Độ tuổi tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi? Hướng dẫn tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi? Kế hoạch của một buổi lễ mừng thọ?
Uống nước nhớ nguồn được xem là truyền thống quý báu của dân tộc ta, để bày tỏ lòng kính trọng đối với ông bà cha mẹ thì ta thấy thường có những ngày lễ mừng thọ. Vậy để biết rõ hơn các quy định của pháp luật về Độ tuổi và hướng dẫn tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi như thế nào, hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Cơ sở pháp lý:
Luật người cao tuổi 2009
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Quy định về độ tuổi tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Bà tôi năm nay 70 tuổi thì có được nhà nước tổ chức lễ mừng thọ chưa? Quy định cụ thể như thế nào? Cảm ơn Luật sư!
Căn cứ theo quy định tại Điều 21. Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi Luật người cao tuổi 2009 quy định như sau
1. Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.
2. Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.
Xem thêm: Quy định về tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:
a) Ngày người cao tuổi Việt Nam;
b) Ngày Quốc tế người cao tuổi;
c) Tết Nguyên đán;
d) Sinh nhật của người cao tuổi.
4. Kinh phí thực hiện quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.
Như vậy, khi tổ chức việc mừng thọ người cao tuổi cho bà bạn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương quy định mức quà tặng và mức kinh phí khi tổ chức mừng thọ cho các hoạt động.
Lễ mừng Thọ hay mừng thượng Thọ là nét đẹp trong truyền thống ngàn đời nay của dân tộc ta, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đây là dịp con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà bằng những món Quà mừng thọ ý nghĩa.
Xem thêm: Phụng dưỡng là gì? Quy định về nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà
Ở Việt Nam có rất nhiều các những phong tục tập quán từng địa phương, nhưng mừng thọ cũng là một trong số đó và theo Luật người cao tuổi cũng có những quy định cụ thể việc mừng thọ cho các bận cao niên như quy định chúng tôi đã nêu ra như trên đây. Nhiều người đi mừng thọ, nhưng cũng ít để ý đến tên gọi của lễ mừng thọ. Tên gọi được gọi theo tuổi. Thọ 100 tuổi gọi là Lão Thọ hay Lão Thiêm Thọ còn gọi tắt là Thọ Đỏ .Những người sống được 100 tuổi trở lên còn được xưng là “Kì Di” ( Đây là thuật ngữ riêng dành cho người thọ trên 100 tuổi).
+ Thọ 90 tuổi gọi là Đại Thọ.
+ Thọ 80 tuổi gọi là Thượng Thọ.
+ Thọ 70 tuổi gọi là Trung Thọ.
+ Thọ 60 tuổi gọi là Hạ Thọ.
2. Hướng dẫn tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi:
Hiện nay đối với việc tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi sao cho có ý nghĩa thì việc tổ chức thượng thọ có thể có nhiều hình thức, quy mô từ lớn đến nhỏ, tùy vào điều kiện và lòng thành của con cháu mà tổ chức cho cha mẹ ông bà. Việc chủ trì lễ thượng thọ cho các cụ cao tuổi có thể do con cháu trong nhà tự tổ chức hoặc làng xóm các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, …đứng ra tổ chức đối với những cụ có đóng góp, cống hiến cho đất nước hoặc đức cao vọng trọng.
Tổ chức theo kiểu truyền thống
Một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt từ lâu đời đó là lễ mừng thọ có thể nói cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, hầu khắp các địa phương trong cả nước đều tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi với ý nghĩa phát huy truyền thống kính lão, trọng thọ trong dòng họ, cộng đồng.
Xem thêm: Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ có được hưởng thừa kế?
Hiện nay cũng vẫn như vậy, kế thừa những truyền thống này thì ễ chúc thọ vẫn còn được kế thừa khá nhiều, nhưng cũng lược bớt những lễ tục phức tạp của kiểu cũ. Đầu tiên,con gái và con rể mang lễ vật trở về nhà gái, cùng cha mẹ và người nhà dùng tiệc.
Để tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ thì đa số họ sẽ bố trí trong nhà bố trí sẵn thọ đường và bên cạnh đó cũng phải làm sao để sắp xếp bày biện quà mừng thọ của con cái, họ hàng và bạn bè. Ngày hôm sau, trong nhà thiết tiệc khoản đãi họ hàng bạn bè, thông thường phải tiến hành lễ khấn bái của thời xưa truyền lại. Ở thành thị, ngày nay nhiều gia đình tổ chức tiệc mừng thọ ở nhà hàng, quán ăn.
Tổ chức theo kiểu hội nghị
Mừng thọ theo kiểu hội nghị là hình thức khá đặc biệt và cũng rất ý nghĩa đây chủ yếu tổ chức mừng thọ cho những người già 80 tuổi trở lên và mừng thọ này có điểm riêng nữa là tổ chức cho những cống hiến cho xã hội, đức cao vọng trọng, hoặc là những người đã về hưu, thường do xã tổ chức.
Để có thể tiến hành tổ chức lễ mừng thọ theo kiểu này thì sẽ do đơn vị lãnh đạo phụ trách, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và những thành tích trong công tác của người được mừng thọ, sau đó chúc người già được trường thọ và tặng quà mừng thọ.
