Đưa cuộc sống của người dân địa phương trở lại bình thường

NHỮNG NHU CẦU KHÁC NHAU

Một đánh giá chung của Chính phủ, Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ quốc tế khẳng định nhu cầu cấp bách trong các lĩnh vực nước, vệ sinh, y tế và dinh dưỡng và an toàn lương thực. Với lượng mưa hiện tại, việc cấp nước dùng để cứu trợ khẩn cấp đã giảm. Tuy nhiên, cứu trợ khẩn cấp nhằm cung cấp các gói và viên lọc nước, vi chất bổ sung và truyền thông về các hành vi vệ sinh vẫn cần được tiếp tục duy trì. Chiến lược cứu trợ khẩn cấp của UNICEF bao gồm cung cấp các can thiệp dinh dưỡng, xử lý và dự trữ an toàn nước hộ gia đình, thúc đẩy các hành vi vệ sinh nhằm ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm.

Cha Ma Lế Phát và Pina Thị May là hai trong số trẻ suy dinh dưỡng thể nặng được hỗ trợ gói dinh dưỡng bổ sung trong những tháng vừa qua. Để cải thiện tình hình dinh dưỡng ở địa phương, trẻ suy dinh dưỡng thể nặng và thể thường được ăn bổ sung các gói thức ăn dinh dưỡng Hebi, và RUTF. Trong vòng ba tháng vừa qua, cơ thể hai em đã hấp thụ tốt chất dinh dưỡng bổ sung này và tăng trung bình 2kg.

“Trẻ Raglei, đặc biệt là trẻ sống ở khu vực vùng núi hấp thụ tốt thức ăn dinh dưỡng bổ sung. Các em ăn các gói dinh dưỡng như là nguồn lương thực duy nhất hoặc giữa các bữa ăn,” bác sỹ Huỳnh Thăng Sơn, Giám đốc Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh cho biết.

Trong khi đó, số lượng phụ nữ có thai và đang cho con bú được cung cấp các viên uống bổ sung đa vi chất lên tới 5,549 trường hợp. Số lượng trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi được cung cấp các gói bổ sung đa vi chất để thêm vào thức ăn lên đến 13,300 em.

THANH LỌC NGUỒN SỐNG

Mặc dù thói quen phổ biến của người dân địa phương là uống nước sông không an toàn vẫn còn là hành vi cần thay đổi, khi chúng tôi cung cấp các gói lọc nước tự nhiên hay viên lọc Aquatabs, rất nhiều người trong cộng động trở nên quan tâm và hứng thú. Khi được hỏi liệu họ có rõ về các chỉ dẫn sử dụng gói và viên lọc nước, một người trong đám đông tham gia đã dành lấy micro từ người hướng dẫn và hỏi: “Khi dùng hết đồ cứu trợ thì chúng tôi sẽ mua các gói và viên lọc này ở đâu? Chúng tôi muốn tiếp tục dùng.”

Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của công tác cứu trợ khẩn cấp, Lê Hoàng Sơn, chuyên gia phụ trách hàng hóa cung ứng cứu trợ của Trung Tâm Nước Ninh Thuận suy nghĩ đến một kế hoạch: “Thách thức đối với chúng tôi là giám sát việc sử dụng các hàng hóa cứu trợ để đảm bảo rằng người dân sẽ không quay trở lại thói quen dùng nước suối tự nhiên không an toàn mà để ở góc nhà đồ cứu trợ lọc nước không dùng tới.”

Khi tôi rời khỏi tỉnh, một người lái xe người địa phương đưa tôi đi và kể chuyện dọc đường đi. “Một vài tháng trước, cả khoảng đất trồng cây này đều phủ một màu nâu héo úa. Cây cối, cỏ, cừu và dê đều không thể sống được qua hạn hán. Đất bỏ hoang vì hạn nứt nẻ vết chân chim,” người lái xe nói. Trong khi nghe chị kể chuyện, tôi nhìn thấy một màu xanh tràn ngập hai bên đường và bắt đầu dấy lên hy vọng. “Tình trạng này kéo dài được bao lâu cơ chứ?” chị nói tiếp, cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. “Dự báo là trời lại đổ hạn trong những tháng tới và tình hình hạn hán do thiếu mưa kéo dài triền miên này khó có nhiều khả năng sớm được cải thiện.”

Rate this post

Viết một bình luận