Định nghĩa, đặc điểm và nội dung chính của thần thoại và truyền thuyết – Tài liệu text

Định nghĩa, đặc điểm và nội dung chính của thần thoại và truyền thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.42 KB, 10 trang )

ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA
THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT
A.THẦN THOẠI
I.KHÁI NIỆM VỀ THẦN THOẠI
1.Khái niệm
Thần thoại là những truyện kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng,
nhânvật sáng tạo văn hóa. Phản ánh nhận thức và quan niệm của con người
thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người
Thần thoại là loại truyện ra đời sớm nhất
2.Bản chất của thần thoại :
a. Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội
nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận sau :
Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo,
Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm
tính, cụ thể, do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.
Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật Bởi vì tư duy
nguyên thuỷ chưa phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân
biệt được cái chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần
b. Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại. Tư duy thần
thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại.
c.Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn
liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực
hành tín ngưỡng).
1
II.CÁC NHÓM CHÍNH CỦA THẦN THOẠI
a. Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời,
Ông Trời, Nữ thần Mặt trăng, Mặt trời, Thần Mưa
Thần trụ trời
b. Thần thoại về nguồn gốc các loài, bao gồm cả động vật và thực vật:Cuộc tu
bổ các giống vật, Thần Lúa, cóc kiện trời…
c. Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam:

Ông Trời, Mười hai bà mụ, Nữ Oa- Tứ Tượng,
2
d. Thần thoại về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các
nghề : Nữ thần nghề mộc, Sơn Tinh- Thủy Tinh
III.NỘI DUNG THẦN THOẠI
_Giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên và đời sống con người, nguồn
gốc con người và những hiện tượng của tự nhiên và vũ trụ
_Phản ánh hiện thực đời sống con người thời nguyên thủy trong laođộng
sáng tạo và đấu tranh chinh phục thiên nhiên qua tấm màn kì ảo của trí tưởng
tượng
_Ca ngợi những nhân vật anh hùng, nhân vật sang tạo văn hóa như Thần
Nông, Thần Biển
Cho dù tác phẩm thần thoại thuộc nhóm nào, cho dù sự tích về các vị thần có
hoang đường đến đâu thì thần thoại vẫn chứa đựng những hiểu biết, những kinh
nghiêm của người cổ đại.
Những hiểu biết, những kinh nghiệm này thể hiện qua những câu trả lời về những
hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Những câu trả lời nầy có thể là sai lầm so với
tư duy ngày nay, nhưng những vấn đề ñ được người cổ đại đặt ra đôi khi vẫn còn
nguyên ý nghĩa đối với chúng ta. Chẳng hạn, câu hỏi về nguồn gốc trái đất và nhân
loại là câu hỏi lớn của triết học, tôn giáo và khoa học.
1.Nhóm thần thoại suy nguyên :
3
Thần thoại giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và nguồn gốc loài người, các
tộc người. Nhóm thần thoại này cho thấy được trình độ hiểu biết, sức tưởng
tượng, cách cảm nghĩ, những ước mơ, khát vọng của người Việt thời cổ (Thần
Trụ Trời, Mười hai bà mụ )
Người Việt thời cổ quan niệm vũ trụ có ba cõi: Trời, Ðất, Nước với hệ
thống các vị thần. Các vị thần ở cõi trời của người Việt gắn với các hiện tượng
tự nhiên mà con người dễ quan sát như thần gió, thần mưa, thần mây, thiên
lôi Ba vị thần trên cõi trời được người Việt nói đến nhiều là Ông Trời, Nữ

thần Mặt trời, Nữ thần Mặt trăng.Các vị thần nầy tương ứng với các hiện
tượng tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân nông nghiệp.Ở
cỡi Ðất và cõi Nước mỗi nơi đều có một vị thần đứng đầu và các thần bộ hạ.

