Doanh nghiệp Logistics là gì? Khái niệm theo quy định pháp luật

Doanh nghiệp Logistics là gì?

Ngày nay, dù doanh nghiệp có tập trung và đâu tư vào thiết kế, sản xuất sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt đến mấy, nếu những sản phẩm, dịch vụ đó không đến tay khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm thì doanh nghiệp vẫn sẽ thất bại. Đó chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành logistics trong nền kinh tế. Vậy doanh nghiệp logistics là gì? Mời quý khách hàng cùng Luật Phamlaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Logistics có nguồn gốc từ hai chữ logis và stic, có nghĩa là tính toán một cách “hợp lý”. Như vậy nội dung của Logistics bao gồm việc hướng dẫn mọi người cách thức thực hiện công việc sao cho hợp lý nhất. Từ “Logistics” được giải nghĩa bằng tiếng anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” như sau: “Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó”.

Logistic gồm có 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Công việc cụ thể là quản lý hàng tồn, giao hàng và nhận tiền theo đơn đặt hàng, phân phối hàng đến các đại lý… Công việc đòi hỏi phải lập kế hoạch tốt, có sự linh hoạt, nhạy bén về kinh doanh, điều phối tốt. Ngoài ra cần có một số kỹ năng tổng quát như: ngoại ngữ, vi tính, kỹ năng tính toán và khả năng giao tiếp tốt.

Mặt khác, Logistics bao gồm hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất bao trùm các vấn đề lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ ở đâu, như thế nào và vận chuyển đi đâu. Cấp độ thứ hai quan tâm đến việc làm thế nào để đưa các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng.

Các công ty giao nhận kho vận trên thế giới nói chung, và ở các nước ASEAN nói riêng, ngày càng nhận thấy rằng chi phí của các dịch vụ lập kế hoạch, sắp xếp và chuẩn bị mọi mặt cho hàng hóa để sẵn sàng chuyên chở và chi phí vận tải đơn thuần có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trên nhiều khía cạnh, theo một trình tự nhất định. Nếu biết tận dụng công nghệ tin học để tổ chức tốt và chặt chẽ các khâu này, thì giá thành của hàng hóa sẽ giảm đáng kể, do vậy năng lực cạnh tranh được nâng cao. Vì vậy, Logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ (do đó thuật ngữ này bao giờ cũng ở dạng số nhiều: Logistics).

Thật vậy, Logistics luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói ghi nhãn hiệu, lưu kho lưu bãi, phân phát hàng hóa (nguyên liệu hoặc thành phẩm) tới các địa lưu chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn luôn sẵn sàng trong trạng thái có yêu cầu của khách hàng là có thể đáp ứng, bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, nói tới cầu Logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ.

Với hệ thống cầu chuỗi dịch vụ này, người cung cấp dịch vụ Logistics sẽ giúp khách hàng có thể cầu tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi cầu và phân phát hàng hóa (nguyên liệu, bán thành phẩm, hoặc thành phẩm),…

Trên thế giới, dịch vụ Logistics rất phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong nền dịch vụ, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động, gia tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Vì vậy, khái niệm Logistics được đề cập bởi nhiều quốc gia, nhiều tổ chức khác nhau với nhiều khía cạnh:

  • Ủy ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa kỳ (CLM)(1): Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu quả hoạt động vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
  • Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Theo căn cứ tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Như vậy, từ những nội dung trình bày ở trên, có thể hiểu doanh nghiệp Logistics là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Doanh nghiệp logistics là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phân phối và lưu thông. Do đó, chịu chi phối của quy luật phân phối và lưu thông hàng hóa. Đây là đặc điểm cơ bản nhất quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics, thể hiện các đặc điểm khác biệt so với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân.

Khác với doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, công nghiệp lấy việc tạo ra sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng làm hoạt động chính, doanh nghiệp logistics hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa, thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng một cách thuận lợi nhất. Doanh nghiệp logistics thực hiện các hoạt động giao nhận, vận chuyển, vận tải, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục hải quan,… nhằm lưu chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng, xét về bản chất là các hoạt động dịch vụ tiếp tục quá trình sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Kết quả của các hoạt động này nhằm đảm bảo sự liên tục của quá trình sản xuất với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Nhằm thực hiện tốt chức năng lưu thông, cung ứng hàng hóa, doanh nghiệp logistics cần tổ chức tốt quy trình cung ứng sản phẩm một cách kịp thời, đồng bộ cho các nhu cầu cụ thể của khách hàng, hay nói theo quan điểm 7 đúng (7 rights) là cung cấp đúng sản phẩm đến đúng khách hàng, một cách đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian với chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm.

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị trong ngành kinh doanh, giữa trong ngành với ngoài ngành và với thị trường quốc tế trên một quy mô lớn và ngày càng khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp logistics phải là người “hậu cần” tốt của sản xuất và tiêu dùng, đem đến cho khách hàng những hàng hóa đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, kịp thời gian và giá cả hợp lý.

