ĐỖ ĐẠI HỌC CÓ PHẢI CON ĐƯỜNG DUY NHẤT DẪN TỚI THÀNH CÔNG?

ĐỖ ĐẠI HỌC CÓ PHẢI CON ĐƯỜNG DUY NHẤT DẪN TỚI THÀNH CÔNG?

Có được tấm bằng Đại học sẽ đảm bảo một sự nghiệp thành công? Đây là quan niệm sai lầm khi số lượng cử nhân ra trường thất nghiệp hiện nay lên đến hàng trăm nghìn người, nhiều gấp đôi số lượng sinh viên tốt nghiệp Cao Đẳng, Trung cấp. Với tâm lý chuộng bằng Đại học vì mang lại danh tiếng, nhiều bạn học sinh đã mắc sai lầm trong việc lựa chọn Bậc học, Trường học để gửi gắm tương lai của chính mình. Có thể nói, sự nhầm lẫn về quy trình đào tạo và chất lượng đào tạo ở bậc Đại học và Cao đẳng, Trung cấp chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng này.

 

Kết quả hình ảnh cho thi thpt quốc gia

 

Doanh nghiệp tuyển người làm được việc chứ không tuyển Bằng – đây là một thực tế phũ phàng cho những ai đánh giá quá cao giá trị của tấm bằng Đại học. Đạt được một Chứng chỉ hoặc Bằng cấp có tác dụng chứng minh bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo của một ngành nào đó, và là một phần để đánh giá năng lực chuyên môn. Tuy nhiên khi bước chân vào thực tế công việc, năng suất làm việc và kết quả công việc mới là yếu tố quyết định bạn có thể thăng tiến và thành công hay không. 

Rất nhiều người thành đạt vẫn đi lên từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng, sau đó học liên thông lên Đại học, rồi tới cả Thạc sĩ, Tiến sĩ. Điều này cho thấy có vô số con đường đi tới thành công. Nhưng vì sao nhiều người hiện nay vẫn đánh giá cao tấm bằng Đại học? Phần lớn nằm ở sự nhầm lẫn về quy trình đào tạo và chất lượng đào tạo giữa các bậc học, với quan niệm cho rằng Đại học là bậc học có chất lượng đào tạo tốt nhất và đầu ra đảm bảo nhất. 

 

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP

Đại học là gì?

Hình ảnh có liên quan

 

Đại học chính quy là hệ đào tạo tập trung và liên tục theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân hoặc bằng kỹ sư. Ngoài ra, trường đại học cũng tạo điều kiện cho sinh viên muốn theo đuổi văn bằng chuyên môn, văn bằng kép…

Hệ đại học bao gồm: Đại học công lập và đại học dân lập

Đại học công lập

  • Là trường đại học do nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi.

  • Cơ sở vật chất phụ thuộc vào vốn của nhà nước.

  • Tiêu chuẩn đầu vào gắt gao, thông qua kỳ thi THPT quốc gia.

  • Học phí thấp hơn đại học dân lập nhờ được nhà nước hỗ trợ.

  • Đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, phương pháp sư phạm vững chắc.

  • Chương trình đào tạo bài bản, khoa học.

 

Đại học dân lập

  • Là cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; tuyển sinh, đào tạo tuân theo quy chế của Bộ GD&ĐT, văn bằng có giá trị tương đương như văn bằng công lập. Là trường tư do cá nhân hoặc tổ chức trong một nước xin phép thành lập và tự đầu tư.

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

  • Tiêu chuẩn nhập học thông qua xét tuyển học bạ, và điểm thi THPT để tiếp nhận thí sinh đầu vào.

  • Học phí đắt hơn trường công lập.

 

Cao đẳng là gì?

 

Cao đẳng là hệ đào tạo thuộc bậc giáo dục đại học, đào tạo kiến thức chuyên môn về nhiều ngành nghề nhưng ở mức độ thấp hơn bậc đại học, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng được cấp bằng cử nhân và có khả năng hoạt động thực hành nghề nghiệp trong các quy trình công nghệ không quá phức tạp, với trình độ giới hạn về lý thuyết so với Đại học.

Hiện nay, hệ cao đẳng bao gồm: Cao đẳng chính quy, Cao đẳng nghề và Cao đẳng chuyên nghiệp:

Cao đẳng chính quy

  • Cao đẳng chính quy thuộc bậc giáo dục đại học có trình độ đào tạo gọi chung là cao đẳng thuộc các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học.

  • Do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

  • Nội dung chương trình đào tạo chuyên sâu về lý thuyết hơn kỹ năng thực hành

  • Thời gian khóa học từ 2 -3 năm và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo từng ngành, nghề đào tạo là 60 tín chỉ.

