trong khi có thai cơ thể của người mẹ cũng sinh ra một số các nội

tiết tố có tác dụng đề kháng insulin.

D.CÁC TUÝP KHÁC

+ Đái tháo đường xuất hiện sau một số bệnh nội tiết như: cushing, bệnh to đầu chi (acromegalia), Basedow, u tuỷ thượng thân (pheocromocytoma), u tế

bào tiết glucagon, u tế bào tiết aldosterol…

+ Đái tháo đường do thuốc: corticoid, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu thải muối (lasix, hypothiazid), hormon tuyến giáp, vacor, dùng lâu, kéo dài có thể dẫn đến tăng đường máu.

4 – TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG TUÝP I

5 – TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG TUÝP II

Tuổi mắc : trên 40 tuổi .

Triệu chứng :

  • Ăn nhiều cùng với cảm giác nhanh đói
  • Vết thương rất dễ bị chảy máu, nhiễm trùng hoặc lâu lành
  • Rối loạn tình dục
  • Giảm thị lực
  • Ngứa ran hoặc tê bì

6 – CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐTĐ

7 – ĐIỀU TRỊ

  1. Chế độ ăn: thực hiện chế độ ăn hợp lí: giảm thành phần gluco, ăn thức ăn có nhiều chất sơ, kiêng đồ ngọt.
  2. Hoạt động thể lực: tối thiểu 30 phút/ ngày.
  3. Điều trị bằng insulin:
  • Bắt buộc đối với ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai kỳ.
  • ĐTĐ týp 2 khi có:

Mất bù do stress, nhiễm trùng, tăng đường huyết kèm theo tăng ceton máu

Khi có can thiệp ngoại khoa, có thai, suy gan thận, dị ứng thuốc viên hạ đường huyết.

– ĐIỀU TRỊ

d.Điều trị bằng thuốc uống

  • Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin
  • Nhóm thuốc giảm đề kháng insulin
  • Nhóm ức chế enzym làm giảm hấp thụ gluco.
  • Nhóm Glinid (kích thích tiết insulin)
  • Nhóm các thuốc tác dụng trên hệ incretin (kích thích tiết insulin khi nồng độ đường huyết tăng sau khi ăn)

          BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ( CHỨNG TIÊU KHÁT)

THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bệnh đái tháo đường theo YHCT thuộc phạm vi chứng Tiêu Khát

Bệnh đã được các Y gia cổ mô tả từ rất sớm.

I – BỆNH NGUYÊN BỆNH SINH

Từ những ghi chép của y văn cổ qua các thời đại thấy có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh Tiêu khát.

  1. Thứ nhất là do tiên thiên bất túc, tức nguyên khí bị hư.
  2. Thứ 2 là do hậu thiên: Do ăn uống thất điều, quá no hay quá đói, ăn nhiều chất béo, ngọt, tinh thần không ổn định, tình chí thất điều làm ảnh hưởng đến công năng của các tạng phủ. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi. Các nhân tố gây bệnh thường phối hợp với nhau gây ra những hội chứng bệnh trong bệnh tiêu khát.
  • Tiên thiên bất túc: Do bẩm tố tiên thiên bất túc, ngũ tạng hư yếu, tinh khí của các tạng đưa đến thận để tàng chứa giảm sút dẫn đến tinh khuy dịch kiệt mà gây ra chứng tiêu khát.
  • Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều đồ béo ngọt, uống quá nhiều rượu, ăn nhiều đồ cay nóng lâu ngày làm nung nấu, tích nhiệt ở tỳ vị, nhiệt tích lâu ngày thiêu đốt tân dịch mà gây ra chứng tiêu khát.
  • Tình chí thất điều: Do suy nghĩ, căng thẳng thái quá, do uất ức lâu ngày, lao tâm lao lực quá độ mà ngũ chí cực uất hóa hỏa. Hỏa thiêu đốt phế, vị, thận làm cho phế táo, vị nhiệt, thận âm hư. Thận âm hư dẫn đến tân dịch giảm, phế táo làm mất chức năng tuyên phát túc giáng, thông điều thủy đạo, không đưa được nước, tinh hoa của thủy cốc đi nuôi cơ thể mà dồn xuống bàng quang nên người bệnh khát nước, tiểu nhiều, nước tiểu có vị ngọt.
  • Phòng lao quá độ: Do đam mê tửu sắc, phòng lao quá độ làm thận tinh hao tổn, hư hỏa nội sinh làm tân dịch càng khuy kiệt. Cuối cùng thận hư, phế táo, vị nhiệt dẫn đến tiêu khát.
  • Dùng thuốc ôn táo kéo dài làm hao tổn tân dịch: Ngày xưa nhiều người thích dùng phương thuốc “Tráng dương chí thạch”, là loại thuốc táo nhiệt, làm tổn hại chân âm và sinh ra tiêu khát. Các thuốc tráng dương khác cũng thường có tính ôn táo, dùng lâu ngày cũng sinh táo nhiệt, hao tổn tân dịch mà gây bệnh.

