Hậu Giang, Việt Nam
Hậu Giang là một tỉnh ở miền tây Nam Bộ, khí hậu mát mẻ ôn hòa, đất đai phì nhiêu màu mỡ. Về Hậu Giang, bạn tha hồ tận hưởng những thú vui vùng sông nước và khám phá vẻ đẹp trên sông.
GIỚI THIỆU DU LỊCH HẬU GIANG
Du lịch Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, phía bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
Hậu Giang là một tỉnh ở miền tây Nam Bộ, khí hậu mát mẻ ôn hòa, đất đai phì nhiêu màu mỡ, cũng chính vì vậy mà Nam Bộ được coi là một trong những khu trung tâm về sản xuất lúa gạo ở miền tây Nam Bộ.
Về Hậu Giang, bạn tha hồ tận hưởng những thú vui vùng sông nước và khám phá vẻ đẹp trên sông. Không những vậy, nhờ vào những gì sẵn có mà thiên nhiên ban tặng như những vườn cây ăn trái, rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử từ lâu đời….
DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở HẬU GIANG
Từ Tp Hồ Chí Minh
Các bạn có thể ra bến xe miền Tây (địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM) để mua vé hoặc liên hệ các xe chuyên chạy tuyến Sài Gòn – Hậu Giang như:
– Phương Trang: Lịch trình : Sài Gòn – Vị Thanh • Giờ xuất bến : Bến xe miền Tây 6h45 đến 20h45 Vị Thanh 0h15 đến 17h15 • Điện thoại : 08 38309309
– Mai Linh: Lịch trình : Sài Gòn – Vị Thanh • Giờ xuất bến : Từ 5h30 đến 18h • Điện thoại : 08 39393939
– Tân Hồng Phước: Lịch trình : Vị Thanh – Hà Tiên • Giờ xuất bến : Vị Thanh 6h Hà Tiên 1h20 • Điện thoại : 0711 3876759 – 0989 636131
Từ Hà Nội
Bạn có thể đi bằng máy bay tới Cần Thơ hoặc Tp Hồ Chí Minh rồi đi taxi hoặc xe khách tới Hậu Giang.
Thời điểm du lịch
Thời điểm đông khách du lịch nhất là mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 9. Tuy nhiên, mùa khô (tháng 10 đến tháng 9 năm sau) là thời điểm Hậu Giang đẹp nhất.
Nhìn chung bạn có thể yên tâm du lịch vào bất cứ thời điểm nào trong năm vì nhiệt độ trung bình năm chỉ vào khoảng 28 độ C. Quan trọng nhất là theo dõi dự báo thời tiết để tránh những ngày mưa bão.
Điểm du lịch hấp dẫn
Chợ nổi Ngã Bảy
Trong số các dấu tích văn hóa bản địa ở vùng đất phương Nam, chợ nổi được ghi nhận là một loại hình văn hóa cộng đồng chứa đầy tính duy cảm.
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã có nhiều chợ nổi được biết đến như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang)…, trong đó chợ nổi Ngã Bảy nằm tại ngã bảy Phụng Hiệp là nhộn nhịp và nổi tiếng nhất, trung tâm giao thương hàng hóa lớn, đầu mối giao thông thủy của cả vùng cực Nam.
Do bảy dòng kênh tỏa ra bảy hướng thủy lộ trông tựa như những cánh sao mà người Pháp đã ví von gọi nơi đây bằng mỹ từ “ngôi sao Phụng Hiệp”.
Long Mỹ là vùng đất ở giữa vùng đất U Minh và vùng sông nước Hậu Giang, là vùng rừng tràm, bần cách đây khoảng 200 năm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Long Mỹ là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Hậu Giang và khu Tây Nam Bộ Long Mỹ, là vùng “chiến địa” giành nhau từng tấc đất giữa ta và địch trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Địa danh này cách thị xã Vị Thanh 30km (theo quốc lộ 61), thuộc xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. Đây là điểm du lịch vườn lớn nhất ở tỉnh Hậu Giang.
Trong một khuôn viên có diện tích 16ha, phong cảnh hữu tình, vườn cây sum suê, các loài hoa, cây cảnh, chim thú, tiểu cảnh, hồ nước với các dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng và phong phú.
Khu du lịch này đã thực sự hấp dẫn du khách đến khu vui chơi, thư giản trong những ngày nghỉ hay sau thời gian làm việc căng thẳng.
Khu sinh thái rừng chàm chim Vị Thủy
Khu du lịch sinh thái này sẽ có quy mô mở rộng thêm 145 ha là điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho bà con trong khu vực huyện Vị Thủy và các địa phương lân cận.
Đây cũng chính là dự án đầu tư cho ngành du lịch có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, tạo đà để phát triển tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch sông nước, miệt vườn của tỉnh trong thời gian tới.
