Với cái tên “nhân sâm dành cho phụ nữ”,
đương quy
đã khiến rất nhiều chị em tò mò về vị thuốc Đông Y này. Để tìm hiểu những lý do tại sao đương quy được gọi như thế, mời chị em xem ngay những tác dụng của cây đương quy, cũng như những lưu ý khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đương quy – sâm đương quy là gì?
Đương quy là cây thuốc được sử dụng trong Đông Y từ rất lâu đời với các tên gọi khác là Tần Quy, Can Quy hoặc thường được gọi với một tên khác là sâm đương quy, tên khoa học là Angelica sinensis.
Đương quy là cây thân thảo lớn, chiều cao khoảng 40 đến 80cm, lá hình mác dài, không cuống hoặc có cuống ngắn, cụm hoa tán két có màu trắng lục nhạt. Ở Việt Nam những vùng đất trồng được đương quy có thể kể đến, đó là: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và một số tỉnh vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng.
Thành phần của sâm đương quy
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, Sâm Đương Quy chứa nhiều Collagen, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, giúp trẻ hóa và làm khỏe mạnh các tế bào da.
Ngoài ra, đương quy còn chứa các tinh dầu:
-
Ligustilide: tăng cường tuần hoàn máu.
-
N-butylphthalide: chữa bệnh thiếu máu.
-
Polysaccharide: hạn chế các khối u, tăng cường khả năng hệ miễn dịch.
-
Phytoestrogen: chống viêm, ức chế bóp tử cung.
-
Coumarin: hoạt huyết, giãn nở động mạch vành.
Sâm đương quy có tác dụng gì?
Đương quy là một vị thuốc quý trong đông y với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:
-
Cải thiện các hội chứng về khí huyết
-
Huyết hư: cơ thể thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, có quầng thâm mắt, môi thâm, lưỡi nhợt nhạt, ăn ngủ kém.
-
Huyết ứ: gặp trong trường hợp phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, ứ huyết sau sinh; Cơ thể bị chấn thương, có nhiều bầm tím, tụ máu, đau cơ, …
-
Xuất huyết: như rong kinh, rong huyết, băng kinh,…
-
Cải thiện chứng tiêu hóa kém
do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém, ăn ngủ kém.
-
Tốt cho hệ xương khớp
,
giúp dưỡng gân cốt, tiêu sưng.
Cách sử dụng sâm đương quy tươi
Sâm đương quy tươi dễ dàng chế biến thành các món ăn bổ dưỡng. Một vài món ăn thường thấy sự xuất hiện của đương quy có trong thành phần, đó là:
Đương quy hầm tim heo
Tác dụng: giải nhiệt, cấp nước cho cơ thể trong những ngày hè oi bức, giúp cơ thể không bị uể oải, mệt mỏi.
Nguyên liệu:
-
1 quả tim lợn.
-
100g đương quy tươi.
-
20g đẳng sâm.
-
Các gia vị nêm nếm khác bao gồm: 1 củ gừng, hành tím băm nhuyễn, rượu trắng, mắm, muối, mì chính.
Cách làm:
-
Bước 1: Tim lợn mua về khứa xung quanh, tách đôi, rửa sạch máu đông, tráng qua nước sôi sau đó rửa lại bằng rượu.
-
Bước 2: Đương quy và đẳng sâm rửa sạch, nhồi vào trong quả tim heo. Quấn chỉ để cố định phần đương quy và đẳng sâm bên trong.
-
Bước 3: Cho tim heo đã sơ chế vào nồi, rắc gừng, hành, tỏi và thêm chút rượu trắng. Hấp cách thủy đến khi gần được thì nêm gia vị đun thêm 15 phút.
Đương quy hầm đuôi heo
Nguyên liệu:
-
500g đuôi lợn.
-
200g đương quy.
-
Các gia vị nêm nếm khác bao gồm: Hạt tiêu, muối, gừng.
Cách làm:
-
Bước 1: Đuôi lợn cạo sạch lông, rửa sạch, cắt khúc nhỏ chừng 3-5cm.
-
Bước 2: Đương quy rửa sạch, thái sợi.
-
Bước 3: Luộc đuôi lợn đến khi vừa chín thì cho đương quy vào hầm tiếp.
-
Bước 4: Khi đã ninh nhừ, cho thêm gia vị cho vừa miệng, gừng, hạt tiêu vào rồi tắt bếp.
Đương quy hầm cá chép
Nguyên liệu:
-
1 con cá chép (khoảng 1kg).
-
200g đương quy.
-
Xì dầu, muối, tiêu.
Cách làm:
-
Sơ chế sạch cá, rửa sạch, để nguyên cả con.
-
Nhồi đương quy vào bụng cá.
-
Pha hỗn hợp xì dầu, tiêu, muối quét lên toàn bộ con cá và bụng cá.
-
Hấp chín cá có thể dùng được.
Tác dụng của sâm đương quy ngâm rượu
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia cũng như nhận định từ những người đã sử dụng đúng, đủ liều lượng sâm đương quy ngâm rượu. Mọi người đều khẳng định tác dụng của đương quy ngâm rượu đối với sức khỏe người sử dụng. Trong đó, tác dụng đối với cơ thể chị em phụ nữ chính là: Bổ tỳ vị, bổ khí huyết, kích thích khí huyết lưu thông, bổ thận… Cụ thể là:
-
Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương khớp, đau do ứ máu, tê bì chân tay.
