Đo RTK Là Gì?

2.1. Một số lưu ý khi đặt máy trong khi đo RTK

2. Quy định về thông số kỹ thuật khi thực hiện đo RTK trong thực tế

Ngày nay, việc quản lý, nắm bắt sự thay đổi của tài nguyên đất là rất quan trọng trong quyết định về kế hoạch sử dụng đất. Trong những năm gần đây, hệ thống định vị toàn cầu và các phép đo RTK được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực khảo sát trắc địa, đem lại hiệu quả và độ chính xác cao hơn rất nhiều so với các phép đo truyền thống. Bài viết này sẽ giải thích tổng thể cho các bạn về nguyên lý của phương pháp đo RTK.

1. Đo RTK là gì?

RTK là viết tắt của Real-Time Kinematic ( Đo động thời gian thực) – Là một kỹ thuật được sử dụng để tăng độ chính xác của tín hiệu GPS bằng cách sử dụng một máy RTK đặt cố định – gọi là trạm tĩnh ( Base Station) để thu và gửi tín hiệu đến máy GPS 2 Tần Số đang chuyển động – gọi là trạm động ( Rover Station).

ĐO RTK

Vậy tại sao phải cần đến 2 máy thu GPS hoạt động cùng một lúc?

  • Trong thực tế cuộc sống, gần như mỗi người đều đang sở hữu cho mình một bộ thu tín hiệu vệ tinh ( Tích hợp sẵn trong smartphone) để xác định vị trí của điện thoại, tuy nhiên độ chính xác của máy thu này không cao, sai số thông thường lên tới 2 – 4 mét. Lý do là tín hiệu vệ tinh truyền để máy thu bị nhiễu loạn trên đường đi, đặc biệt là những ngày thời tiết xấu.
  • Để giải quyết vấn đề, Phương pháp đo RTK sử dụng một lúc ít nhất hai máy thu, trong đó một máy đặt cố định tại 1 điểm ( Base Station), liên tục thu tín hiệu vệ tinh để gửi dữ liệu cho máy động ( Rover Station). Máy động nhận dữ liệu từ máy tĩnh, qua một loạt các bước xử lý dữ liệu phức tạp để đạt được độ chính xác tới centimet, thâm trí là milimet.
  • Tại Việt Nam, trạm tĩnh được cài đặt hệ tọa độ VN2000, và các tham số để chuyển hệ tọa độ WGS-84 về hệ tọa độ VN2000. Trạm động được đặt tại điểm cần xác định tọa độ, và cho ra kết quả theo hệ quy chiếu VN2000 như quy định của nhà nước.
  • Lưu ý: Nếu không có đủ chi phí để sở hữu 2 trạm tĩnh và động, bạn cũng có thể kết nối và sử dụng Trạm Cors ( Cả quốc gia và tư nhân) như một trạm tĩnh

Đo RTK

2. Quy định về thông số kỹ thuật khi thực hiện đo RTK trong thực tế

2.1. Một số lưu ý khi đặt máy trong khi đo RTK

  • Trạm tĩnh phải có độ chính xác từ DC trở lên, trạm tĩnh phải được đặt ở vị trí cao, thông thoáng
  • Khoảng cách giữa trạm tĩnh và trạm động không được quá 12km
  • Cả trạm tĩnh và trạm động đều phải được cài đặt tham số để tính toán chuyển từ hệ WGS-84 về hệ tọa độ VN2000 theo quy định của bộ tài nguyên, môi trường ( Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007)

2.2. Thông số kỹ thuật cần đảm bảo:

  • Số vệ tinh: Svs ≥ 4
  • Chế độ trạng thái (lời giải) Status: Fixd
  • Sai số vị trí điểm Mp: HRMS ≤ Sai số xác định vị trí góc ranh

Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ GPS-RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết.

2.3. Độ chính xác cần đạt tới khi đo RTK

  • Đo tĩnh
    • Sai số mặt phẳng đạt: 25mm +1ppm Rms
    • Sai số cao độ đạt: 5mm + 1ppm Rm
  • Đo RTK
    • Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms
    • Sai số cao độ : 20mm + 1ppm Rms

3. Ưu/nhược điểm của phương pháp đo RTK

3.1 Ưu điểm

  • Độ chính xác cực cao, sai số của kết quả đo luôn nhỏ hơn sai số điểm theo quy phạm- được chứng thực qua rất nhiều lần đo thực tế
  • Tiết kiệm 20-30% thời gian khảo sát so với các phép đo truyền thống hoặc so với phép đo bằng máy toàn đạc điện tử
  • Tiết kiệm 30-50% nhân lực so với phương pháp đo phổ thông
  • Hoàn toàn không cần xử lý số liệu sau khi đo, do kết quả đo mang lại nằm trong hệ thống tọa độ quốc gia VN2000

3.2 Nhược điểm

Nhược điểm duy nhất mà phương pháp đo RTK hiện nay là giá thành đầu tư ban đầu. Trong khi một máy toàn đạc và bộ phụ kiện đủ tiêu chuẩn để đo có giá giao động từ 150- 250 triệu, thì bộ máy GPS 2 Tần Số RTK có giá trị từ 400-600 triệu đồng.

địa chỉ mua Máy đo RTK cũ

xem thêm

Rate this post

Viết một bình luận