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp.
Nơi đây vốn là vùng đồng trũng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía Tây sông Hậu tới tận vùng U Minh, được đánh giá là một trong những quần thể quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam.
Khu di tích căn cứ tỉnh ủy
Khu căn cứ Tỉnh ủy còn gọi là căn cứ Bà Bái, nằm ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Toàn bộ khu di tích được xây dựng trên khoảng đất vườn rộng 6ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào: kênh Xáng, Lái Hiếu (phía đông nam), kênh Cả Cường (phía đông bắc), kênh cũ (phía tây bắc) và kênh Bà Bái (phía tây nam).
Công viên Xà No
Công viên Xà No chạy dọc kênh xáng Xà No, dài hơn 15km, tổng diện tích xây dựng là 23ha. Phần nền công viên lát gạch vỉa hè, khuôn viên trồng nhiều cây xanh như cau đỏ Java, dừa kiểng Philipines, hoa ban, hoàng hậu, liễu đỏ, bằng lăng…kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng đá trắng tạo nên nét hài hòa bên dòng kênh xáng. Buổi tối, hệ thống đèn chiếu sáng của công viên càng làm cho công viên và dòng kênh đẹp hơn.
ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
Ở Hậu Giang có rất nhiều món ăn ngon tuyệt bạn tuyệt đối không nên bỏ lỡ. Cùng dulich24.com.vn khám phá những món đặc sản này nhé!
Bưởi Năm roi Phú Hữu
Bưởi Năm roi Phú Hữu
Trái tập trung ở thân cây (Năm Roi dây cho trái tập trung ngoài chót nhánh); trái to, núm xổm cao, da sần màu hơi vàng, cuống trái lớn (Năm Roi dây trái nhỏ hơn, núm gom nhọn, da bóng màu xanh, cuống trái nhỏ); phần lá nhỏ có hình trái tim (lá bưởi Năm Roi dây không có đặc điểm này); múi bưởi khi chín rất đầy đặn, không hạt; màu vàng mỡ gà, tép bưởi ráo rẻ, vị ngọt thoảng chua thanh, không đắng, the (bưởi Năm Roi dây khi chín cũng không hạt, không đắng, the, nhưng thịt trái màu vàng nhạt, vị ngọt dịu).
Cháo lòng Cái Tắc
Cháo lòng Cái Tắc
Cháo lòng là món điểm tâm bình dân phổ thông của nhân dân miền Tây. Để có một tô cháo lòng khá ngon đã khó, mà tạo nên một thương hiệu lại càng khó hơn.Cháo lòng Cái Tắc (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đã làm được việc đó từ hơn ba chục năm nay.
Cá Thát lát Bảy món
Cá thát lát
Cá Thát lát là thương hiệu đặc sản Hậu giang . Khi chế biến nó sẽ trở thành những món ăn đặc trưng ở vùng sông nước Cửu Long này. Nếu nói đến món “Cá Chiên Sả Ớt” thì ở các nhà hàng Thị xả Vị Thanh là “nhất xứ”.
Cứ đánh vảy cá cho sạch, rồi khứa thật nhặt theo chiều ngang, ướp muối, bột ngọt, sả ớt bầm nhuyển, chiên với nhiều dầu… là ta đã có một món ăn giòn thơm, ăn với cơm trắng nóng hổi, thì thật là tuyệt!
Đặc sản khóm Cầu Đúc Hậu Giang
khóm Cầu Đúc Hậu Giang.
Trải qua hơn một trăm năm, khóm (dứa) Cầu Đúc, loại cây trồng chủ lực của người dân xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, hiện đã trở thành một loại đặc sản và có mặt trên thị trường cả nước.
Khóm Cầu Đúc là giống khóm Qeen. Khi vùng quê này có cây cầu đúc xi măng đầu tiên, bà con phấn khởi gọi vùng đất của mình là xóm Cầu Đúc. Và cây khóm cũng nhanh chóng được đặt tên là khóm Cầu Đúc cho tới ngày nay.
Các món ăn chế biến từ Bông điên điển
Các món ăn chế biến từ Bông điên điển
Miền Tây mùa này bông điên điển nở vàng rực dọc theo các bờ bao mùa nước nổi. Chống xuồng đi hái bông rồi kiếm thêm vài con tép bạc là có nồi canh chua vàng rực mà ngọt ngon hấp dẫn.
Hoa điên điển có hương vị rất đặc biệt, được người dân Nam Bộ chế biến thành nhiều món ăn đặc sản ngon miệng và bổ dưỡng. Lá luộc ăn như rau hoặc nấu canh với cá rô, tép bạc. Hạt làm giá như giá các loại đậu.
