Điều trị Bệnh Viêm khớp sinh mủ

Điều trị Bệnh Viêm khớp sinh mủ

07-09-2010

Viêm khớp mủ, đôi lúc còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng (septic arthritis) là một bệnh lý viêm sinh mủ trong ổ khớp, ngõ vào thông thường nhất là do đường máu, thỉnh thoảng do vết thương xuyên thủng gây nhiễm trùng trực tiếp hoặc do nhiễm trùng của bộ phận kế cận như viêm tủy xương mãn tính.

Viêm khớp mủ thường gặp nhất là ở trẻ em, trẻ đẻ non, người già và những người bị ức chế miễn dịch. Nói chung, bệnh này thường xảy ra ở một khớp, khớp gối, khớp háng, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Trẻ em có thể bị ở nhiều khớp. Cần lưu ý rằng nhiễm trùng khớp háng có thể đau ở khớp gối và ngược lại.

1. Thông tin về viêm khớp mủ

Viêm khớp mủ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ sơ sinh, trẻ em. Ở người lớn thường xảy ra ở khớp khủy tay hoặc một khớp chịu lực như khớp gối. Khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng tại nhiều hơn một khớp. Nhiểm trùng đa khớp thường gặp ở trẻ em, điển hình ở khớp vai, khớp gối, khớp háng.

2. Các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển viêm khớp nhiễm trùng, gồm: 

• Bệnh nhân có viêm khớp dạng thấp mãn tính. 
• Bệnh nhân có nhiễm trùng hệ thống nào đó như lậu, nhiễm HIV. Nữ và nam quan hệ đồng tính có nguy cơ cao hơn về viêm khớp nhiễm trùng do lậu. 
• Bệnh nhân bị ung thư. 
• Người sử dụng ma tuý và nghiện rượu. 
• Bệnh nhân có khớp giả (khớp nhân tạo). 
• Bệnh nhân tiểu đường, bệnh về tế bào máu, bệnh lupus hệ thống (SLE). 
• Bệnh nhân đang bị chấn thương hoặc phẫu thuật khớp hoặc đang tiêm thuốc trực tiếp vào khớp.

3. Triệu chứng của viêm khớp mủ

Triệu chứng của viêm khớp nhiễm trùng xảy ra đột ngột,  triệu chứng phát triển từ 3 đến 14 ngày và có đặc điểm là đau nhiều, sưng tại khớp kèm theo đau, 90% trường hợp có một ít dịch mô chảy vào ổ khớp bị viêm. Khớp bị đau, nóng khi sờ chạm; Ớn lạnh và sốt cũng là triệu chứng thường gặp. Khi sờ chạm vào khớp thì bị đau và có thể có hoặc không có ấn kèm theo.Trẻ em thỉnh thoảng có nôn, ói.

4. Nguyên nhân của viêm khớp mủ

Nói chung, nguyên nhân của viêm khớp mủ là do các loại vi khuẩn, siêu vi hoặc nấm xâm nhập vào khớp qua đường máu. Mầm bệnh còn có thể xâm nhập trực tiếp vào khớp từ bên ngoài do chấn thương, tiêm thuốc vào khớp hoặc do các nhiễm trùng từ nơi khác của cơ thể. Các mầm bệnh cụ thể khác nhau tùy theo nhóm tuổi. Trẻ sơ sinh thường do nhiểm lậu cầu khuẩn từ mẹ bị bệnh lậu. Trẻ em củng có thể bị viêm khớp nhiểm trùng mắc phải do môi trường bệnh viện, thường là do đặt catheter. Các mầm bệnh thường gặp khác:

– Trẻ em <2tuổi: Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus
– Trẻ em lớn và người lớn: Steptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus, Staphylococcus Epidermis (thường nhiễm trùng liên quan phẫu thuật).
– Thanh niên và người lớn: Neisseria gonorrhoeae thường do nhiễm qua quan hệ tình dục.
– Người già: vi khuẩn Gram âm gồm Salmonellae và Pseudomonas

Các nguyên nhân thường gặp gây nhiểm trùng khớp theo nhóm tuổi

STT

Nhóm tuổi

Mầm bệnh

  1

Trẻ sơ sinh (Neonates)

Streptococcus pyogenes; vi khuẩn Gram âm

  2

Trẻ em (Infants and children)

Staphylococcus aureus; Haemophycoccus influenzae; Salmonella

  3

Thiếu niên (Aldolescent)