II. PHÂN THỂ LÂM SÀNG VÀ PHÁP TRỊ

Người xưa quan niệm tiêu khát có 3 thể: Thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Cả 3 thể này đều biểu hiện tứ chứng cổ điển: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. Thượng tiêu khát (phế nhiệt) sẽ gây ra uống nhiều, trung tiêu khát (vị nhiệt) sẽ gây ra ăn nhiều, hạ tiêu khát (thận âm hư) sẽ gây ra đái nhiều.

Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về lịch sử, kinh tế, xã hội mà bệnh tật cũng thay đổi theo. Qua quá trình nghiên cứu và điều trị, người ta nhận thấy cách phân chia trước đây không còn phù hợp. Với những bệnh nhân đái tháo đường hiện nay các triệu chứng cổ điển rất mờ nhạt, thay vào đó là các biểu hiện khác như: Giảm thị lực, tăng huyết áp, thiểu năng động mạch vành, rối loạn chuyển hóa Lipid…

Vì vậy dựa vào nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng mà phân ra các thể bệnh sau:

+ Thể vị âm hư, tân dịch khuy tổn

+ Thể vị âm hư, vị hỏa vượng

+ Thể khí âm lưỡng hư

+ Thể thận âm hư

+ Thể thận dương hư

– Việc điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Dùng thuốc theo lý luận y học cổ truyền để chữa bệnh và điều trị các biến chứng.

1. Thể vị âm hư tân dịch khuy tổn

  • Chứng hậu: Miệng khô, họng táo, ăn nhiều, mau đói, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng khô, mạch trầm huyền.
  • Pháp điều trị: Dưỡng âm sinh tân.

2. Thể vị âm hư, vị hỏa vượng

  • Chứng hậu: Khát nước, uống nhiều, ăn nhiều, mau đói, mệt mỏi, nóng trong, tiểu nhiều, nước tiểu vàng đục, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch sác.
  • Pháp điều trị: Tư âm thanh nhiệt.

3. Thể khí âm lưỡng hư

  • Chứng hậu: Miệng khô, họng táo, mệt mỏi, đoản khí, Lưng gối mỏi yếu, hồi hộp trống ngực, đau ngực, tự hãn, đạo hãn, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, chân tay tê bì, giảm thị lực, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trầm vi.
  • Pháp điều trị: Ích khí dưỡng âm.

4. Thể thận âm hư

  • Chứng hậu: Miệng khát, mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, ngũ tâm phiền nhiệt, ngủ ít, hay mê, đại tiện táo, nước tiểu vàng sẫm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch trầm tế sác.
  • Pháp điều trị: Tư bổ thận âm.

5. Thể thận dương hư

  • Chứng hậu: Miệng khát, không muốn uống nước, mệt mỏi, đoản khí, sợ lạnh, chân tay lạnh, tự hãn, phù thũng, sắc mặt xám nhợt, đại tiện lúc lỏng lúc táo, tiểu tiện nhiều, nước tiểu đục, liệt dương, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng khô, mạch trầm vi vô lực.
  • Pháp điều trị: Bổ thận dương.

6. Phương pháp điều trị chung chứng Tiêu Khát :

  • Tùy theo từng thể mà có phương thuốc điều trị phù hợp.
  • Sản phẩm Tiêu Khát – TH của bệnh viện Bình Dân: tổng hợp thành 1 phương thuốc điểu trị Tiêu khát ( Tiểu Đường typ 2 ).Tác dụng của các thành phần trong bài thuốc: Dưỡng âm sinh tân dịch, tư âm thanh nhiệt, chống khát, ích khí dưỡng âm, tư âm bổ thận.

III – ĐIỀU TRỊ

Hiện nay, BV Bình Dân sau nhiều năm sử dụng thuốc nam trên lâm sàng đã điều trị lành hẳn cho nhiều bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bằng thuốc thang.

Để mang đến sự tiện lợi cho người bệnh, bệnh viện đã bào chế ra sản phẩm TIÊU KHÁT –TH VÀ THANH ĐƯỜNG –TH  giúp bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thể sử dụng dể dàng.