Lẩu cá linh bông điên điển
Lẩu cá linh bông điên điển
Khi mưa rả rích trên đồng, lũ bắt đầu dâng, cá từ thượng nguồn sông Mekong xuôi về, lên đồng để đẻ, bắt đầu mùa cá linh. Cá linh lúc này nhỏ chỉ bằng đầu đũa, gọi là cá linh non, thịt ngọt béo. Những con cá tươi roi rói, béo tròn được làm sạch mang, móc bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo.
Tùy theo từng vùng mà nước dùng của món lẩu này được nấu bằng nhiều cách khác nhau. Có người ninh xương heo, xương cá để lấy vị ngọt, nhưng cũng có nơi nấu bằng nước dừa tươi để nước lẩu vừa trong vừa có vị ngọt thanh dễ chịu. Bông điên điển vừa mới hái xuống còn tươi rói, đựng đầy trong rổ, cùng với một số loại rau khác, cho vào nồi nước lẩu đang sôi, rồi thưởng thức món ăn dân dã mà đáng nhớ của miền Tây.
Cá bống dừa, cá linh kho tiêu
Cá bống dừa, cá linh kho tiêu.
Mùa nước nổi, cá bống dừa, cá linh bán đầy các chợ để chế biến thành nhiều món, nhưng ngon nhất phải kể đến cá kho tiêu. Cá làm sạch, tẩm ướp gia vị, kho trong tộ hoặc nồi đất, trên lửa liu riu. Món này ăn với cơm trắng, đơn giản mà đậm đà như tình người miền Tây hiếu khách.
Gỏi sầu đâu cá sặc
Gỏi sầu đâu cá sặc.
Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch trụng qua nước sôi để bớt đắng, sau đó cho ráo nước. Dưa leo thái mỏng, thơm cắt nhỏ vừa ăn, xoài thái mỏng hoặc xắt sợi.
Khô cá sặc nướng hoặc chiên xé nhỏ, thịt ba rọi luộc cũng được cắt nhỏ, tất cả nguyên liệu trộn với chút gia vị. Nước chấm là nước mắm me được chế biến đơn giản với nước me dầm đã lọc xác và đun sôi đến sệt, nêm nếm vừa ăn.
Khi ăn món này cảm giác lúc đầu là vị đắng thanh kết hợp vị chua của nước chấm, càng nhai kĩ sẽ càng cảm nhận được vị ngọt của món gỏi sầu đâu.
Bánh xèo bông điên điển
Bánh xèo bông điên điển.
Bánh được làm từ bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Nhân bánh là thịt heo xắt miếng nhỏ, ướp gia vị xào cùng bông điên điển.
Bánh xèo bông điên điển có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các loại rau trong vườn nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, lá mơ…
Bông súng mắm kho
Bông súng mắm kho.
Bông súng là loài rau đồng, mọc những nơi vùng đất trũng, đọng nước bùn. Khi mùa nước lớn đổ về là lúc bông súng trồi lên theo làn nước. Bông súng nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để cho ráo nước.
Mắm kho ngon thường là mắm cá linh, cá sặc… Mắm phải nấu nước sôi bỏ vào, lọc bỏ xương, bỏ sả bằm, rồi tép, hến hay cá lóc được bỏ vào đúng lúc khi mắm vừa sôi lại. Mắm kho thơm ngon hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, giòn của bông súng, tạo nên món ăn đơn giản mà gắn bó với nhịp sống miền Tây.
Chuột đồng nướng lu
Chuột đồng nướng lu
Đây là món đặc sản miền Tây không phải du khách nào cũng dám thử. Chuột để nướng lu phải là những chú chuột đã ăn no lúa chín, béo múp míp, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con vào lu.
Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Mở nắp lu, bày chuột ra cùng dưa leo, rau răm, muối ớt. Thịt thơm, mềm và da rất giòn, hương vị đặc trưng miền Tây.
Sỏi mầm
Sỏi mầm.
Tên món ăn dễ làm người nghe liên tưởng đến mầm đá của Trạng Quỳnh. Tuy không phải vậy nhưng sỏi mầm cũng có cách thưởng thức rất khác biệt. Lần đầu tiên nhìn thấy cách bài trí món ăn hẳn ai cũng phải ngạc nhiên.
Ốc len xào dừa
Ốc len xào dừa.
Ốc Len còn được gọi là Linh Hoa vốn là loài ốc biển tự nhiên, chỉ có ở các rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển. Thường thì ốc Len không quá to chỉ bằng ngón tay trỏ, có màu nâu xen lẫn vân trắng, thân xù xì.
Ốc len xào dừa là món ăn quen thuộc của người dân Hậu Giang, để làm món ăn này đúng điệu, đúng vị người Hậu Giang cũng khá tỉ mỉ chứ không hề đơn giản.
