🌍🌍 ĐTM là gì? Tại sao cần phải đánh giá tác động môi trường?

ĐTM là gì? ĐTM là từ viết tắt của Đánh giá tác động môi trường. Là một trong những hồ sơ môi trường cần thiết với mỗi doanh nghiệp.

Vậy đánh giá tác động môi trường là gì? Tại sao cần đánh giá tác động môi trường? Đánh giá tác động môi trường cần thực hiện ở giai đoạn nào của dự án?

Để hiểu hơn về ĐTM là gì? Quá trình thực hiện như thế nào? Quý doanh nghiệp cần tư vấn và lập báo cáo tác động môi trường, hãy nhấc máy liên hệ với chúng tôi, Công ty tư vấn môi trường Etech để được hỗ trợ. icon-dong-hungole-blog (311) Hotline 0903.980.538

 

 

✅ Đánh giá tác động môi trường là gì?

Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

Theo quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2014, việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án (Khoản 2 Điều 19).

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về tình trạng chất lượng môi trường của doanh nghiệp. Để từ đó có thể đề ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả, nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Đồng thời, kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

✅ Cơ sở pháp lý áp dụng khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

🔸 Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH2013 ban hành ngày 23/06/2014.

🔸 Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường.

🔸 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM

Các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Bao gồm các nhóm dự án về xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ; Dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt; Dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; Dự án về dầu khí ; Dự án xử lý, tái chế chất thải; Dự án về cơ khí, luyện kim; Các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ,….

🔹 Các dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng đã nêu trên.

🔹 Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

🔹 Những dự án sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu du tích lịch sử, khu di sản,….

🔹 Các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

🔹 Và trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, chủ đầu tư dự án phải tiến hành tham vấn UBND cấp xã, phường, thị trấn, nơi thực hiện dự án. Tham vấn các tổ chức, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

Với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải tiến hành bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.

✅ Tại sao cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là việc làm cần thiết và bắt buộc để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định. Từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không.

Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động cả dự án, doanh nghiệp.

Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển Kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy mới nhất 2019

✅ Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

▪️ Doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

▪️ Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.

▪️ Điều tra, khảo sát, thu nhập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế – xã hội.

▪️ Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án.

▪️ Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.

▪️ Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.

▪️ Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu nhập, đánh giá nhanh.

▪️ Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường – xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.

▪️ Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.

▪️ Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

▪️ Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

▪️ Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQVN phường, xã, thị trấn nơi thực hiện dự án.

▪️ Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Chúng tôi là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn môi trường. Quý doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm về báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, hãy liên hệ trực tiếp với CRS VINA qua địa chỉ:

PHÒNG CHỨNG NHẬN VÀ AN TOÀN – CÔNG TY CRS VINA 

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌍 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

icon-dong-hungole-blog (423) Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

icon-dong-hungole-blog (423) Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

icon-dong-hungole-blog (423) Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

3.7

/

5

(

3

votes

)

Rate this post

Viết một bình luận