1. Khái niệm về động từ
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật.
2. Đặc điểm của động từ
Động từ có các đặc điểm sau:
-
Động từ có khả năng kết hợp với các từ
đã, sẽ, đang, cũng, còn, vẫn, cứ, hãy, đừng, chớ
,…
để tạo thành cụm động từ
-
Động từ chỉ trạng thái tâm lí dễ kết hợp với các từ chỉ mức độ như
rất, hơi, khi, khá
.
-
Động từ ít có khả năng kết hợp với các từ
này, nọ, kia, ấy
.
-
Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ
đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,
…
3. Các loại động từ chính
3.1 Động từ chỉ hoạt động, trạng thái
-
Động từ chỉ hoạt động:
ăn, học, chạy, cho, hát, múa, nhìn, khóc, cười, đánh
,…
-
Động từ chỉ trạng thái:
ốm, đau, bị, được, vỡ, yêu, ghét, nhớ, thương
,…
3.2 Động từ tình thái
-
Động từ chỉ tình thái:
có thể, muốn, phải, nên,
…
-
Động từ tình thái thường đòi hỏi các động từ đi kèm nên còn gọi là động từ không độc lập. Đây là những động từ có nội dung ý nghĩa nghèo nàn, nên phải có động từ hoặc cụm C – V (chủ – vị) đứng sau nó.
Tôi muốn học thêm nhiều hơn nữa.
Tôi muốn anh đừng chơi điện tử nữa.
1. Cụm động từ là gì?
Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
2. Đặc điểm
-
Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành một cụm động từ mới trọn nghĩa.
-
Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ , nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ
3. Cấu tạo của cụm động từ
-
Mô hình cụm động từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cũng/ còn/ đang/ chưa
tìm
được/ ngay/ câu trả lời
-
Trong cụm động từ
– Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hoạt động,…
– Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hoạt động,…