Với những người cần ăn kiêng như người bị bệnh béo phì, tiểu đường, việc cắt hoàn toàn vị ngọt trong khẩu phần ăn là điều không thể. Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì, có cần kiêng cả đường dành cho người ăn kiêng (giảm cân) không? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tham khảo các bài viết
Đường ăn kiêng là gì?
Đây là nhóm các chất tạo ngọt nhân tạo, phụ gia thực phẩm. Hầu hết các loại đường dành riêng cho người ăn kiêng đều có độ ngọt cao gấp nhiều lần đường thông thường. Tuy nhiên nó lại cung cấp năng lượng ít hơn. Do vậy người cần ăn kiêng bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng loại đường này để thay thế đường mía.
Loại đường này thích hợp cho người ăn kiêng hoặc người cần chế độ dinh dưỡng cân đối trong phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính không lây nhiễm như: béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch…
Đường diet (kiêng) cũng được nhiều người sử dụng với các mục đích khác như hạn chế mụn. Đường là một tác nhân khiến da dễ nổi mụn vì nó làm hàm lượng insulin trong cơ thể tăng cao. Từ đó lượng dầu được sinh ra nhiều và khiến lỗ chân lông bị bít lại gây mụn nhọt. Bởi vậy, loại đường này là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các bạn thích ăn đồ ngọt và sử dụng nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn vì nó chứa ít calo, tránh việc tăng năng lượng không cần thiết.
Đường ăn kiêng có tốt không?
Để biết đường chuyên dành cho người ăn kiêng có tốt không, ta cần biết đường ăn kiêng làm từ gì?
Đường dùng để ăn kiêng được chiết xuất từ cây cỏ ngọt. Đường ăn kiêng cỏ ngọt có độ ngọt gấp 300 lần so với đường thường. Tuy vậy lại không làm tăng đường huyết, không làm tăng năng lượng, an toàn cho sức khỏe.
Đường diet (kiêng) có nguồn gốc từ thiên nhiên, không phải chất hóa học. Bản chất của nó là các amino axit có vị ngọt. Đặc biệt những loại đường kiêng hiện nay đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trên 150 quốc gia. Đường cho người bị bệnh về đường huyết không chỉ giúp người sử dụng hạn chế lượng đường huyết trong máu mà còn không chứa thành phần saccharin (chất gây ung thư nếu sử dụng lâu dài).
Như vậy có nên dùng đường ăn kiêng không? Câu trả lời là có. Tuy vậy, hãy dùng đúng liều lượng để không gây hại đến sức khỏe.
Chọn loại đường ăn kiêng nào tốt nhất?
BS Lê Kim Huệ – Trưởng khoa Truyền thông, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết các loại đường nhân tạo gồm:
-
Saccharin, ngọt gấp 300 – 500 lần đường thường, không bị hủy do nhiệt, mức an toàn để sử dụng là 5mg/kg/ngày;
-
Aspartame, ngọt gấp 160 – 200 lần đường thường, dễ bị hủy do nhiệt nên chỉ sử dụng khi chế biến xong, mức an toàn 40mg/kg/ngày;
-
Sucralose, ngọt gấp 600 lần đường thường, ổn định với nhiệt độ, mức an toàn 9mg/kg/ngày;
-
Acesulfam K, ngọt gấp 200 lần đường thường, ổn định với nhiệt độ, khi sử dụng riêng có vị hơi đắng, nên cần kết hợp các chất tạo ngọt khác, mức an toàn 15mg/kg/ngày;
-
Cyclamat có độ ngọt thấp nhất trong các chất tạo ngọt nhân tạo, bền với nhiệt độ, liều lượng 11mg/kg/ngày.
Tùy theo chẩn đoán và kê đơn của bác sĩ, các bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến đường huyết sẽ dùng loại đường phú hợp với liều lượng chuẩn. Dùng chuẩn liều lượng vô cùng quan trọng. Nếu dùng quá nhiều lượng đường cho phép, kể cả là đường dành cho người ăn kiêng thì cũng vô cùng nguy hiểm.
Có khi nào đường ăn kiêng có hại không?
Thực tế là có. Nhiều người không sử dụng đường trắng, đường tinh nhưng lại nạp vào cơ thể rất nhiều sản phẩm có chứa đường nhân tạo, chất phụ gia tạo ngọt,… như nước ngọt, kẹo, bánh. Cách ăn uống này không những không giảm được cân nặng, giảm bệnh mà còn gây mất cân đối ăn uống, gây nguy hiểm hơn rất nhiều cho tình trạng bệnh.
Một số lưu ý
Lưu ý
Không nên lạm dụng
Không nên lạm dụng đường cỏ ngọt (đường kiêng) trong đồ ăn thức uống hàng ngày vì có thể gây một số hậu quả: nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, táo bón, ung thư (đường aspartame).
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, nên hạn chế sử dụng đường và các thức ăn hoặc thức uống quá ngọt. Nhu cầu đường khoảng 20g/ người/ngày (bốn muỗng cà phê). Những người béo phì, đái tháo đường nên hạn chế đường tinh luyện, đường mía (đường sucrose), đồ ăn ngọt.
Nên sử dụng đường glucose, fructose từ trái cây (ngoại trừ dưa hấu, nhãn, sầu riêng). Riêng người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng.
Đường bắp hay đường củ cải có độ ngọt kém. Nhưng nếu dùng với số lượng nhiều để đạt độ ngọt vừa ý cũng gây nguy hiểm vì làm tăng đường huyết và tạo ra nhiều năng lượng.
Hiểu rõ về thứ mình đang nạp vào cơ thể
Ngoài ra, có nhiều sản phẩm nước ngọt, bánh kẹo,… trên nhãn ghi “sugarfree” (không chứa đường) hoặc “diet” (kiêng). Các sản phẩm này không chứa đường kính mà dùng đường hóa học, đường nhân tạo hoặc các loại đường thay thế. Không ít người mắc bệnh tiểu đường, béo phì vẫn vô tư dùng. Họ không hề biết rằng nhiều sản phẩm cộng lại thì lượng đường nạp vào cơ thể sẽ cao.
Tiểu đường kiêng ăn hoa quả gì?
Nhiều người thắc mắc rằng: ăn hoa quả rất tốt cho sức khỏe. Vậy người bị béo phì hoặc tiểu đường kiêng ăn trái cây gì không? Thật ra có một số trái cây có chỉ số đường huyết khá cao như: dưa hấu, nhãn, sầu riêng… Người bệnh nên hạn chế vì sử dụng nhiều sẽ gây tăng cân, tăng đường huyết.
Tóm tắt
Tổng kết lại, Đức Phát sẽ tóm tắt cho bạn 4 điều quan trọng bạn cần nhớ khi sử dụng đường cho người ăn kiêng:
-
Không nên dùng nhiều đường ngọt, kể cả đường dành cho người cần kiêng. Chỉ dùng khi quá thèm ngọt. Nếu không thèm hay không cần ăn ngọt thì không cần dùng đường
-
Không dùng nhiều hơn mức khuyến cáo 20mg/người/ngày (tương đương bốn muỗng cà phê
). Đây là liều lượng đường thông thường cho người bình thường.
-
Người bị đái tháo đường hoặc béo phì thì việc dùng đường nào, dùng bao nhiêu cần được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ điều trị.
-
Không phải tất cả các loại hoa quả đều chứa đường tốt. Hãy tìm hiểu trước khi nạp thức ăn vào cơ thể.
Chúc các bạn xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp, tốt cho sức khỏe.