Staphylococcus aureus; Nesseria gonorrhoea

  4

Người lớn (Adults)

Staphylococcus aureus; Streptococcus; vi khuẩn Gram âm

  5

Chích ma túy tỉnh mạch (IV drug abusers)

Pseudomonas, các vi khuẩn không điển hình
Viêm khớp nhiễm trùng được xem là một cấp cứu y khoa vì tổn thương trên xương cũng như sụn và khả năng dẫn đến sốc nhiểm trùng có khi tử vong. Staphilococcus aureus có khả năng hủy hoại sụn trong một đến hai ngày. Sự hủy hoại sụn và xương sẽ dẫn đến trật khớp. Nếu nhiểm trùng do vi khuẩn thì nó sẽ vào máu và các mô xung quanh gây nên áp xe, ngay cả nhiễm trùng nhiễm độc. Biến chứng thường gặp nhất của viêm khớp nhiểm trùng là viêm khớp xương mãn tính.

5. Chẩn đoán viêm khớp mủ

– Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, khám thực thể, xét nghiệm máu và dịch khớp. Sau khi gây tê tại chỗ, bệnh nhân sẽ được rút dịch khớp tại khớp bị viêm. Dịch này sẽ được thử nghiệm bạch cầu, thường bạch cầu cao, tìm vi khuẩn hoặc các mầm bệnh khác. Một ít dịch khớp được nuôi cấp ở môi trường đặc biệt để cho vi khuẩn có thể mọc và được định danh.

– Bác sĩ sẽ tiến hành rút mẫu dịch khớp bằng kim và syringe để xét nghiệm. Bác sĩ cũng tiến hành nuôi cấy máu, nước tiểu để loại trừ các nguyên nhân khác như bệnh gout, thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh Lyme và các bệnh khác mà có thể gây nên đau khớp và sốt. Trong vài trường hợp, bác sĩ hội chẩn với chuyên gia về chỉnh hình và thấp học (Rheumatology) để tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán. Bởi vì viêm khớp nhiểm trùng có thể hủy hoại khớp nhanh chóng nếu không được điều trị, bác sĩ của bạn cho chụp X- quang để đánh giá tổn thương khớp.

– Xét nghiệm là cần thiết để chẩn đoán xác định viêm khớp nhiểm trùng. Bác sĩ sẽ rút một ít mẫu dịch khớp (synovial fluid – SF) tại khớp bị viêm. SF là một dịch nhờn được tiết ra từ mô quanh khớp. Bệnh nhân nên được giải thích rằng khi rút dịch khớp có thể đau. Dịch khớp được gởi đi nuôi cấy. Số lượng tế bào bạch cầu thường ở mức cao, Bạch cầu cao hơn 100.000 tế bào/mm3 hoặc bạch cầu đa nhân trên 90% thì nghĩ đến viêm khớp nhiểm trùng. Nhuộm Gram của dịch khớp để xác định vi khuẩn gây bệnh.

– Thỉnh thoảng bác sĩ thực hiện sinh thiết mô hoạt dịch gần khớp nếu xét nghiệm mẫu dịch khớp âm tính, nuôi cấy các dịch khác của cơ thể như nước tiểu, máu có thể được thực hiện đồng thới với nuôi cấy dịch khớp.

– Hình ảnh chẩn đoán không hữu dụng trong giai đoạn sớm của bệnh viêm khớp nhiễm trùng. Sử hủy hoại xương hoặc sụn không xuất hiện cho đến 10 – 14 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Nghiên cứu hình ảnh chẩn đoán thỉnh thoảng hửu dụng nếu nhiễm trùng khớp ở vị trí sâu.

6. Điều trị viêm khớp nhiễm trùng

– Viêm khớp nhiễm trùng phải được chẩn đoán sớm và điều trị bằng kháng sinh. Đầu tiên bác sĩ của bạn sẽ cho kháng sinh tiêm tĩnh mạch để chắc chắn rằng khớp bị nhiễm nhận được thuốc để diệt vi khuẩn càng nhanh càng tốt. Sau đó kháng sinh được cho bằng đường uống.