Doanh nghiệp logistics thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ nên cơ cấu vốn kinh doanh, chi phí khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp logistics tồn tại chủ yếu ở các tài sản là hàng hóa, là phương tiện để thực hiện hoạt động dịch vụ logistics, trong đó tài sản lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn (hơn 80%) trong tổng tài sản kinh doanh, tính chất chu chuyển tài sản lưu động nhanh hơn, đặc biệt là phần tài sản danh cho dự trữ hàng hóa. Ví dụ đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, tài sản để kinh doanh là các con tàu vận chuyển hàng hóa trên biển có giá trị rất lớn. Do đó, việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị này quyết định kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm này cần được tính đến khi quy định mức thuế theo từng loại vốn, từng ngành hàng kinh doanh.

Đặc điểm chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp logistics là chi phí lưu thông (logistics) trong đó chi phí khấu hao, chi phí nhiên liệu và tiền lương chiếm tỷ trọng lớn. Theo báo cáo tài chính năm 2015 của Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO), chi phí khấu hao tài sản chiếm 17,3%, chi phí nhiên liệu chiếm 16,5% và chi phí tiền lương chiếm 8,2% trên tổng chi phí. Tùy đặc điểm, tính chất, quy mô, phạm vi kinh doanh khác nhau thì cơ cấu chi phí của doanh nghiệp cũng khác nhau, do đó cần phân tích cơ cấu chi phí, chú ý những khoản chi phí lớn, quan trọng để có biện pháp quản lý, giảm chi phí kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thu nhập của doanh nghiệp logistics hình thành chủ yếu do cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà có

Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp logistics là dịch vụ phục vụ khách hàng, đây là sản phẩm phi vật chất (phần mềm), khác với sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất là sản phẩm vật chất (phần cứng). Doanh nghiệp logistics tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ cho khách hàng nên phạm vi thị trường rộng lớn, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Khi đã hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu, hoạt động của doanh nghiệp logistics có thể liên doanh với các đơn vị sản xuất, chế biến, đặt hàng, phân phối và chuyển giao cho khách hàng các sản phẩm ở dạng hoàn thiện nhất.

Việc xác định nhu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ theo những nhu cầu đó với chi phí hiệu quả tối đa là nhiệm vụ của doanh nghiệp logistics. Chất lượng dịch vụ khách hàng, từ những giao dịch ban đầu với khách hàng đến việc giải quyết hợp lý các vấn đề phát sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Chất lượng dịch vụ khách hàng sẽ góp phần nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng, đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp logistics.

Thu nhập của doanh nghiệp logistics hình thành chủ yếu từ bộ phận lao động bổ sung, gắn với lưu thông bổ sung trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp logistics thực hiện quá trình lưu thông bổ sung trong lĩnh vực cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống (các dịch vụ giá trị gia tăng). Doanh nghiệp logistics lưu chuyển hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất tạo ra và thêm vào các hoạt động dịch vụ làm hài lòng khách hàng như chuyển đưa hàng hóa đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, đúng thời gian, địa điểm và đúng giá cả đã thỏa thuận trước.

Dịch vụ không chỉ là phương tiện nâng cao chất lượng phục vụ tiêu dùng mà còn là phương tiện cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cạnh tranh để giành được khách hàng, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Muốn vậy, doanh nghiệp logistics phải định hướng khách hàng đổi mới mọi hoạt động kinh doanh, đặt khách hàng vào vị trí trung tâm trong hoạt động của mình, không ngừng nâng cao trình độ thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng bằng phương thức phục vụ, bằng giá cả hợp lý và bằng các hoạt động dịch vụ khách hàng.

Để thực hiện tốt chức năng này doanh nghiệp logistics cần liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… để cung ứng cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo nhất. Do chuyên môn hóa thực hiện các hoạt động dịch vụ nên doanh nghiệp logistics có thể sử dụng tất cả các thế mạnh của mình trong việc giúp đỡ khách hàng lựa chọn các loại sản phẩm phù hợp với chất lượng và giá cả khác nhau, thiết lập các kênh phân phối để đưa hàng đến nơi tiêu dùng theo đúng yêu cầu.

Năng suất lao động trong các doanh nghiệp logistics khi tính toán, xác định có đặc thù riêng

Để tránh trùng lặp trong tính toán, phản ánh đúng năng suất lao động trong lĩnh vực logistics, khi xác định năng suất lao động trong lĩnh vực logistics cần phân tích các hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, so sánh hiệu quả đầu ra với nguồn cung ứng đầu vào, ví dụ như chi phí vận chuyển tỷ lệ với doanh số bán, doanh số với mức chi phí dự trữ trung bình, lượng hàng chuyển vào kho tỷ lệ với thời gian lao động…

Ngoài ra, việc đánh giá năng suất lao động đặc biệt có ý nghĩa khi hoạt động của doanh nghiệp logistics cần được so sánh với doanh nghiệp khác hoặc với toàn ngành. Bên cạnh đó, cần so sánh giữa các giai đoạn và thời gian khác nhau (so với kỳ trước, so với cùng kỳ của năm trước).

Trên đây là bài viết về Doanh nghiệp Logistics là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Doanh nghiệp Logistics là gì – Luật Phamlaw

Tiếp theo:

5.0

Rate this post

Viết một bình luận