-
Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tim như bệnh mạch vành, hỗ trợ điều trị ung thư, cao huyết áp.
-
Điều trị hệ tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém.
-
Điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh, trị thiếu máu, suy nhược cơ thể.
-
Tăng cường vẻ đẹp cho làn da, khiến da mịn màng, căng tràn sức sống.
Nhìn chung, tác dụng của đương quy ngâm rượu là khá phổ biến và rất tốt với mọi đối tượng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tuy nhiên, phải lựa chọn và sử dụng đúng liều lượng, không nên quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì?
Sâm đương quy ngâm mật ong là một sự kết hợp tuyệt vời cho phái đẹp khi có tác động đến cả sức khỏe, làm cải thiện làn da, đẩy lùi quá trình lão hóa. Các tác dụng cụ thể của đương quy ngâm mật ong bao gồm:
- Chống lão hóa
: Trong hỗn hợp sâm đương quy ngâm mật ong có chứa nhiều phytonutrients và chất chống oxy hóa từ đó đẩy mạnh sự trao đổi chất, chống lão hóa cho cơ thể.
- Hỗ trợ giảm cân
: sâm đương quy ngâm mật ong hỗ trợ giảm mỡ thừa tại các vùng như: bắp tay, bụng, lưng…
- Trẻ hóa da mặt:
sâm đương quy ngâm mật ong
nếu được bổ sung đều đặn mỗi ngày sẽ giúp chị em phụ nữ có
được làn da hồng hào, cải thiện nhanh các các vết nhăn.
- Điều hòa kinh nguyệt
: Tác dụng này là do sâm ngâm mật ong có khả năng cân bằng hoocmon và điều chỉnh lượng lớn estrogen ở trong buồng trứng.
- Giúp tóc óng mượt, chắc khỏe
: Nhờ một số thành phần như: Ginsenoside Ro, carbohydrate, nên đương quy ngâm mật ong có những tác động tích cực đến mái tóc như: tăng hàm lượng tế bào nhú da, kích thích tóc, ngăn sự rụng tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn.
- Tạm biệt “đôi mắt gấu trúc”:
Ngoài các tác dụng kể trên, sâm đương quy ngâm mật ong còn giúp đôi mắt trở nên sáng và đẹp hơn trong việc loại bỏ quầng thâm mắt.
Tác dụng phụ của đương quy
Với những tác dụng mà vị thuốc đương quy mang lại, nhiều chị em rất muốn sử dung. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mọi người cần lưu ý một số tác dụng phụ sau:
-
Đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
-
Kích ứng da, rối loạn cương dương.
-
Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông.
Những ai không được sử dụng đương quy
Do đó, đương quy không sử dụng với những đối tượng
-
Những người cơ thể quá yếu, không nên dùng.
-
Bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn xạ trị.
-
Người mắc các bệnh về gan và thận.
-
Bệnh nhân cao huyết áp.
-
Người bị bệnh về hệ tiêu hóa.
-
Trường hợp kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ.
-
Đối với rượu Sâm Đương Quy ngâm, không uống quá 50ml 1 ngày, không dùng liên tục trong nhiều ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh từ đương quy
Không khó để có thể tìm thấy đương quy có trong các bài thuốc Đông Y:
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược
-
Nguyên liệu: 12g đương quy, 8g bạch thược, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 600ml nước
-
Cách làm: cho các vị thuốc và nước vào nồi đun xôi cho đến khi chỉ còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa mất máu do băng huyết, tổn thương
-
Nguyên liệu: 80g đương quy, 40g xuyên khung, trộn chung cho đều.
-
Cách làm: Mỗi lần dùng 20g hỗn hợp trên với 2 bát nước, 1 bát rượu trắng. Sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.
Bài thuốc trị các bệnh về răng miệng, môi miệng, sưng đau, chảy máu
-
Nguyên liệu: 1,6g đương quy, 1,6g sinh địa, 2g thăng ma, 1,2g hoàng liên, 1,2g mẫu đơn, thêm thạch cao nếu đau nhiều.
-
Cách làm: Cho hỗn hợp các vị thuốc kia đun xôi để uống.
Bài thuốc trị chứng mất ngủ
-
Nguyên liệu: 12g đương quy, 8g toan táo nhân, 10g viễn chí, 10g nhân sâm, 10g phục thần.
-
Cách làm: Sắc uống
Bài thuốc từ đương quy chữa huyết nhiệt, táo bón
- Nguyên liệu:
đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân, mỗi vị 4g, 3g sinh địa, 3g thăng hoa, 1g hồng hoa.
-
Cách làm: Sắc uống.
Mong rằng với những thông tin về đương quy có trong bài viết trên đây, chị em đã hiểu tại sao vị thuốc Đông Y này được ví như nhân sâm cho phụ nữ. Đồng thời, hy vọng rằng khi biết được phương pháp bổ sung đương quy tiện lợi như trên, chị em cũng sẽ sử dụng đương quy thường xuyên hơn để đem đến những hiệu quả cho toàn diện sức khỏe.
S.T