2.Thần thoại Việt phản ánh cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên
Ðấu tranh chinh phục hạn hán, lũ lụt, gắn với ước mơ về cuộc sống
hạnh phúc hơn. Qua đó, thần thoại cũng thể hiện sự bất lực của con người
nguyên thủy trước những sự vật hiện tượng chung quanh họ (Cóc kiện
trời, Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Thần Lúa, Chú Cuội cung trăng).Với kiểu tư duy
thời cổ, qua thần thoại, con người đã chinh phục tự nhiên bằng tưởng
tượng.Thực chất thì người thời cổ của tất cả các dân tộc đều không hiểu được
các hiện tượng tự nhiên chung quanh họ.
IV.Ý NGHĨA CỦA THẦN THOẠI
_Phản ánh nhận thức thô sơ, hồn nhiên của con người nguyên thủy trong
cuộc đấu tranh bền bỉ trong quá trình hiểu biết, khám phá và chinh phục tự nhiên
_Thể hiện ước mơ của con người thời cổ: thoát khỏi sự rang buộc của tự
nhiên, chiến thắng tự nhiên, vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc
_Mang ý nghĩa hiện thực, khoa học và nhân văn sâu sắc
V.ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
_Nhân vật trung tâm chủ yếu là các vị thần nhưng mang đặc tính của con
người
_Có tính chất siêu nhiên và gần gũivới con người (Các vị thần sử dụng công
cụ lao động vào việc tạo lập những hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội)
B.TRUYỀN THUYẾT
4
I.KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN THUYẾT
1.Khái niệm :
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân
vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của
nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng

thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại

2.Phân biệt truyền thuyết với thần thoại và cổ tích :
a. Truyền thuyết và thần thoại
Tiêu chí nhân vật chính:
Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần. Nhân vật chính trong
truyền thuyết giàu nhân tính hơn.
Tiêu chí nội dung:
Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ
thụ, loài người mang tính suy nguyên. Truyền thuyết thuyết tập trung vào
những vấn đề xã hội.
Thời kỳ ra đời:
Thần thoại ra đời từ thời nguyên thủy. Truyền thuyết ra đời ở xã hội giai đọan
sau.
b.Truyền thuyết và cổ tích
Về cốt truyện và nhân vật:
5
Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởng
tượng. Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử.
Về nội dung:
Truyện cổ tích phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội, đặc
biệt là trong gia đình phụ quyền và xã hội phong kiến. Truyền thuyết hướng
về đề tài lịch sử, nhân vật lịch sử.
Về kết thúc truyện:
Truyện cổ tích kết thúc có hậu hoặc không có hậu, nhân vật chính mãi
mãi hạnh phúc hoặc trở thành biểu tượng của nhân phẩm. Truyền thuyết
thường kết thúc mở, nhân vật vẫn tồn tại và sẽ tham gia vào những sự kiện
mới của lịch sử
II.PHÂN KỲ TRUYỀN THUYẾT
Cơ sở để phân kỳ truyền thuyết: Dựa vào sự phân kỳ lịch sử xã hội và

đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết. Cần chú ý phân biệt truyền
thuyết về một thời kỳ và truyền thuyết của một thời kỳ. Việc xác định truyền
thuyết về một thời kỳ có thể dựa vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm truyền thuyết. Muốn biết truyền thuyết của một thời kỳ nào cần phải
biết thời điểm ra đời của tác phẩm. Ðiều này là rất khó đối với chúng ta ngày
nay.
Truyền thuyết Việt Nam gồm các thời kỳ sau : Truyền thuyết về Họ Hồng
Bàng và thời kỳ Văn Lang, truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc,
truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ
III.NỘI DUNG TRUYỀN THUYẾT
_Phản ánh công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước và niềm
tự hào của dân tộc ta
_Kể về các nhân vật lịch sử có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đối với cộng
đồng và tâm tình của họ cùng với sự đánh giá cuả nhân dân về lịch sử
_Ca ngợi công đức của các vị anh hùng trong các cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm
6
Cụ thể về nội dung của truyền thuyết trong các thời kì như sau:
1.Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang :
Họ Hồng Bàng mở đầu thời kỳ lập quốc của dân tộc ta kéo daì 2622
năm (2879tcn-258tcn), từ Kinh Dương Vương đến Lạc Long Quân và các đời
Hùng Vương. Theo Ðaị Việt sử ký toàn thưcủa sử thần Ngô Sĩ Liên, cho đến
thời vua Hùng cương vực nước Văn Lang trải rộng, phía đông giáp Nam Haỉ,
phía tây đến Ba Thục, phía bắc đến hồ Ðộng Ðình, phía nam giáp nước Hồ
Tôn (nước Chiêm Thành).
Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng là hệ thống truyền thuyết mang tính
chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và
trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các nhân vật Vua Hùng, Sơn
Tinh ( Thần Tản Viên) Phù Ðổng Thiên Vương là những biểu tượng của quốc
gia Văn Lang trong thời kỳ đang lớn mạnh Hình tượng Lạc Long Quân-Âu