– Bác sĩ cũng cần tháo dịch khớp khỏi khớp bị nhiễm trùng nếu nó tái tiết dịch nhanh chóng. Tháo dịch trực tiếp đối với viêm khớp háng nhiễm trùng là dè dặt vì vị trí của nó khó tháo dịch nhiều lần. Đối với các khớp khác, tháo dịch chỉ được thực hiện nếu điều trị nội khoa từ 2 đến 4 ngày bị thất bại. Bó nẹp giúp cho khớp yên và giảm đau. Sau một thời gian bó nẹp, bác sĩ sẽ khuyên tập thể dục nhẹ nhàng để phòng ngừa cứng khớp. Hầu hết bệnh nhân viêm khớp nhiễm trùng hồi phục hoàn toàn khi được điều trị kháng sinh.

– Sự hồi phục của bệnh viêm khớp nhiểm trùng thường là tốt với hầu hết bệnh nhân có điều trị, tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân sẽ phát triển viêm xương khớp mãn hoặc biến dạng khớp. Thỉnh thoảng trẻ em bị nhiểm trùng khớp háng sẽ có ảnh hưởng về phát triển. Những bệnh nhân có tổn thương nặng về xương hoặc sụn cần phẫu thuật tái tạo nhưng không thể thực hiện nó cho đến khi nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn.

7. Thuốc điều trị viêm khớp nhiểm trùng

Nếu trì hoãn điều trị thì sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến khớp và các biến chứng khác, bệnh nhân sẽ bắt đầu được tiêm tĩnh mạch kháng sinh trước khi mầm bệnh được xác định. Sau khi mầm bệnh đã được xác định rồi, bác sĩ có thể cho bệnh nhân thuốc kháng sinh đặc hiệu. Thuốc chống viêm nonsteroid thường được cho đối với nhiễm trùng vi rút. Thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch được cho khoảng 2 tuần hoặc cho đến khi hết triệu chứng viêm. Sau đó, bệnh nhân được cho kháng sinh đường uống từ 2 đến 4 tuần lễ.

8. Phẫu thuật viêm khớp nhiễm trùng

– Trong một vài trường hợp, phẫu thuật tháo dịch khớp là cần thiết, kể cả trường hợp không đáp ứng điều trị kháng sinh, với các nhiễm trùng khớp háng hoặc các khớp khác mà nó rất khó khăn để chọc dò dịch khớp và với những nhiểm trùng liên quan đến các thương tổn do đạn bắn hoặc vết thương xuyên phá khác.

– Những bệnh nhân có tổn thương nặng về xương hoặc sụn có thể cần phẫu thuật tái tạo, nhưng không thể thực hiện cho đến khi hết nhiễm trùng hoàn toàn.

9. Theo dõi và điều trị hỗ trợ bệnh viêm khớp nhiễm trùng

– Bệnh viêm khớp mủ cần được theo dõi cận thận trong khi bệnh nhân nằm viện. Bác sĩ sẽ lấy dịch khớp hằng ngày để kiểm tra sự đáp ứng của bệnh nhân với kháng sinh.

– Viêm khớp mũ thường gây đau nhiều. Bệnh nhân thường được cho thuốc giảm đau, đồng thời đắp khăn nóng hoặc chườm đá lên khớp bị đau. Trong vài trường hợp, tay hoặc chân của bệnh nhân được bó nẹp để bảo vệ khỏi đau khớp do cử động.

10. Tiên lượng bệnh viêm khớp mủ

Tiên lượng phụ thuộc vào sự điều trị kịp thời bằng kháng sinh và tháo dịch khớp. Khoảng 70% bệnh nhân hồi phục vĩnh viễn mà không để lại tổn thương khớp. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ phát triển thành bệnh viêm khớp mãn tính hoặc biến dạng khớp. Nếu điều trị không kịp thời, viêm khớp mủ có thể gây tử vong do sốc nhiễm trùng và suy hô hấp với tỷ lệ từ 5 đến 30%.

11. Phòng ngừa viêm khớp mủ

Một số trường hợp viêm khớp nhiễm trùng có thể phòng ngừa được. Tránh tự chích thuốc vào khớp, quan hệ tình dục an toàn, xét nghiệm và điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm lậu, Bệnh nhân đang chích thuốc cortisteroid vào khớp để điều trị viêm xương khớp mãn tính thì cần xem xét lại phương pháp điều trị này để chống lại sự gia tăng nguy cơ viêm khớp mủ.

BS. HỒ VĂN SANH – BV HMCL

Biên dịch theo tài liệu Pyogenic arthritis. http://www. Arthrtis – Symptom.com

Rate this post

Viết một bình luận