PHÉP TRỊ CHỨNG TIÊU KHÁT THEO YHCT:

  • DƯỠNG ÂM SINH TÂN
  • HẠ ĐƯỜNG MÁU
  • TƯ ÂM THANH NHIỆT
  • ÍCH KHÍ DƯỠNG ÂM
  • TƯ ÂM BỔ THẬN, CHỈ KHÁT

SẢN PHẨM ĐÔNG DƯỢC: TIÊU KHÁT- TH

A.THÀNH PHẦN :

Giảo cổ lam, Thìa canh,Sinh địa, Khổ qua, Thiên hoa phấn, Thạch hộc, Sa Sâm, Mạch Môn Đông ,Hoàng kỳ, Lá ổi…

B. TÁC DỤNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN

1.Giảo cổ lam:

– Hạ đường huyết, tăng cường máu lên não

– Giảm cân, giảm mỡ thừa, giảm cholesterol máu.

– Tăng cường miễn dịch, phòng ngừa tim mạch, giảm khối u

2.Thìa canh:

– Giảm đường huyết nhanh, ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường.

– Làm giảm sự hấp thu glucoga ở  ruột, làm tăng tiết Insulin

– Tăng sự phát triển tế bào tuỵ ổn định đường huyết kéo dài – Tăng men sử dụng đường ở mô và cơ.

– Hạ huyết áp, tăng thải Cholesterol giảm mỡ máu.

3. Khổ qua:

– Thanh nhiệt, giải độc

– Kiện tỳ, ức chế sự chuyển hoá và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa đái đường, ổn định đường huyết, giảm cân

– Hạ đường huyết

4. Lá ổi:

– Giảm cholesterol, giảm cân

– Phòng ngừa tiểu đường, ngăn chặn cơ thể hấp thụ đường saccarose và maltose (2 loại đường này làm tăng đường máu)

– Giảm đường máu bằng cách giảm hoạt động của enzym alphaglucosidease

5. Thiên hoa phấn:

– Mát gan,phổi.

– Tiêu đàm, chữa khát, tăng bài tiết tân dịch. hỗ trợ điều trị đái tháo đường

6. Thạch hộc:

– Hạ nhiệt, thanh nhiệt , chỉ khát,  sinh tân , chữa âm hư hỏa vượng  háo khát.

– Thạch hộc + mạch môn + sa sâm = tư âm

– Điều trị háo khát, thanh nhiệt, tư âm, ích vị sinh tân , thanh phế tả hỏa.

7. Hoàng kỳ:

– Kích thích hệ thống miễn dịch, bổ trợ quá trình trị liệu

– Thúc đẩy quá trình chuyển hoá cơ thể, hạ huyết áp -Bảo vệ gan, bổ khí huyết,bổ tỳ vị.

C. CÔNG DỤNG

  • Kích thích tuyến tụy tiết Insulin điều hòa đường huyết, hạ đường máu, giúp ổn định đường máu
  • Tư âm thanh nhiệt, sinh nhuận, chống khát, dưỡng âm sinh tân, kiện tỳ, tư âm bổ phế
  • Hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, giảm biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường

D. ĐỐI TƯỢNG DÙNG

  • Người bị bệnh tiểu đường typ 2
  • Người có chỉ số đường huyết cao
  • Người mỡ máu cao

-> MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ: cắt hẳn thuốc tây, tiến tới khỏi hẳn không phải uống thuốc cả đời

E. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Liều dùng:

20 ngày đầu:

– Uống Tiêu Khát-TH sáng 4 viên – trưa 01 liều thuốc tây – chiều 4 viên, uống trước hoặc sau ăn 15 phút.

10 ngày tiếp theo:

Uống Tiêu Khát-TH sáng 4 viên – trưa 1/2 liều thuốc tây – chiều 4 viên, uống trước hoặc sau ăn 15 phút.  Sau 30 ngày:

Xét nghiệm máu, khám lại báo kết quả cho bác sĩ

Các ngày sau:

Uống Tiêu Khát-TH ngày 09 viên: sáng 3 viên – trưa 3 viên – chiều 3 viên, uống trước hoặc sau ăn 15 phút.

Khi đã đạt được chỉ số đường huyết ổn định thì dùng giảm liều ngày 06 viên sáng 2 viên – trưa 2 viên – chiều 2 viên, uống trước hoặc sau ăn 15 phút; kéo dài trong 20 ngày rồi cắt hẳn

Nên dùng liên tục từ 8-12 tuần liền để có hiệu quả điều trị tốt nhất

Bác sỹ Tư vấn : 0914110818 – 0913415229

BS CKI: VŨ THỊ TƯ HẰNG

Rate this post

Viết một bình luận