Cơ có ý nghĩa khái quát hoá cho công cuộc chinh phục tự nhiên mở mang bờ
coĩ của người Văn Lang.
Những truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về thời các vua
Hùng : Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng.
Nhân vật Hùng Vương không phải là nhân vật chính của từng truyện
riêng nhưng lại là nhân vật nổi bật trong hệ thống truyện. Vua Hùng (Hùng
Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám, Hùng Vương nói chung) là người
đứng đầu quốc gia,vị vua có uy tín với con người, tiếp cận với thần linh, là
biểu trưng của sức mạnh và tinh thần Văn Lang.
Yếu tố thần kỳ còn khá đậm đặc trong truyền thuyết thời kỳ nầy. Tuy
nhiên, từ Lạc Long Quân đến Thánh Gióngphương pháp sáng tác thần thoại
đã thay đổi một mức độ nhất định: Vai trò của thần linh cũng như tính chất
siêu nhiên giảm xuống trong khi tính chất trần thế tăng lên.Lạc Long Quân là
một vị thần, cuộc hôn phối của Lạc Long quân với Âu Cơ cũng mang tính
7
chất phi thường. Khác với Lạc Long Quân, cho dù nhân vật Thánh Gióng còn
mang những nét thần kỳ nhưng vẫn gần guĩ với con người bình thường (có
mẹ, sinh ra ở làng Phù Ðổng, ăn cơm, cà) Mặt khác, từ Lạc Long Quân đến
Thánh Gióng, truyền thuyết thời kỳ nầy cũng có sự thay đổi về đề taì, chủ đề:
từ đề taì đấu tranh chinh phục thiên nhiên đến đề taì đấu tranh chống xâm
lược. Nói tóm lại từ “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” cho tớiThánh Gióng, truyền thuyết
thời kỳ Văn Lang đã có sự biến đổi
2.Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc :
Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257tcn-
208tcn) .Sở dĩ ta gắn thời kỳ Âu Lạc vào thời Bắc thuộc vì lịch sử Âu Lạc
cũng như truyền thuyết An Dương Vương mang tính chất bi hùng. Thời kỳ
Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ(207tcn-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu
dành độc lập của dân tộc ta.Trong hơn một ngàn năm bị nô lệ, dân tộc ta đã
không bị đồng hoá hay bị diệt vong như nhiều dân tộc trên thế giới, đó là điều
hết sức phi thường.

Truyền thuyết thời kỳ này đã phản ánh và chứng minh được sức sống
và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Nhờ có sức sống mãnh liệt và bản lĩnh cao,
dân tộc ta đã vượt qua thời kỳ bị uy hiếp và thử thách gay go, lâu dài.
Truyền thuyết phản ánh cả lịch sử chiến thắng và lịch sử chiến bại của
dân tộc. Nhiều truyền thuyết thời kỳ nầy mà trong đó truyện An Dương
Vương là tiêu biểu, có kết cấu hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần
sau là lịch sử chiến bại.
Truyền thuyết phản ánh được tất cả các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống
xâm lược thời kỳ Bắc Thuộc (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí ).
Truyền thuyết thời kỳ này cho thấy tác giả dân gian nhận thức được dân
tộc, nhận thức được bản chất kẻ thù (chẳng hạn như bản chất tàn bạo, âm mưu
thâm độc của các tên quan đô hộ như Tô Ðịnh, Mã Viện, Cao Biền ) và ngày
càng đi sát lịch sử hơn (Bám sát lịch sử về nội dung cũng như hình thức biểu
hiện: tên người, sự kiện ). Yếu tố thần kỳ tuy có giảm so truyền thuyết giai
đoạn trước nhưng vẫn còn khá đậm đặc trong truyền thuyết giai đoạn này (An
Dương Vương được Rùa Vàng giúp trừ ma quỷ ở núi Thất Diệu ,Hai Bà
Trưng bay lên trời )
3.Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ :
Về phương diện lịch sử, thời kỳ phong kiến tự chủ từ TK X đến TKXIX
có những nét lớn như sau:
8
Từ TK.X đến TK.XV: giai cấp phong kiến Việt Nam xây dưng một
quốc gia thống nhất,gìn giữ, củng cố nền độc lập dân tộc.
Từ TK. XVI đến TKXIX: sự suy sụp của các triều đại phong kiến và
cuối cùng đi đến tan rã quốc gia phong kiến trước thế lực phương Tây.
Trong suốt chặng daì lịch sử nêu trên, dân tộc ta đã làm nên những
chiến tích: nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông, Lê Lợi quét sạch
quân Minh ra khỏi cõi, Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh ở phía Bắc và
quân Xiêm ở phía Nam. Bên cạnh đó còn phải kể đến các cuộc nội chiến
giữa những tập đoàn phong kiến và các phong trào nông dân khởi nghĩa

