Đúng, bà cụ gọi đó là ‘chè khoán’

Tâm trạng của Tràng buổi sáng đầu tiên khi có vợ được Kim Lân miêu tả khá tinh tế, đó là cảm giác mới lạ chưa từng thấy tràn ngập tâm hồn anh ta. “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong giấc mơ đi ra”.

Tràng bỗng chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới lạ, nhà cửa sân vườn, lối đi vừa được quét dọn sạch sẽ hiện ra trước mắt. “Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía, cảm động”.

Tranh minh hoạ cho truyện ngắn Vợ nhặt. Ảnh: NXB Văn học.

Tranh minh hoạ cho truyện ngắn “Vợ nhặt”. Ảnh: NXB Văn học.

Bữa cơm đầu tiên của gia đình họ khi có nàng dâu trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Ăn xong, cụ Tứ bê một nồi khói bốc lên nghi ngút mà bà gọi là “chè khoán”, múc ra cho con trai và con dâu. “Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, bà cụ Tứ nói. Thực chất đây là cách gọi vui của bà, bởi chè khoán là một thứ chè ngon, nấu bằng đậu xanh nhuyễn.

Đỡ lấy cái bát, hai con mắt vợ Tràng tối lại. Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vào miệng, mồm chun lại ngay vì đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói với ai câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong, tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.

Nhiều người nhận xét, nồi cháo cám này là đỉnh cao của tấm lòng người mẹ nghèo thương yêu hai đứa con vừa tìm đến với nhau giữa những ngày đói khủng khiếp.

Truyện kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Vợ Tràng nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.

Câu 5: Tên thật của nhà văn Kim Lân là gì?

a. Trần Hữu Tri

b. Nguyễn Nguyên Hồng

c. Nguyễn Văn Tài

Lê Nam – Tổng hợp

Rate this post

Viết một bình luận