Doraemon, Nobita, Shizuka, Jaian, Suneo có nghĩa là gì? Cùng xkld Nhật Bản khám phá những ý nghĩa đặc biệt đằng sau những cái tên là tuổi thơ của nhiều trẻ nhỏ trên khắp thế giới nhé!
Doraemon là gì?
Doraemon nghĩa là gì? Doraemon được tạo ra từ sự ghép lại của 2 từ trong tiếng Nhật là “dora” và “emon”. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ khi dùng từ “dora” này.
- “Dora” có nghĩa là đi lạc, hay còn được hiểu là điều không mong muốn. “Dora” cũng được dùng để nói về cái gông, ám chỉ thân hình tròn trịa như chú lật đật của Doraemon. Ngoài ra, “dora” cũng là cụm bắt đầu của từ “dorayaki” – bánh pancake nhân đậu đỏ truyền thống của Nhật Bản, cũng chính là món ăn ưa thích của chú mèo máy Doraemon.
- “Emon” là một loại trạng từ truyền thống cho tên của người hoặc động vật có giới tính nam, ví dụ như Ishikawa Goemon. Như vậy, theo nghĩa đen, tên của Doraemon có thể hiểu là chú mèo đực bị lạc đường.
Doraemon từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản nói riêng và nhân vật nổi tiếng tại nhiều quốc gia châu Á nói chung. Không chỉ xuất hiện trên những trang truyện tranh, Doraemon được chuyển thể thành phim hoạt hình, kịch, là cảm hứng cho các cuốn truyện, công viên chủ đề Doraemon, các nhân vật xuất hiện trên rất nhiều vật dụng của đời sống…
Bạn có biết Tác giả của truyện Doraemon là ai?
Từ người trẻ em đến người lớn tuổi, không ai là không biết đến Doraemon – chú mèo máy siêu bự đến từ tương lai. Nhưng không phải ai cũng biết tới người sáng tạo ra chú mèo máy đó. Cùng xkld Nhật Bản tìm hiểu về hai tác giả Fujiko f fujio – 2 người có công rất lớn trong việc sáng tạo và duy trì hình ảnh chú mèo máy gắn liền với hàng triệu đứa trẻ trên khắp thế giới nhé!
Tên thật của hai nghệ sĩ này lần lượt là Fujimoto Hiroshi (trái) và Abiko Motoo (phải). Fujimoto Hiroshi sinh ngày 1/12/1933, mất ngày 23/09/1996. Ông qua đời vì căn bệnh tim của mình. Abiko Motoo sinh ngày 10/03/1934, hiện vẫn còn sống.
Chú mèo máy Doraemon lần đầu được xuất hiện vào tháng 12 năm 1969. Lấy ý tưởng từ một con lật đật – món đồ chơi yêu thích của các bé gái thời bấy giờ, hai tác giả sáng tạo ra hình ảnh một chú mèo máy đến từ tương lai chơi thân cùng cậu nhóc Nobita hậu đậu. Cả hai tác giả phát huy hoàn toàn khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của mình để xây dựng bối cảnh dựa trên những sự kiện ở Nhật Bản thời bấy giờ.Các bảo bối của chú mèo máy Doraemon đều mang tính dự báo. Mỗi loại máy móc lại thể hiện một thành tựu khoa học tiên tiến.
Tên các nhân vật trong Doraemon là gì? Nhân vật chính là ai?
Là một “fan cứng” của Doraemon hay chỉ là “tấm chiếu mới” bắt đầu tìm hiểu, bạn đã biết hết những nhân vật trong bộ manga nổi tiếng này chưa?
Doraemon
Doraemon (Đôrêmon) là nhân vật chính của tác phẩm, sinh vào ngày 3 tháng 9 năm 2112 tại nhà máy robot Matsushiba. Cậu trở về quá khứ theo lời mời của cháu Nobita là Sewashi để giúp ông cố Nobita thay đổi vận mệnh cho tương lai với chiếc túi không gian bốn chiều trước bụng chứa rất nhiều bảo bối tiện lợi.
Nobi Nobita
Nobi Nobita (Nôbita) sinh ngày 7 tháng 8 năm 1962, là người bạn thân nhất của Doraemon, cũng là nhân vật trung tâm của câu chuyện, được tác giả xây dựng như là một cậu bé thất bại về mọi mặt trong cuộc sống. Cậu lười học, biếng nhác, ham chơi, hậu đậu, yếu đuối, dở thể thao và thường học kém nhất lớp (cậu từng đạt kỷ lục 7 bài kiểm tra điểm 0 liên tiếp), đôi khi khá ngốc nghếch ngớ ngẩn. Cậu thường xuyên gặp nhiều xui rủi trong cuộc sống thường ngày; ở trường thì bị thầy giáo mắng, về nhà thì bị mẹ mắng, ra đường thì bị chó cắn, bị Jaian và Suneo bắt nạt hay bị ngã xuống cống.