Vì phổ biến nên rất dễ để tìm được hàng bán ốc len xào dừa ở Hậu Giang nhưng tìm một cửa hàng ăn ngon, đúng điệu lại là việc khác. Những cửa hàng này đều giữ kỹ bí quyết riêng của mình mà chỉ có người trong gia đình mới nắm được.
Đọt choại
Đọt choại.
Đọt choại là một loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc nhiều ở vùng vũng như Đồng Tháp Mười, Vị Thanh, Hậu Giang. Đọt choại có hình dáng rất lạ mặt, trên đầu uốn cong, thân mảnh, nếu mới nhìn chắc ít ai có thể nghĩ đây là nguyên liệu để làm nhiều món ăn ngon như vậy.
Đọt choại có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất là đọt choại xào. Bởi sự dân dã, bình dị, mang đậm nét quê nên đọt choại được các bà nội trợ miệt vườn chế biến thành rất nhiều món rất đa dạng không chỉ làm hấp dẫn cho bữa cơm gia đình mà còn không thể thiếu trong ẩm thực Hậu Giang.
Cá ngát
Cá ngát.
Cá ngát là loài cá rất tinh ranh chỉ sống ở những nơi nước sâu, thậm chí có khi cá khoét hang sâu tận 2-3m để trú ngụ. Vì thế, việc khai thác cá cũng khá khó khăn.
Có nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá ngát như: nấu canh chua, nướng bẹ chuối, kho tộ, hấp, hoặc làm món khô ăn với củ kiệu… Tuy nhiên, chế biến đơn giản và dân dã nhất chính là cá ngát cuốn vào bẹ chuối hột, nướng trên bếp than hồng để giữ nguyên vị ngọt của cá đồng thời thơm ngon hơn.
Khi cá chín có thể ăn kèm với các loại rau, chấm muối ớt. Món cá ngát kho tộ là món ăn thường nhật của người dân mộc mạc vùng sông nước miền Tây. Sau khi được làm sạch, thì cá được tẩm ướp với nước mắm ngon, thêm chút đường, hạt tiêu, ớt, bột ngọt và đun trên lửa liu riu để cá thấm đều.
Chả cá thác lác
Chả cá thác lác.
Món chả cá thác lác hầu như ở khu vực nào cũng có nhưng từ khi món chả các thác lác cườm ở Hậu Giang xuất hiện thì nó nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của món ngon này.
Cách làm đơn giản nhất là cá thác lác được chiên với sả ớt, cá được đánh sạch vảy, khứa nhẹ nhiều khứa theo chiều ngang ướp với bột ngọt, sả giã nhuyễn và chiên cá ngập trong chảo dầu.
Khi các bốc mùi thơm là du khách có thể thưởng thức được, chả cá ngon nhất là chấm với nước mắm ăn kèm với các loại rau sống cho đỡ ngán. Chả cá thác lác đặc sản Hậu Giang quả thực là một món ngon hấp dẫn du khách.
TRẢI NGHIỆM HẤP DẪN Ở HẬU GIANG
Thưởng thức đặc sản Hậu Giang
Thưởng thức ẩm thực miền tây
Du lịch Hậu Giang mà không thưởng thức những đặc sản miệt vườn như lẩu mắm cá linh bông điên điển, bưởi năm roi Phú Hữu hay khóm (dứa) Cầu Trúc thì quả là thiếu sót rất lớn cho chuyến đi của bất cứ du khách nào. Vị ngọt thanh của các loại trái cây này là điều mà những ai từng một lần nếm thử đều không thể nào quên.
Tham quan các di tích lịch sử
Hậu Giang là tỉnh sở hữu khá nhiều các di tích lịch sử trong kháng chiến như: Khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử Long Mỹ, Khu di tích tỉnh ủy Hậu Giang, Di tích Nam kỳ khởi nghĩa, Trụ sở Liên hiệp đình chiến Nam bộ… và rất nhiều các di tích khác nữa. Bởi vậy nơi đây luôn là điểm đến thích hợp cho những du khách yêu thích khám phá lịch sử nước nhà
Đến Hậu Giang vào mùa lễ hội
Lễ hội của đồng bào khmer ở Hậu Giang
Đến Hậu Giang mà không đến vào mùa lễ hội thì quả thật là đáng tiếc. Có rất nhiều các lễ hội truyền thống hấp dẫn được tổ chức trong năm như: Lễ hội của đồng bào khmer, Tưng bừng ngày hội đua ghe ngo, Vui Tết Cùng Hội Diễn Lân , Lễ hội Quan Thánh Đế Quân… Du khách có thể đến tham gia và tìm hiểu văn hoá những lễ hôi độc đáo này.
Khách sạn ở Hậu Giang