chống lại triều đình.
Truyền thuyết thời kỳ này gồm các nhóm sau đây: Truyền thuyết về anh
hùng chống ngoại xâm (Truyền thuyết về Yết Kiêu, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn
Trãi ),truyền thuyết về danh nhân văn hóa (Truyền thuyết về Chu Văn An,
Trạng Trình ),truyền thuyết về lịch sử địa danh (Sự tích Hồ Gươm, Sự tích
núi Ngũ Hành ),truyền thuyết về anh hùng nông dân (Truyền thuyết về
Chàng Lía, Quận He, Ba Vành )
So với truyền thuyết thời kỳ trước, yếu tố hoang đường kỳ diệu trong
truyền thuyết thời kỳ nầy giảm đi một mức đáng kể. Ðặc biệt, có những
truyền thuyết về anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ(Truyền thuyết
về Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi ).
Hai nhóm truyền thuyết nổi bật của thời kỳ này là: truyền thuyết về anh
hùng chống ngoại xâm và truyền thuyết về anh hùng nông dân. Nhân vật anh
hùng có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc, giàu lòng thương
yêu nhân dân. Ðây là những nhân vật có tài năng phi thường, mang vẻ kỳ vỹ,
siêu nhiên.
IV.Ý nghĩa của truyền thuyết :
_Về mặt lịch sư:Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai
đoạn lịch sử dân tộc.
_Về mặt ý thức xã hội: Truyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Phản ánh cuộc đấu tranh bền bỉ của người xưa trong đấu tranh xã hội, chiến
đấu chống ngoại xâm, và sự đánh giá của nhân dân về lịch sử
Thể hiện tâm tình khát vọng của nhân dân, chiến thắng ngoại xâm, khát
vọng của nhân dân, chiến thắng ngoại xâm, khát vọng cuộc sống hòa bình, hạnh
phúc
9
_Về mặt văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà
thơ sáng tác.
V.ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
_Nhân vật trung tâm chủ yếu là nhân vật lịch sử

_Kết hợp 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn, tạo nên những hình ảnh vừa chân thực
vừa kì ảo hóa sự thực lịch sử
10