  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân cao đẳng và có khả năng hoạt động thực hành nghề nghiệp trong các quy trình công nghệ không quá phức tạp, với trình độ giới hạn về lý thuyết so với hệ đại học.

 

Cao đẳng nghề

  • Cao đẳng nghề thuộc bậc giáo dục nghề nghiệp có trình độ đào tạo là cao đẳng nghề thuộc hệ thống trường nghề.

  • Do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.

  • Nội dung chương trình học tập chuyên sâu vào kỹ năng thực hành hơn lý thuyết

  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng nghề trình độ cao đẳng, do Bộ Lao động, thương binh và Xã hội cấp.

  • Thời gian đào tạo từ 2 -3 năm tùy theo ngành, nghề đào tạo đối với thí sinh tốt nghiệp THPT; đối với hệ liên thông là 1 năm đối với thí sinh tốt nghiệp Trung cấp nghề và 1,5 năm đối với thí sinh tốt nghiệp trung cấp nghề khác nghề đào tạo.

  • Chuyên môn tốt, vững tay nghề khi ra trường.

 

Cao đẳng chuyên nghiệp

  • Cao đẳng chuyên nghiệp (còn gọi là cao đẳng các ngành) do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và cấp bằng.

  • Thời gian đào tạo từ  2,5 – 3 năm tùy theo ngành, nghề đào tạo. Với hệ liên thông, từ 1,5 – 2 năm đối với thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành đào tạo muốn liên thông lên cao đẳng chuyên nghiệp.

  • Sinh viên tốt nghiệp không chỉ có tay nghề mà còn có khả năng tính toán, thiết kế và khả năng giải quyết các vấn đề chuyên ngành.

 

Trung cấp là gì?

 

Hình ảnh có liên quan

 

Trình độ trung cấp đứng sau cấp bậc Đại học và Cao đẳng. Đây là hình thức đào tạo giúp học viên có thể xin việc làm ngay sau khi học xong. Do đào tạo về kỹ năng làm việc nên hệ trung cấp phù hợp với ngành nghề mang tính thực tiễn cao, đặc thù không cần nhiều lý thuyết.

Có 2 loại hình trung cấp là trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Trung cấp chuyên nghiệp

  • Có bằng tốt nghiệp THCS: thời gian học từ 3 đến 4 năm.

  • Có bằng tốt nghiệp THPT: thời gian học từ 1- 2 năm.

 

Trung cấp nghề

Tuyển sinh từ bậc THCS trở lên. Theo học trung cấp nghề bạn sẽ được đào tạo ngành nghề bài bản với hệ thống đào tạo chính quy từ bộ Giáo Dục.

  • Đối với học viên đã tốt nghiệp THCS: thời gian học thường từ 2 năm rưỡi – 3 năm 

  • Đối với học viên đã tốt nghiệp THPT: thời gian học thường là 2 năm.

 

Các Bậc học có sự khác biệt như thế nào?

Tiêu chí

Đại học

Cao đẳng

Điều kiện đầu vào (thường dựa vào kết quả thi THPT quốc gia

Cao nhất (so với cùng ngành)

Thấp hơn Đại học

Thời gian đào tạo

– Từ 4 -6 năm (tùy theo ngành nghề) đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng trung cấp.

– Từ 2,5 – 4 năm đối với thí sinh có bằng trung cấp cùng ngành đào tạo.

– Từ 1,5 – 2 năm đối với người có bằng cao đẳng cùng ngành đào tạo.

– Từ 2 – 3 năm đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp.

– Từ 1,5 – 2 năm đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.

Chi phí học tập

Chi phí cao hơn

Chi phí thấp hơn

Đối tượng học sinh phù hợp

Học sinh có học lực khá – tốt trở lên, không có nhiều áp lực tài chính.

Học sinh có học lực trung bình – khá, có áp lực về tài chính. 

Kiến thức 

Chủ yếu nặng về lý thuyết, đào tạo các kiến thức chuyên môn, hàn lâm, thường phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, cung cấp cách tư duy để tiếp cận kiến thức. 

Cũng là các kiến thức chuyên môn nhưng phần lý thuyết được cắt giảm bớt, phần thực hành nhiều hơn. Chương trình đào tạo gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nên  dễ dàng hòa nhập được với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngành nghề phù hợp

Những nghề đòi hỏi kiến thức sâu rộng và tư duy logic, nghiên cứu. 