Tổ chức theo kiểu song quan
Hình thức chúc thọ này được giới văn hóa học thuật khởi xướng trong những năm gần đây kết hợp với những việc khác. Kiểu này lại phân làm hai loại, thứ nhất là kết hợp lễ chúc thọ với những kỷ niệm thời trẻ khi làm việc, như “mừng thọ 90 tuổi và tròn 70 năm công tác trong ngành giáo dục” v.v…
Kiểu tổ chức song song này là một kiểu để chúng ta có thể vừa để kỷ niệm sự nghiệp của người đó, nhắc lại những thành tích để khích lệ, cổ vũ cho những người đi sau.Hoạt động này thông thường là do đơn vị hoặc đoàn thể có liên quan tổ chức, lấy phương thức từ lễ kỷ niệm cho đến thảo luận học thuật, ngoài bạn bè thân hữu ra, còn có đồng nghiệp, số người quá đông.
Xem thêm: Công văn 4309/LĐTBXH-BTXH năm 2014 về Chúc thọ, mừng thọ theo Thông tư 21/2011/TT-BTC do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Hội nghị thông thường do lãnh đạo đơn vị hoặc đoàn thể chủ trì, các khách mời được phát biểu cảm tưởng, đại biểu chúc thọ.
3. Kế hoạch của một buổi lễ mừng thọ
Đây có thể xem là một buổi lễ lớn, do đó cần xây dựng kế hoạch cụ thể để quá trình diễn ra chúc thọ được suôn sẻ.
Thời gian
Ở nước ta, thông thường 70 tuổi trở lên mới bắt đầu tổ chức lễ mừng thọ. Cứ 10 năm một lần, tuổi càng cao thì lễ càng long trọng. Vì càng lớn tuổi thì càng nhiều người kính trọng, con cháu càng nhiều và số ngày sống cũng giảm hơn.
Nhiều nơi có tập tục “nam làm trên, nữ làm tròn”. Có nghĩa là lễ mừng thọ 70 tuổi thì làm vào lần sinh nhật thứ 69, thượng thọ 80 tuổi thì làm vào lần sinh nhật thứ 79. Còn với nữ thì mừng thọ đúng theo số tuổi sinh nhật.
Thời gian thực hiện có thể vào ngày sinh nhật, hoặc vào Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, khi con cháu sum họp đông đủ. Hoặc làm theo ngày của sự kiện muốn kết hợp như 50 năm công tác,…
Mời dự lễ
Để tăng thêm sự trang trọng, gia đình có thể sử dụng các mẫu thiệp mời tới người thân và khách quý. Nên ưu tiên lựa chọn màu đỏ, sẽ thể hiện sự hoan hỉ và trang trọng. Nếu không, có thể mời trực tiếp, với anh em ở xa có thể báo qua điện thoại. Nên mời trước khoảng 2 tuần để người được mời có thời gian chuẩn bị.
Xem thêm: Công văn 16571/BTC-HCSN năm 2014 về chúc thọ, mừng thọ theo Thông tư 21/2011/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
Sử dụng thiệp mời để buổi lễ lịch sự và trạng trọng hơn
Cách trang trí tiệc mừng thọ
Bố cục tiệc mừng thọ bao gồm thọ đường và không gian tổ chức thọ tiệc. Nếu thực hiện tại gia, thọ đường được đặt ở phòng khách. Thực hiện tại nhà hàng, hội nghị, thọ đường được đặt ở vị trí trung tâm, là nơi chúc thọ người già.
Ngày nay, người ta thường treo các bức hoành ngang ở thọ đường, trên đó có đặt một chữ ‘Thọ’ rất lớn ở giữa. Ngoài ra chữ ‘Thọ’ còn được dán ở nhiều vị trí khác như cửa lớn, cửa hông và các vật dụng liên quan.
Phía dưới thọ đường là bàn bày lễ án, đặt hoa tươi, đào tươi, bánh ngọt… Hai bên thọ đường thường treo câu đối dùng trong chúc thọ. Câu đối có thể do người chúc biên soạn, người nhà chuẩn bị hoặc do anh em, bạn bè kính biếu.
Trình tự lễ mừng thọ
Tại buổi tiệc mừng thọ, thường do con trai cả làm chủ hoặc có MC chuyên nghiệp dẫn dắt, thứ tự các bước cơ bản như sau:
Thứ nhất, tuyên bố bắt đầu nghi thức, giới thiệu tên và tuổi.
Xem thêm: Công văn 1493/UBND-LĐTBXH về tặng quà chúc, mừng thọ Người cao tuổi nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10/2011) do Ủy ban nhân dân quận Long Biên ban hành
Thứ hai, con cháu út trong nhà đỡ và mời nhân vật chính ngồi vào ghế chính giữa thọ đường.
Thứ ba, mở nhạc hoặc đại gia đình và khách mời hát ca khúc chúc tặng chủ nhân.
Thứ tư, giới thiệu con cháu và khách mời tham gia nếu có những nhân vật tiêu biểu.
Thứ năm, con cháu dâng hoa và hành lễ mừng thọ.
Thứ sáu, giới thiệu và kể về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật chính.
Thứ bảy, mọi người lần lượt chúc mừng và tặng quà nhân vật chính theo trình tự con cháu, anh em họ hàng, bạn bè đồng nghiệp.
Thứ tám, đại diện gia đình cảm tạ mọi người.
Cuối cùng, có thể có các tiết mục văn nghệ biểu diễn và mời mọi người dùng bữa cơm thân mật.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung ” Độ tuổi và hướng dẫn tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.