TÌM HIỂU CHUNG
[edit]
Tác giả
Chính Hữu (1926-2007)
-
Tên khai sinh Trần Đình Đắc
-
Quê ở Can Lộc (Hà Tĩnh); sinh ra tại Vinh (Nghệ An)
-
Từ năm 1946: ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là người lính làm thơ.
-
Đề tài: viết về người lính và chiến tranh
-
Phong cách nghệ thuật: cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
-
Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật.
-
Tác phẩm chính:
Đầu súng trăng treo
(1966)
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
-
Năm sáng tác: đầu năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
-
Sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) – đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc và chiến thắng.
Thể loại
Thơ hiện đại
Đề tài
Người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Chủ đề
Bài thơ ca ngợi tình đồng chí cao cả, thiêng liêng của những người lính Cụ Hồ – xuất thân là những người nông dân yêu nước – trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bố cục
Bài thơ chia làm 3 phần:
-
Phần 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở của tình đồng chí
-
Phần 2 (10 câu thơ tiếp theo): Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
-
Phần 3 (3 câu thơ cuối): Bức tranh đẹp về tình đồng chí
Nhan đề
-
Nhận xét: Nhan đề là danh từ, có 2 tiếng
-
Giải thích:
“là người có cùng chí hướng, lí tưởng”
. Người trong cùng một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,
“đồng chí”
thành từ xưng hô quen thuộc trong cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.
-
Đề tài: Bài thơ viết về tình đồng chí, về những người lính chống Pháp trong thời kì kháng chiến.
-
Chủ đề: Ca ngợi tình đồng chí của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
-
Hình tượng nghệ thuật: người lính
Nguồn ảnh: sưu tầm Internet
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính
-
Cơ sở thứ nhất: dựa trên sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân. Cấu trúc sóng đôi làm hiện lên chân dung hai người lính như đang tâm sự cùng nhau
: người miền biển nước mặn – kẻ trung du đồi núi (qua thành ngữ
“nước mặn đồng chua”,
hình ảnh
“đất cày lên sỏi đá”
),
“quê anh” – ” làng tôi”
nhưng đều có điểm chung: xuất thân từ những miền quê nghèo lam lũ, đều là những con người đồng giai cấp.
-
Cơ sở thứ hai: nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
-
Cơ sở thứ ba: lí tưởng cao đẹp, chiến đấu vì Tổ quốc.
-
Cơ sở thứ tư: cùng chung đội ngũ
Hai cơ sở thứ hai, ba và tư có thể thấy rõ được trong câu thơ
“súng bên súng, đầu sát bên đầu”:
hình ảnh
“súng bên súng”
ẩn dụ cho lí tưởng cao đẹp của người lính chiến đấu, hình ảnh
“đ
ầu sát bên đầu”
hoán dụ cho những người lính cùng chung đội ngũ, đồng tâm, đồng lòng, đồng ý chí. Vì các anh cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ lớn lao của dân tộc cho nên tập hợp lại cùng một đội ngũ, cho nên không thể đảo vế của hai hình ảnh thơ trong câu.
-
Cơ sở thứ năm: Hoàn cảnh gian lao, thiếu thốn đã khiến họ trở thành những người tri kỉ
(Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ).
Những cơ sở ấy đã khiến cho những người lính trở thành những người bạn luôn bên nhau, hỗ trợ cho nhau trong chặng đường chiến đấu. Vì những người lính họ đến từ mọi miền trên tổ quốc, vốn không quen biết nhau. Từ đó lí giải cho
“tình đồng chí”
ở câu thơ thứ 7. Câu thơ 7 được tách riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, là điểm hội tụ lí giải cho “tình đồng chí”: là đồng cảm, đồng thương, đồng cam cộng khổ. Câu thơ là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình hữu ái giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh. Dòng thơ có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài.
Bằng việc được sử dụng nghệ thuật cấu trúc sóng đôi, thành ngữ, các biện pháp tu từ, bảy câu thơ đầu tiên đã lí giải cội nguồn, cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
-
Biểu hiện của tình đồng chí qua sự thấu hiểu những tâm tư tình cảm của nhau
– Ba câu thơ là lời “tôi” nói hộ “anh” những điều thầm kín, suy tư, tâm tư tình cảm bởi tôi và anh giống nhau
– Cấu trúc sóng đôi cho thấy các anh ra đi vì nghĩa lớn, vì lí tưởng, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở: ruộng nương phải gửi, gian nhà không có ai trông coi.
– Nỗi nhớ nhà luôn thường trực thể hiện qua biện pháp nghệ thuật hoán dụ giếng nước gốc đa nhớ người ra lính, là những con người ở quê nhà không nguôi nhớ về các anh, hay cũng chính các anh luôn nhớ về quê hương. Quê hương là nguồn động viên, an ủi, là sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom.
-
Biểu hiện của tình đồng chí còn là cùng chia sẻ những ốm đau bệnh tật, những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ:
– Các anh phải cùng nhau (anh với tôi) trải qua những gian khổ của rừng thiêng nước độc, phải chịu những cơn sốt rét rừng khi thiếu thuốc men.
– Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi (áo anh- quần tôi, rách vai – vài mảnh vá, miệng – chân, cười buốt giá – chân không giày) đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, thiếu thốn về tư trang, lương thực của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng.
– Mặc dù đối mặt với những khó khăn, vất vả ấy nhưng cách anh vẫn lạc quan qua hình ảnh “miệng cười buốt giá”.
-
Những biểu hiện của tình đồng chí được kết tinh lại thành sức mạnh:
“thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
Cái nắm tay ấy cho thấy tình cảm sẻ chia của các anh, truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh chiến đấu của tình đồng chí.
Như vậy, những câu thơ đã diễn tả những biểu hiện cụ thể vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội.
3. Bức tranh đẹp về tình đồng chí
-
Trong cái khắc nghiệt của thời tiết, của hoàn cảnh chiến đấu, các anh đoàn kết chiến đấu, đứng vững bên nhau, sẵn sàng đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi, sưởi ấm cho nhau nhờ tình đồng chí.
-
Cấu trúc sóng đôi
“đầu súng trăng treo”
vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng:
– Ý nghĩa tả thực: Thể hiện sự liên tưởng bất ngờ của nhà thơ. Mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Điều đó còn cho thấy tư thế làm chủ thiên nhiên của người lính cách mạng: đứng ở một vị trí cao, vững chãi, mũi súng của người lính đang đeo trên vai như chạm được đến bầu trời (trăng).
– Ý nghĩa biểu tượng: “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện: súng biểu tượng cho lí tưởng, trăng biểu tượng cho hòa bình, súng là sự cứng rắn, mạnh mẽ, còn trăng dịu êm. Đó còn là sự hòa quyện giữa gần và xa, thực tại và mơ mộng, giữa chất chiến đấu và chất trữ tình, giữa chiến sĩ và thi sĩ. Cả câu thơ khắc họa vẻ đẹp chí hướng, lí tưởng
của người lính: cầm súng chiến đấu vì sự bình yên của cuộc sống, vì độc lập tự
do của Tổ quốc.
Ba câu thơ cuối cùng kết tinh toàn bộ những cơ sở, biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí được nói đến ở những câu thơ trên, thể hiện sự thăng hoa, lãng mạn trong tâm hồn thơ của Chính Hữu.
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
[edit]
-
Thể thơ tự do giúp cho cảm xúc được diễn đạt một cách linh hoạt.
-
Hình ảnh thơ cụ thể, giàu tính tượng trưng
-
Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
-
Sử dụng nghệ thuật đối, hoán dụ