Những nghề tương tự như đại học, nhưng cần ít kiến thức chuyên sâu hơn, đầu ra phù hợp với các vị trí thiên về thực hành. Sau đó có thể học thêm 1.5-2 năm liên thông để lấy bằng Đại học.

Bằng cấp

Bằng cử nhân/kỹ sư (Bachelor)

Bằng Cao đẳng (Diploma)

 

 

LỰA CHỌN BẬC HỌC PHỤ THUỘC VÀO YẾU TỐ NÀO?

Trước khi xác định Bậc học và Trường học, điều quan trọng mà các bạn học sinh cần làm đó là xác định Ngành nghề mình sẽ theo đuổi trong tương lai, dựa trên tính cách, năng lực, sở trường, giá trị của bản thân. Sau khi đã hiểu rõ mình muốn làm nghề gì, các bạn có thể lập danh sách các trường có thế mạnh đào tạo về ngành nghề đó. Tuy nhiên việc quyết định sẽ vào học ở trường nào cần lưu ý một vài yếu tố sau:

  • Lực học của bản thân 

Để vào được Đại học, thí sinh phải trải qua một kỳ thi THPT gắt gao của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng đạt điểm số cạnh tranh để vào các trường Đại học này. Có bạn gắng sức để vào bằng được Đại học danh tiếng, chấp nhận học một ngành bất kỳ chỉ để đỗ vừa đủ điểm sàn. Tuy nhiên, học được một thời gian phải bảo lưu kết quả để thi lại đại học, hoặc bỏ học vì chán nản, không theo nổi chương trình đào tạo.  

Sự lựa chọn sáng suốt ngay từ đầu là những trường phù hợp với học lực của bản thân, ví dụ như các trường Đại học dân lập, trường Cao đẳng, Trung cấp… Như vậy, các bạn sẽ không bỏ phí thời gian và cũng không phải gồng mình lên với lượng kiến thức vượt quá khả năng. 

 

  • Điều kiện tài chính của gia đình

Thời gian đào tạo đại học thường kéo dài từ 4 – 6 năm nên có thể ảnh hưởng khá nhiều đến điều kiện tài chính gia đình của sinh viên. Với những bạn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chi phí cho việc học đại học sẽ trở thành gánh nặng lớn, không chỉ với bản thân các bạn mà với bố mẹ, gia đình. Nhiều bạn cố đi làm thêm để có tiền trang trải chi phí cho việc học đại học, nhưng chính việc này lại ảnh hưởng tới kết quả học tập của các bạn. Như vậy, chọn trường cũng cần lưu ý tới yếu tố tài chính.

Nếu chưa có điều kiện để học Đại học, thì Cao đẳng, Trung cấp vẫn là những sự lựa chọn rất tốt vì học phí thấp hơn. Khi các bạn tốt nghiệp sớm, đi làm và tích lũy được tài chính, các bạn luôn có thể học tiếp thêm 1.5 – 2 năm liên thông để có được tấm bằng Đại học như mong muốn.

 

  • Thế mạnh đào tạo về nghề của trường

Một yếu tố khác quan trọng không kém đó là chất lượng đào tạo, tính chuyên môn của trường đối với ngành nghề bạn muốn theo đuổi. Trường càng chuyên sâu về nghề thì chất lượng đào tạo càng tốt, và bạn sẽ có sự cạnh tranh cao hơn so với các ứng viên khác khi gia nhập thị trường lao động. 

 

MỌI TẤM BẰNG ĐỀU CÓ THỂ VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG

 

Hình ảnh có liên quan

 

Luật Giáo dục được sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/07/2019 đối với giáo dục đại học sẽ không còn phân biệt bằng cấp giữa các hình thức đào tạo. Bằng đại học được đào tạo theo hình thức chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông đều có giá trị ngang nhau. Sự khác biệt giữa các loại hình đào tạo chỉ là về thời gian đào tạo và kỹ thuật tổ chức, quản lý đào tạo

Đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy: Dù học ở bất kỳ bậc học nào, thì yếu tố quan trọng nhất dẫn tới thành công vẫn là sự cố gắng của bản thân mỗi người. Một khi đã xác định được mục tiêu cuộc đời của mình, người học ở bất kỳ cấp độ nào cũng có thể từng bước hoàn thiện bản thân để có được thành tựu. Nếu như học Đại học chính quy là một con đường thẳng, thì học Sơ cấp, Trung cấp, hay Cao đẳng, Đại học liên thông, Đại học tại chức là những đường vòng. Tuy nhiên chúng đều dẫn tới đích nếu như bạn luôn không ngừng cố gắng và nỗ lực. 

 

MVN

 

 

 

Rate this post

Viết một bình luận