Phạm Quỳnh từng nói: “Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy.”
Dù là ở thời kì nào, văn học cũng có những thời kì hưng vịnh nhất định, cũng có những đóng góp vào sự phát triển của văn học nước nhà. Tuy nhiên không thể không thừa nhận, thời kì đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất của văn học Việt Nam là phong trào thơ mới. Phong trào thơ mới đã phá tan sự kìm cặp của thơ cũ với những định luật nghiêm khắc, giải phóng cái tôi nhân bản của các nhà thơ, và đưa thơ nước nhà vào giai đoạn sôi nổi nhất, rạo rực nhất. Một thời kì mà hàng loạt các bông hoa đua nở, toàn vẹn về cả tài năng lẫn đạo đức.
Lịch sử ra đời của phong trào thơ mới
Việc Pháp cai trị Việt Nam vào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với việc Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Phan Khôi cũng viết nhiều bài báo chỉ trích những trói buộc của thơ văn cũ và đòi hỏi cởi trói cho sáng tác thơ ca.
Trong khoảng 1924-1925, cuốn tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách kể về mối tình Đạm Thủy-Tố Tâm đã gây sóng gió trong giới học sinh và thanh niên thành thị, dù tình yêu ấy chưa vượt qua được rào cản của đại gia đình phong kiến. Tiếp theo đó, năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã phá vỡ vần điệu niêm luật, số câu, số chữ của “thơ cũ” khi dịch bài La cigale et la fourmi (Con ve và con kiến) của La Fontaine sang tiếng Việt. Năm 1929, Trịnh Đình Rư tiếp tục viết trên báo Phụ nữ tân văn (số 26)
Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường.Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là phong trào Thơ mới.
Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:
Giai đoạn 1932 – 1935
Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …
Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên
Giai đoạn 1936-1939
Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn – 1937), Bích Khuê (Tinh huyết – 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này
Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.
Giai đoạn 1940-1945
Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.
Những đặc điểm lớn của phong trào thơ mới
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái “tôi” của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời. Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,… Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ luôn mong muốn đến thiên đường, hoặc thoát li khỏi hiện thực. Người tri thức tiểu tư sản có khuynh hướng cải lương, không đủ can đảm để chống đối giặc ngoại xâm nên họ tìm về với chủ nghĩa lãng mạn.
Đặc điểm lớn thứ hai của phong trào thơ mới là cái tôi trữ tình đặc sắc. Đây là thời kì mà cái tôi cá nhân lên ngôi, các nhà thơ mới khao khát được bộc lộ cảm xúc của mình một cách trọn vẹn. Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái “tôi”, một cái “tôi” chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái “tôi” bấy giờ không làm việc “tải đạo” nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định. Xuân Diệu đã từng thốt lên:
“Ta là một, là riêng, là thứ nhất”
Phong cách nghệ thuật được bộc lộ mà không gặp bất cứ rào cản nào, khác hoàn toàn với cái tôi đạo mạo của thơ cũ, chỉ luận cảnh bàn việc nước mà khai trừ cá nhân, trong khi thơ lại là “tiếng nói thứ nhất của tình cảm”
Thơ mới cũng mang trong mình âm vang của thời đại, nỗi buồn của một thế hệ yêu nước, nhưng bất lực trước thời thế. Cái Tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo đường khác nhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn. Nỗi buồn cô đơn tràn ngập trong cảm thức về Tiếng thu vớihình ảnh:“Con nai vàng ngơ ngác. Đạp trên lá vàng khô”. (Lưu Trọng Lư ). Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội.
Thơ mới theo chủ nghĩa lãng mạn, với cảm hứng thiên nhiên và trữ tình làm chủ đạo, song không vì vậy mà rời bỏ thời đại. Thơ mới thể hiện tình yêu nước của các nhà thơ lúc bấy giờ:
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Các bài thơ đậm tính dân tộc sâu sắc, thể hiện tấm lòng của những người con Việt Nam trước thời buổi nước mất nhà tan. Có thể nói, tinh thần dân tộc là một động lực tinh thần để giúp các nhà thơ mới ấp ủ lòng yêu nước. Quê hương đất nước thân thương đã trở thành cảm hứngtrong nhiều bài thơ. Thơ mới luôn ấp ủ trong mình khát khao tự do độc lập, và tinh thần yêu nước sâu sắc.
Có thể nói phong trào thơ mới chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, song ánh sáng của nó lại vô cùng rực rỡ. Sự xuất hiện của phong trào làm tiền đề cho giai đoạn văn học cách mạng sau này, thời kì mà cái tôi của các tác giả được bộc lộ toàn vẹn, sự bùng nổ của các biện pháp nghệ thuật mới, mà vẫn giữ được cái đẹp của tiếng Việt.
Thảo Nguyên