Nobita tên đầy đủ là Nobi Nobita, với Nobi là họ và Nobita là tên. Tên của cậu được ghép lại từ “Nobi” trong tên của bố (là Nobisuke) và từ “ta” trong tên của mẹ (là Tamako). Trong tiếng Nhật, “Nobi” có nghĩa là vượt qua mức giới hạn, còn “ta” là Hán tự chỉ sự thông thái. Nobita cũng là thì quá khứ của từ “nobi-ru”, mang ý nghĩa cải tiến, nâng cao, trưởng thành. Ở đây tác giả cũng sử dụng cách chơi chữ khi lặp lại từ Nobi 2 lần, với nghĩa thông minh vượt quá cả giới hạn của sự thông minh.
Minamoto Shizuka
Shizuka (tên Việt: Xuka), sinh ngày 2 tháng 5 năm 1962. Cô là bạn cùng lớp của Nobita và sau này thành vợ Nobita nhờ tác động thay đổi số phận của Doraemon. Tên đầy đủ của cô bé là Minamoto Shizuka. Minamoto có nghĩa là bắt nguồn, khởi nguồn. Shizuka là một từ đầy đủ ý nghĩa, chỉ sự yên tĩnh, tĩnh lặng, êm đềm. Tuy nhiên chữ “ka” ở cuối lại có nhiều nghĩa, mà nghĩa thường dùng nhất là đẹp, tốt, tuyệt hảo. “Ka” còn có nghĩa là hương thơm. Tên của Shizuka mang ý nghĩa đầy đủ là “khởi nguồn của sự êm đềm tốt đẹp”.
Jaian
Jaian (Chaien) sinh ngày 15 tháng 6 năm 1962. Bạn cùng lớp và là người hay bắt nạt Nobita cũng như nhiều đứa trẻ khác trong phố. Jaian là một cậu bé to béo, giỏi võ Judo và rất khỏe mạnh (biệt danh Jaian của cậu xuất phát từ chữ “Giant” trong tiếng Anh, tức là “Người khổng lồ”), tính tình hung hăng, hống hách và rất dễ bị kích động.
Dù hay được gọi là Jaian nhưng thật ra Gouda Takeshi mới là tên của cậu. Trong đó, “Gou” có nghĩa là mạnh, còn “Takeshi” có nghĩa là đấm đá. Tên của Jaian khi viết thành hán tự sẽ thành “Võ”, thể hiện tính cách mạnh mẽ, giỏi đánh nhau của cậu.
Honekawa Suneo
Suneo (Xêkô), bạn cùng lớp với Nobita, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1962, là một công tử nhà giàu thường được gọi là Suneo mỏ nhọn (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) vì miệng cậu đúng là nhọn thật, thứ hai là cậu hay khoe khoang, khoác lác về chính mình và về sự giàu có của gia đình, tính tình hơi gian xảo và hay thích mách lẻo. Luôn tự nhận mình đẹp trai và cũng luôn than phiền về chiều cao khiêm tốn của mình. Mặc dù giàu có, gia đình có thế lực nhưng nhiều lúc Suneo rất tham lam và ti tiện.
Họ tên đầy đủ của Suneo là Honekawa Suneo, với Suneo được cấu tạo bởi 2 từ là “Sune” và “O” đều có nghĩa là dỗi. Họ Honekawa ghép bởi 2 từ “Hone” và “Kawa”. “Hone” nghĩa là xương, “Kawa” nghĩa là da. Như vậy, Honekawa là da bọc xương, gầy gò. Honekawa Suneo là cậu bé gầy hay hờn dỗi.
Gia đình Nobi
Ông Nobi Nobisuke là bố của Nobita. Từng thể hiện tài năng trong hội họa nhưng sau đó ông Nobi lại trở thành một viên chức bình thường. Ông rất sợ vợ, nghiện thuốc lá, thường đi nhậu và mắc tật rung đùi mà bỏ mãi không được. Bà Nobi Tamako là mẹ của Nobita, là người mà Nobita sợ nhất. Như bao người phụ nữ Nhật Bản truyền thống, bà ở nhà làm nội trợ.
Nobisuke
Nobisuke (tên cũ ở Việt Nam: Nobitu) là con trai của Nobita và Shizuka trong tương lai, tên cậu giống hệt tên bố của Nobita, nhưng được viết theo chữ Katakana. Trái ngược với Nobita, cậu bé là người khỏe mạnh, năng động, nghịch ngợm, bướng bỉnh, thường xuyên bắt nạt con của Jaian và Suneo. Dù cũng học kém không khác gì ông bố Nobita nhưng bù lại cậu rất mạnh mẽ và giỏi thể thao hơn hẳn bố mình, đặc biệt là môn điền kinh. Uớc mơ của Nobisuke là trở thành một thần đồng giỏi toán, dù sức học của cậu có vẻ không ủng hộ điều ấy lắm.
