Điều trị và chăm sóc tiền mãn kinh – FAMILY HOSPITAL

1. Tiền mãn kinh là gì?
– Tiền mãn kinh là giai đoạn kéo dài khoảng 2-5 năm trước khi kinh nguyệt dừng hẳn.
– Là giai đoạn đặc trưng bởi sự suy giảm và thiếu progesterone.

2. Phụ nữ tiền mãn kinh có những triệu chứng thường gặp nào?
– Thay đổi thời gian chu kỳ kinh nguyệt:
+ Kinh nguyệt không đều, quá dài hoặc quá ngắn.
+ Lượng máu kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn.
+ Cuối cùng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng hoàn toàn và không xuất hiện nữa.
– Nóng bừng hay bốc hỏa: cảm giác nóng xuất hiện đột ngột, trong thời gian ngắn, thường xảy ra ở mặt, cổ và ngực có thể làm cho da đỏ bừng, đổ mồ hôi.
– Khó ngủ.
– Giảm ham muốn tình dục: lượng homone estrogen suy giảm gây khô âm đạo, đau, ngứa, khó chịu khi quan hệ khiến tình trạng giảm ham muốn xảy ra.
– Thay đổi cảm xúc: cảm xúc thất thường, khó kiềm chế, đôi khi hay lo lắng, căng thẳng, cáu kỉnh.
– Đánh trống ngực: do nhịp tim tăng lên.
– Tình trạng loãng xương.

Tiền mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc loãng xương ở phụ nữ

3. Tiền mãn kinh gây ra biến chứng gì?
– Rong kinh, rong huyết.
– Loãng xương.
– Tăng nguy cơ xuất hiện một số loại u.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
– Thay đổi ngoại hình.
– Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

4. Điều trị tiền mãn kinh bằng phương pháp nào?
Phụ nữ tiền mãn kinh chỉ điều trị khi có triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thay vì vậy nên:
– Tích cực luyện tập thể dục thể thao.
– Thực hiện chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ chất, tăng cường lượng chất xơ, hạn chế chất béo no.
– Một số thuốc dùng để điều trị tiền mãn kinh (dùng theo hướng dẫn của bác sỹ):
+ Bổ sung Progestagen: gồm progesterone tự nhiên hoặc progestin tổng hợp trong trường hợp cường estrogen thiếu progesterone.
+ Viên tránh thai nội tiết kết hợp: thích hợp cho những phụ nữ có tình trạng thiếu estrogen tương đối. Sử dụng cho mục đích tránh thai và điều trị triệu chứng ở phụ nữ tiền mãn kinh. Có thể sử dụng viên tránh thai cho đến khi mãn kinh ở những phụ nữ không có nguy cơ tim mạch (người hút thuốc lá, cao huyết áp, bệnh mạch vành,…)
+ Liệu pháp estrogen đơn thuần không kèm progestogen: thường chỉ được áp dụng cho phụ nữ đã cắt tử cung.
+ Kháng viêm non-steroid (NSAID): được dùng vào đầu chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm lượng máu kinh trong 40-60% phụ nữ có phóng noãn, đồng thời có thể hữu ích trong điều trị chứng đau nửa đầu liên quan đến kinh nguyệt.

5. Cần làm gì để dự phòng sức khoẻ trong giai đoạn tiền mãn kinh?
– Khám sức khoẻ định kỳ, đo mật độ xương, sàng lọc các bệnh lý thường gặp ở tuổi mãn kinh và các loại ung thư sinh dục để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả.
– Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý.
– Luyện tập thể dục hàng ngày.

– Sử dụng nội tiết phù hợp khi cần thiết theo hướng dẫn của bác sỹ.
– Điều trị nội tiết phải được cân nhắc sử dụng sớm, ở lứa tuổi vừa mãn kinh.
– Duy trì cân nặng hợp lý.
– Giữ tinh thần thỏa mái.
– Loại bỏ những thói quen xấu: hút thuốc lá, uống rượu bia.

6. Những dấu hiệu cần tái khám ngay?
– Đối với phụ nữ từ 45 tuổi trở lên nên đi khám nếu có các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: mất ngủ vì đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, khó tập trung làm việc vì cơn bốc hỏa hoặc cảm thấy buồn bã, tụt cảm xúc, ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
Ngoài ra nên đi khám nếu:
– Có kinh thường xuyên hơn (< 3 tuần/lần).
– Ra máu rất nhiều khi hành kinh.
– Ra máu thấm giọt giữa chu kỳ kinh.
– Đã qua thời kỳ mãn kinh (sau 12 tháng không có kinh) có hiện tượng ra máu âm đạo trở lại dù chỉ là máu thấm giọt.

Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất trong điều trị bệnh lý phụ khoa cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt giúp chăm sóc phục hồi sức khỏe toàn diện cho chị em phụ nữ và sản phụ.

Rate this post

Viết một bình luận