Ông Trời, Mười hai bà mụ, Nữ Oa- Tứ Tượng,d. Thần thoại về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư cácnghề : Nữ thần nghề mộc, Sơn Tinh- Thủy TinhIII.NỘI DUNG THẦN THOẠI_Giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên và đời sống con người, nguồngốc con người và những hiện tượng của tự nhiên và vũ trụ_Phản ánh hiện thực đời sống con người thời nguyên thủy trong laođộngsáng tạo và đấu tranh chinh phục thiên nhiên qua tấm màn kì ảo của trí tưởngtượng_Ca ngợi những nhân vật anh hùng, nhân vật sang tạo văn hóa như ThầnNông, Thần BiểnCho dù tác phẩm thần thoại thuộc nhóm nào, cho dù sự tích về các vị thần cóhoang đường đến đâu thì thần thoại vẫn chứa đựng những hiểu biết, những kinhnghiêm của người cổ đại.Những hiểu biết, những kinh nghiệm này thể hiện qua những câu trả lời về nhữnghiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Những câu trả lời nầy có thể là sai lầm so vớitư duy ngày nay, nhưng những vấn đề ñ được người cổ đại đặt ra đôi khi vẫn cònnguyên ý nghĩa đối với chúng ta. Chẳng hạn, câu hỏi về nguồn gốc trái đất và nhânloại là câu hỏi lớn của triết học, tôn giáo và khoa học.1.Nhóm thần thoại suy nguyên :Thần thoại giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và nguồn gốc loài người, cáctộc người. Nhóm thần thoại này cho thấy được trình độ hiểu biết, sức tưởngtượng, cách cảm nghĩ, những ước mơ, khát vọng của người Việt thời cổ (ThầnTrụ Trời, Mười hai bà mụ )Người Việt thời cổ quan niệm vũ trụ có ba cõi: Trời, Ðất, Nước với hệthống các vị thần. Các vị thần ở cõi trời của người Việt gắn với các hiện tượngtự nhiên mà con người dễ quan sát như thần gió, thần mưa, thần mây, thiênlôi Ba vị thần trên cõi trời được người Việt nói đến nhiều là Ông Trời, Nữthần Mặt trời, Nữ thần Mặt trăng.Các vị thần nầy tương ứng với các hiệntượng tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân nông nghiệp.Ởcỡi Ðất và cõi Nước mỗi nơi đều có một vị thần đứng đầu và các thần bộ hạ.2.Thần thoại Việt phản ánh cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiênÐấu tranh chinh phục hạn hán, lũ lụt, gắn với ước mơ về cuộc sốnghạnh phúc hơn. Qua đó, thần thoại cũng thể hiện sự bất lực của con ngườinguyên thủy trước những sự vật hiện tượng chung quanh họ (Cóc kiệntrời, Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Thần Lúa, Chú Cuội cung trăng).Với kiểu tư duythời cổ, qua thần thoại, con người đã chinh phục tự nhiên bằng tưởngtượng.Thực chất thì người thời cổ của tất cả các dân tộc đều không hiểu đượccác hiện tượng tự nhiên chung quanh họ.IV.Ý NGHĨA CỦA THẦN THOẠI_Phản ánh nhận thức thô sơ, hồn nhiên của con người nguyên thủy trongcuộc đấu tranh bền bỉ trong quá trình hiểu biết, khám phá và chinh phục tự nhiên_Thể hiện ước mơ của con người thời cổ: thoát khỏi sự rang buộc của tựnhiên, chiến thắng tự nhiên, vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc_Mang ý nghĩa hiện thực, khoa học và nhân văn sâu sắcV.ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT_Nhân vật trung tâm chủ yếu là các vị thần nhưng mang đặc tính của conngười_Có tính chất siêu nhiên và gần gũivới con người (Các vị thần sử dụng côngcụ lao động vào việc tạo lập những hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội)B.TRUYỀN THUYẾTI.KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN THUYẾT1.Khái niệm :Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhânvật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm củanhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồngthời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại2.Phân biệt truyền thuyết với thần thoại và cổ tích :a. Truyền thuyết và thần thoạiTiêu chí nhân vật chính:Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần. Nhân vật chính trongtruyền thuyết giàu nhân tính hơn.Tiêu chí nội dung:Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũthụ, loài người mang tính suy nguyên. Truyền thuyết thuyết tập trung vàonhững vấn đề xã hội.Thời kỳ ra đời:Thần thoại ra đời từ thời nguyên thủy. Truyền thuyết ra đời ở xã hội giai đọansau.b.Truyền thuyết và cổ tíchVề cốt truyện và nhân vật:Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởngtượng. Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử.Về nội dung:Truyện cổ tích phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội, đặcbiệt là trong gia đình phụ quyền và xã hội phong kiến. Truyền thuyết hướngvề đề tài lịch sử, nhân vật lịch sử.Về kết thúc truyện:Truyện cổ tích kết thúc có hậu hoặc không có hậu, nhân vật chính mãimãi hạnh phúc hoặc trở thành biểu tượng của nhân phẩm. Truyền thuyếtthường kết thúc mở, nhân vật vẫn tồn tại và sẽ tham gia vào những sự kiệnmới của lịch sửII.PHÂN KỲ TRUYỀN THUYẾTCơ sở để phân kỳ truyền thuyết: Dựa vào sự phân kỳ lịch sử xã hội vàđặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết. Cần chú ý phân biệt truyềnthuyết về một thời kỳ và truyền thuyết của một thời kỳ. Việc xác định truyềnthuyết về một thời kỳ có thể dựa vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tácphẩm truyền thuyết. Muốn biết truyền thuyết của một thời kỳ nào cần phảibiết thời điểm ra đời của tác phẩm. Ðiều này là rất khó đối với chúng ta ngàynay.Truyền thuyết Việt Nam gồm các thời kỳ sau : Truyền thuyết về Họ HồngBàng và thời kỳ Văn Lang, truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc,truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủIII.NỘI DUNG TRUYỀN THUYẾT_Phản ánh công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước và niềmtự hào của dân tộc ta_Kể về các nhân vật lịch sử có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đối với cộngđồng và tâm tình của họ cùng với sự đánh giá cuả nhân dân về lịch sử_Ca ngợi công đức của các vị anh hùng trong các cuộc đấu tranh chốngngoại xâmCụ thể về nội dung của truyền thuyết trong các thời kì như sau:1.Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang :Họ Hồng Bàng mở đầu thời kỳ lập quốc của dân tộc ta kéo daì 2622năm (2879tcn-258tcn), từ Kinh Dương Vương đến Lạc Long Quân và các đờiHùng Vương. Theo Ðaị Việt sử ký toàn thưcủa sử thần Ngô Sĩ Liên, cho đếnthời vua Hùng cương vực nước Văn Lang trải rộng, phía đông giáp Nam Haỉ,phía tây đến Ba Thục, phía bắc đến hồ Ðộng Ðình, phía nam giáp nước HồTôn (nước Chiêm Thành).Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng là hệ thống truyền thuyết mang tínhchất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước vàtrình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các nhân vật Vua Hùng, SơnTinh ( Thần Tản Viên) Phù Ðổng Thiên Vương là những biểu tượng của quốcgia Văn Lang trong thời kỳ đang lớn mạnh Hình tượng Lạc Long Quân-ÂuCơ có ý nghĩa khái quát hoá cho công cuộc chinh phục tự nhiên mở mang bờcoĩ của người Văn Lang.Những truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về thời các vuaHùng : Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng.Nhân vật Hùng Vương không phải là nhân vật chính của từng truyệnriêng nhưng lại là nhân vật nổi bật trong hệ thống truyện. Vua Hùng (HùngVương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám, Hùng Vương nói chung) là ngườiđứng đầu quốc gia,vị vua có uy tín với con người, tiếp cận với thần linh, làbiểu trưng của sức mạnh và tinh thần Văn Lang.Yếu tố thần kỳ còn khá đậm đặc trong truyền thuyết thời kỳ nầy. Tuynhiên, từ Lạc Long Quân đến Thánh Gióngphương pháp sáng tác thần thoạiđã thay đổi một mức độ nhất định: Vai trò của thần linh cũng như tính chấtsiêu nhiên giảm xuống trong khi tính chất trần thế tăng lên.Lạc Long Quân làmột vị thần, cuộc hôn phối của Lạc Long quân với Âu Cơ cũng mang tínhchất phi thường. Khác với Lạc Long Quân, cho dù nhân vật Thánh Gióng cònmang những nét thần kỳ nhưng vẫn gần guĩ với con người bình thường (cómẹ, sinh ra ở làng Phù Ðổng, ăn cơm, cà) Mặt khác, từ Lạc Long Quân đếnThánh Gióng, truyền thuyết thời kỳ nầy cũng có sự thay đổi về đề taì, chủ đề:từ đề taì đấu tranh chinh phục thiên nhiên đến đề taì đấu tranh chống xâmlược. Nói tóm lại từ “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” cho tớiThánh Gióng, truyền thuyếtthời kỳ Văn Lang đã có sự biến đổi2.Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc :Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257tcn-208tcn) .Sở dĩ ta gắn thời kỳ Âu Lạc vào thời Bắc thuộc vì lịch sử Âu Lạccũng như truyền thuyết An Dương Vương mang tính chất bi hùng. Thời kỳBắc thuộc hơn 10 thế kỷ(207tcn-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấudành độc lập của dân tộc ta.Trong hơn một ngàn năm bị nô lệ, dân tộc ta đãkhông bị đồng hoá hay bị diệt vong như nhiều dân tộc trên thế giới, đó là điềuhết sức phi thường.Truyền thuyết thời kỳ này đã phản ánh và chứng minh được sức sốngvà bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Nhờ có sức sống mãnh liệt và bản lĩnh cao,dân tộc ta đã vượt qua thời kỳ bị uy hiếp và thử thách gay go, lâu dài.Truyền thuyết phản ánh cả lịch sử chiến thắng và lịch sử chiến bại củadân tộc. Nhiều truyền thuyết thời kỳ nầy mà trong đó truyện An DươngVương là tiêu biểu, có kết cấu hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phầnsau là lịch sử chiến bại.Truyền thuyết phản ánh được tất cả các cuộc vũ trang khởi nghĩa chốngxâm lược thời kỳ Bắc Thuộc (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí ).Truyền thuyết thời kỳ này cho thấy tác giả dân gian nhận thức được dântộc, nhận thức được bản chất kẻ thù (chẳng hạn như bản chất tàn bạo, âm mưuthâm độc của các tên quan đô hộ như Tô Ðịnh, Mã Viện, Cao Biền ) và ngàycàng đi sát lịch sử hơn (Bám sát lịch sử về nội dung cũng như hình thức biểuhiện: tên người, sự kiện ). Yếu tố thần kỳ tuy có giảm so truyền thuyết giaiđoạn trước nhưng vẫn còn khá đậm đặc trong truyền thuyết giai đoạn này (AnDương Vương được Rùa Vàng giúp trừ ma quỷ ở núi Thất Diệu ,Hai BàTrưng bay lên trời )3.Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ :Về phương diện lịch sử, thời kỳ phong kiến tự chủ từ TK X đến TKXIXcó những nét lớn như sau:Từ TK.X đến TK.XV: giai cấp phong kiến Việt Nam xây dưng mộtquốc gia thống nhất,gìn giữ, củng cố nền độc lập dân tộc.Từ TK. XVI đến TKXIX: sự suy sụp của các triều đại phong kiến vàcuối cùng đi đến tan rã quốc gia phong kiến trước thế lực phương Tây.Trong suốt chặng daì lịch sử nêu trên, dân tộc ta đã làm nên nhữngchiến tích: nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông, Lê Lợi quét sạchquân Minh ra khỏi cõi, Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh ở phía Bắc vàquân Xiêm ở phía Nam. Bên cạnh đó còn phải kể đến các cuộc nội chiếngiữa những tập đoàn phong kiến và các phong trào nông dân khởi nghĩachống lại triều đình.Truyền thuyết thời kỳ này gồm các nhóm sau đây: Truyền thuyết về anhhùng chống ngoại xâm (Truyền thuyết về Yết Kiêu, Trần Hưng Ðạo, NguyễnTrãi ),truyền thuyết về danh nhân văn hóa (Truyền thuyết về Chu Văn An,Trạng Trình ),truyền thuyết về lịch sử địa danh (Sự tích Hồ Gươm, Sự tíchnúi Ngũ Hành ),truyền thuyết về anh hùng nông dân (Truyền thuyết vềChàng Lía, Quận He, Ba Vành )So với truyền thuyết thời kỳ trước, yếu tố hoang đường kỳ diệu trongtruyền thuyết thời kỳ nầy giảm đi một mức đáng kể. Ðặc biệt, có nhữngtruyền thuyết về anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ(Truyền thuyếtvề Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi ).Hai nhóm truyền thuyết nổi bật của thời kỳ này là: truyền thuyết về anhhùng chống ngoại xâm và truyền thuyết về anh hùng nông dân. Nhân vật anhhùng có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc, giàu lòng thươngyêu nhân dân. Ðây là những nhân vật có tài năng phi thường, mang vẻ kỳ vỹ,siêu nhiên.IV.Ý nghĩa của truyền thuyết :_Về mặt lịch sư:Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giaiđoạn lịch sử dân tộc._Về mặt ý thức xã hội: Truyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.Phản ánh cuộc đấu tranh bền bỉ của người xưa trong đấu tranh xã hội, chiếnđấu chống ngoại xâm, và sự đánh giá của nhân dân về lịch sửThể hiện tâm tình khát vọng của nhân dân, chiến thắng ngoại xâm, khátvọng của nhân dân, chiến thắng ngoại xâm, khát vọng cuộc sống hòa bình, hạnhphúc_Về mặt văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhàthơ sáng tác.V.ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT_Nhân vật trung tâm chủ yếu là nhân vật lịch sử_Kết hợp 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn, tạo nên những hình ảnh vừa chân thựcvừa kì ảo hóa sự thực lịch sử10

Rate this post

Viết một bình luận