Dorami
Dorami ( Đôrêmi, Doraemi) là em gái của Doraemon, sinh ngày 2 tháng 12 năm 2114 (Nhân Mã), cao 100 cm, nặng 91 kg. Da không phải là màu xanh da trời như anh trai mà có màu vàng.
Bên cạnh đó còn một số nhân vật là những thành viên trong gia đình Minamoto, Gia đình Honekawa, Gia đình Goda, Gia đình Dekisugi….
5 sự thật thú vị trong Doraemon có thể bạn chưa biết
Sự thật thú vị về Nobita – Cậu bé nguy hiểm nhất thế kỷ 20 (1969 – 1996)
Nobita, cậu bé gắn liền với tuổi thơ của chúng ta, hiền lành, tốt bụng và đặc biệt sống rất biết quan tâm người khác, thế nhưng những điều tai hại mà cậu vô tình cũng như cố ý gây ra lại là 1 điều vô cùng khủng khiếp:
- Mượn bảo bối của Doraemon hơn 1178 lần
- 578 bảo bối đã bị huỷ
- Trộm tiền của mẹ 12 lần
- Bỏ nhà đi 14 lần và bán nhà 2 lần
- Thấy Jaian khoả thân 12 lần
- Suýt làm cho Trái Đất bị diệt vong 207 lần
- Chọc ghẹo Shizuka 542 lần bằng bảo bối của Doraemon
- Tốc váy của Shizuka 122 lần
- Thấy Shizuka khoả thân 627 lần
Con số đặc biệt 1293 của Doraemon
- Chiều cao: 129,3 cm
- Cân nặng: 129,3 kg
- Nhảy cao: 129,3 cm (khi thấy chuột)
- Công suất tối đa: 129.3 bhp
- Vòng bụng: 129,3 cm
- Đường kính chân: 129,3 mm
- Tốc độ chạy: thông thường: 50m/s – khi gặp chuột: 129,3 km/h
Như vậy các số đo của Doraemon có một điểm chung: đều là con số 129,3. Ngoài ra, ngày sinh của chú là 3/9/2112. Hy vọng qua đây bạn không chỉ hiểu Doraemon là gì mà còn biết đến những ý nghĩa đặc biệt đằng sau cái tên này nữa nhé!
Bảo bối của Doraemon – khoa học viễn tưởng hay những phát minh đi trước thời đại?
Mỗi câu chuyện của Doraemon thường ngắn gọn, độc lập và mỗi bảo bối mang một cái nhìn tích cực về khoa học – kĩ thuật trong tương lai. Mỗi bảo bối của Doraemon có thể là những vật dụng hàng ngày như: cánh cửa, bàn, ghế, chong chóng tre hay những thiết bị có tính khoa học viễn tưởng như khăn trùm thời gian, đèn pin thu nhỏ, cánh cửa thần kỳ,… Vì vậy, Doraemon từng được bầu chọn là một trong số những nhân vật quyền năng nhất bên cạnh Songoku (7 viên ngọc rồng).
Số bảo bối thực tế của Doraemon lên đến 1963 và được xuất hiện trong 1.344 câu chuyện. Các bảo bối được tác giả tưởng tượng ra từ những năm 1970 và đã có một số được khoa học kỹ thuật thực hiện hóa.
Lý do Doraemon có màu xanh và mất cả hai tai
Trong một lần bất cẩn, Doraemon đã bị con chuột gặm cả hai tai khiến cái đầu trở nên trở tròn vo và láng bóng. Sau đó, Doraemon cũng tạm biệt cô bạn gái Nora Miyako. Quá khứ khiến cho cậu buồn và khóc rất nhiều làm cho mình lớp sơn màu vàng chuyển thành màu xanh.
Màu sắc ban đầu của Doraemon là màu gì?
Màu sơn gốc của Doraemon là màu vàng. Sau khi biết rằng tai của mình bị cắn bởi một con chuột, cậu ta đã bị trầm cảm, cậu ta lẻn lên trên tháp, uống một loại thuốc có nhãn đau buồn. Và khi cậu ta khóc, màu sơn của cậu ta đã bị thay đổi sang màu xanh do loại thuốc đó. Bạn thử tưởng tượng xem nếu Doraemon có màu vàng thì sẽ như thế nào nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm: 5 bộ phim hoạt hình Nhật Bản cho “FAN CỨNG” anime
Hy vọng những thông tin thú vị này đã giúp những bạn đang tìm hiểu Doraemon là gì cũng như ý nghĩa đặc biệt của những cái tên trong bộ manga nổi tiếng đã có lời giải đáp, đông thời biết thêm nhiều điều thú vị về doraemon, là tuổi thơ của nhiều người lớn và trẻ nhỏ trên khắp thế giới. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về doraemon và những nhân vật này hãy để lại comment chúng ta cùng giải đáp nhé! Ngày xưa ad đọc cứ như kiểu bị cuốn vào thế giới manga, như đang đứng xem diễn biến của câu chuyện vậy đó.