Với những người bị bệnh tiểu đường, béo phì thì việc cắt hoàn toàn vị ngọt trong khẩu phần ăn là điều không thể. Chính vì vậy hiện nay người ta đã dùng đường ăn kiêng để thay thế. Vậy đường ăn kiêng là gì, ăn có tốt không hãy cùng Đông Nam theo dõi tại bài viết dưới đây.
Đường ăn kiêng là gì
Đường ăn kiêng là nhóm các chất tạo ngọt nhân tạo, chất phụ gia thực phẩm. Hầu hết các loại đường ăn kiêng có độ ngọt cao gấp nhiều lần so với đường ăn thông thường. Tuy nhiên nó lại có ưu điểm cung cấp năng lượng ít hơn. Chính vì vậy, người bị tiểu đường hay béo phì có thể sử dụng đường này để thay thế đường mía.
Theo chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng, loại đường này thích hợp cho người đang ăn kiêng, người cần chế độ dinh dưỡng cân đối để phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính như: xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì,…
Đường ăn kiêng (đường diet) còn được sử dụng cho mục đích khác như hạn chế mụn bởi đường thông thường là một tác nhân khiến da dễ nổi mụn vì nó làm hàm lượng insulin trong cơ thể tăng cao từ đó lượng dầu sinh ra nhiều hơn khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc nếu không vệ sinh sạch gây ra mụn nhọt. Chính vì vậy, loại đường ăn kiêng là sự lựa chọn tốt cho những bạn thích ăn đồ ngọt vì nó chứa ít calo, tránh việc tăng năng lượng không cần thiết.
Đường ăn kiêng bao nhiêu calo
100g đường ăn kiêng bao nhiêu calo
Đường ăn kiêng chứa rất ít hoặc không chứa calo, do đường ăn kiêng chiết xuất từ loại hoa quả mang vị ngọt, được tổng hợp hóa học.
Đường ăn kiêng có tốt không
Đường ăn kiêng được chiết xuất từ cây cỏ ngọt thiên nhiên có độ ngọt gấp vài trăm lần so với đường thường, nhưng lại không làm tăng đường huyết, tăng năng lượng lại an toàn cho sức khỏe. Đường ăn kiêng đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng trên 150 quốc gia. Chính vì vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi dùng đường ăn kiêng tốt hay không nhé! Tuy nhiên bạn hãy dùng đúng liều lượng để không gây hại đến sức khỏe.
Nên mua đường ăn kiêng loại nào? Các loại đường ăn kiêng
BS Lê Kim Huệ – Trưởng khoa Truyền thông, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết các loại đường nhân tạo gồm:
- Saccharin, có độ ngọt gấp 300 – 500 lần đường thường, không bị hủy do nhiệt, mức an toàn để sử dụng là 5mg/kg/ngày.
- Aspartame, có độ ngọt gấp 160 – 200 lần đường thường, dễ bị hủy do nhiệt nên chỉ sử dụng khi chế biến xong, mức an toàn 40mg/kg/ngày.
- Sucralose, có độ ngọt gấp 600 lần đường thường, ổn định với nhiệt độ, mức an toàn 9mg/kg/ngày.
- Acesulfam K có độ ngọt gấp 200 lần đường thường, ổn định với nhiệt độ, có vị hơi đắng, nên cần kết hợp các chất tạo ngọt khác, mức an toàn 15mg/kg/ngày.
- Cyclamat có độ ngọt thấp nhất trong các chất tạo ngọt nhân tạo, liều lượng 11mg/kg/ngày.
Tùy theo chẩn đoán và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ dùng loại đường phù hợp với liều lượng chuẩn.
Ngoài các loại đường kể trên thị trường còn có các loại được sử dụng phổ biến như sau:
- Đường bắp ăn kiêng tropicana slim: là đường chế biến từ tinh bột bắp tự nhiên, độ ngọt đường bắp thấp hơn, không làm sâu răng.
- Đường ăn kiêng cỏ ngọt: Còn có tên gọi là Stevioside: chất làm ngọt tự nhiên từ cây cỏ ngọt Stevia, độ ngọt từ 200-300 lần đường mía. Đường cỏ ngọt không làm tăng đường huyết và không sinh năng lượng vì vậy không gây tăng cân.
- Đường ăn kiêng isomalt
- Đường ăn kiêng splenda
- Đường ăn kiêng mivolis
- Đường ăn kiêng hermesetas
- Đường ăn kiêng sweet n low
- Đường ăn kiêng erythritol
- Đường ăn kiêng cologrin
Dùng đường ăn kiêng có hại không?
Thực tế là có, nhiều người không biết cách sử dụng lại nạp vào cơ thể rất nhiều sản phẩm có chứa đường nhân tạo, chất phụ gia tạo ngọt,… như nước ngọt, bánh kẹo. Cách ăn uống này không những giảm được cân nặng, giảm bệnh mà còn gây mất cân bằng ăn uống, gây nguy hiểm hơn cho tình trạng bệnh như:
Phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn đường ruột
Một nghiên cứu chỉ ra khi sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo saccharin gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, có nguy cơ gây mắc một số bệnh đường ruột như đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng.
Gây nhức đầu, trầm cảm, co giật
Một số chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra triệu chứng như trầm cảm, đau đầu, co giật. Khả năng mắc chứng trầm cảm thường gặp cao hơn khi bệnh nhân tiêu thụ nhiều aspartame.
Như vậy, đường ăn kiêng là sản phẩm tốt cho sức khỏe và nên được sử dụng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường, béo phì nếu sử dụng đúng cách. Đông Nam chúc quý khách sử dụng đường ăn kiêng một cách khoa học, tuân theo chỉ định của bác sĩ.