Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao khi không biết mình thích nghề gì?

Không biết mình thích nghề gì là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều bạn trẻ, thậm chí cả những người đã đi làm lâu năm trên hành trình học tập và xây dựng sự nghiệp. Không ít sinh viên làm việc trái ngành sau khi tốt nghiệp Đại học; có những người đi làm vài năm, trải qua dăm ba công việc nhưng vẫn chưa tìm được điểm dừng chân mà mình muốn gắn bó lâu dài. Vậy làm thế nào để tìm ra ngành nghề phù hợp nhất với bản thân? Hãy cùng INDEC tìm hiểu 5 bước tự định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai!

Phát triển bản thân

Vượt qua rào cản và định hướng nghề nghiệp của gia đình và xã hội

Ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhiều bạn trẻ như cây non trước gió, chưa đủ trải nghiệm để thấu hiểu và tin tưởng bản thân. Lúc này, ý kiến của gia đình và xã hội rất dễ ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp mai sau. Các bạn rất dễ mắc phải những sai lầm khi chọn nghề:

  •  Chọn nghề theo truyền thống gia đình, theo mong muốn của bố mẹ

  • Chọn nghề giống bạn bè, người yêu

  • Chọn nghề đang hot, dễ kiếm tiền

  • Chọn nghề mà không cân nhắc những yếu tố như điều kiện kinh tế gia đình, thời gian học nghề, đầu ra của nghề…

Những ý kiến của gia đình, bạn bè hay trên các kênh truyền thông đều có ích cho quá trình hướng nghiệp, tuy nhiên bạn cần lắng nghe có chọn lọc và tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Xác định thế mạnh của bản thân

không biết mình thích nghề gì

Mọi vấn đề luôn xuất phát từ vấn đề bên trong chúng ta. Bạn không biết mình thích nghề gì trước tiên bởi bạn chưa hiểu rõ xu hướng tính cách và thế mạnh của chính mình. Việc xác định điểm mạnh và điểm yếu sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp chính xác hơn.

Bạn có thể quan sát bản thân mình thông qua những trải nghiệm tình huống thực tế, tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè thân thiết hoặc làm các bài test trắc nghiệm tính cách để xem bản thân phù hợp với lĩnh vực nào nhất. Ví dụ: bạn có khả năng truyền đạt tốt và thích làm việc với trẻ nhỏ thì nên theo nghề Sư phạm, bạn đam mê tâm lý học và tính cách nhạy cảm, hướng nội thì có thể cân nhắc theo ngành tâm lý…

Làm việc đúng với xu hướng tính cách và thế mạnh của bản thân sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức và hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ giữa thế mạnh và sở thích của bản thân. Không hẳn lĩnh vực bạn yêu thích đã là công việc bạn giỏi nhất. Hãy tìm ra công việc cân bằng cả thế mạnh và đam mê của bạn nhé!

>>> Xem thêm: Giải mã bản thân với 4 bài trắc nghiệm hướng nghiệp nổi tiếng nhất

Tìm hiểu các ngành nghề và liệt kê các điều kiện để đáp ứng công việc mơ ước

Mỗi lĩnh vực đều có rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Sau khi hiểu được thế mạnh bản thân, bạn nên tìm hiểu sâu về các loại hình công việc thuộc lĩnh vực phù hợp với bạn. Có nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy hỗ trợ bạn như tin tức trên báo đài hoặc các diễn đàn, hội nhóm chuyên cập nhật về lĩnh vực ngành nghề đó…

không biết mình thích nghề gì

Để chinh phục nghề nghiệp mơ ước, bạn cần nắm rõ những điều kiện cần thiết để đáp ứng công việc và chuẩn bị bộ kỹ năng mềm chuẩn chỉnh càng sớm càng tốt. Ví dụ, bạn muốn trở thành lập trình viên thì những kỹ năng cứng cần trang bị là: Ngôn ngữ C và C++, ngôn ngữ Java, Python, Cấu trúc dữ liệu….

Nếu kỹ năng cứng là điều kiện cần thì kỹ năng mềm chính là nền tảng cho thành công của bạn. Kỹ năng mềm nên được rèn luyện ngay từ khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và tin học. Một số kỹ năng mềm đặc trưng mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, năng lực sáng tạo, xử lý tình huống…

Trau dồi kỹ năng mềm liên quan

Quá trình rèn luyện kỹ năng mềm thường diễn ra trong thời gian dài, đòi hỏi bạn phải kiên trì học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua từng trải nghiệm sống. Dưới đây là một số tip cơ bản để bạn mài dũa kỹ năng mềm:

  • Suy nghĩ tích cực, luôn chia sẻ và giúp đỡ người khác.

  • Tìm nguồn hỗ trợ thích hợp để cải thiện kỹ năng mềm: học thêm ở trung tâm ngoại ngữ, tham gia hoạt động xã hội nhằm phát triển khả năng giao tiếp, đăng ký tham dự các talkshow chia sẻ…

  • Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình

  • Tập chia sẻ cảm xúc của mình với gia đình và bạn bè, đồng thời lắng nghe ý kiến từ họ để mở rộng quan điểm

  • Đọc sách đa dạng thể loại như self help, triết học, văn học, lịch sử – văn hóa… để tăng vốn hiểu biết, cải thiện kỹ năng viết lách và sáng tạo.

  • Tận dụng hiệu quả các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter… để thu thập thông tin, cập nhật những xu hướng mới của giới trẻ

  •  Đa năng và biết sắp xếp, ưu tiên công việc.

>>> Xem thêm: 7 kỹ năng phát triển bản thân quyết định tương lai của các bạn trẻ

Tự trải nghiệm và khám phá

không biết mình thích nghề gì

Khi không biết mình thích nghề gì, hãy tự mình trải nghiệm thật nhiều, dần dần bạn sẽ nhận ra công việc truyền cảm hứng và động lực cho bạn. Trăm nghe không bằng mắt thấy, những bài học bạn tự rút ra trong quá trình làm việc sẽ luôn là hành trang quý giá hơn bất kỳ lời khuyên nào.

Các bạn sinh viên nên đi làm thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học, đừng ngần ngại thử sức ở nhiều lĩnh vực thay vì chỉ tập trung vào việc kiếm tiền và giữ mình trong vòng tròn an toàn. Quá trình tự khám phá và rút kinh nghiệm sẽ mất nhiều thời gian, nhưng nó là cách chính xác nhất để bạn tìm ra nghề nghiệp mình muốn gắn bó.

Tổng kết

Không biết mình thích nghề gì không phải điều đáng sợ, chỉ cần bạn nỗ lực thử nghiệm và học hỏi thì chắc chắn sẽ đến lúc bạn tìm ra công việc phù hợp nhất với bản thân. Hy vọng rằng những chia sẻ của INDEC trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp! 

______________________________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: số 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 024 7305 3355

Facebook: Du học cùng INDEC 

Rate this post

Viết một bình luận