Epiphyllum ( Hoa Quỳnh Tiếng Anh Là Gì ? Tìm Hiểu Về Hoa Quỳnh Là Gì

Tên tiếng Anh: Night Blooming Cereus, Queen of the Night, Moon Cactus, Night Cactus, Orchid cacti.

Bạn đang xem: Hoa quỳnh tiếng anh là gì

Phân loại khoa học:

Giới (regnum): Plantae.Ngành (divisio): Magnoliophyta.Lớp (class): Magnoliopsida.Bộ (ordo): Caryophyllales.Họ (familia): Cactaceae.Phân họ (subfamilia): Cactoideae.Chi (genus): Epiphyllum Haw.

Plantae.Magnoliophyta.Magnoliopsida.Caryophyllales.Cactaceae.Cactoideae.Epiphyllum Haw.

*

*

Chi Quỳnh (danh pháp khoa học: Epiphyllum), là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa quỳnh. Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm. Thân và lá một số loài quỳnh cũng được thêm vào trong một số dạng của loại đồ uống gây ảo giác ở khu vực rừng mưa Amazon là ayahuasca.

Hoa quỳnh thường được gọi là “Night Blooming Cereus” (Queen of the Night, Moon Cactus, Night Cactus, Orchid cacti), thuộc họ xương rồng (Cactaceae) có tên khoa- học là Epiphyllum grandilobum, Epiphyllum oxypetallum, Phyllocactus grandis, Selenicereus grandiflorus…

Loại quỳnh “Epiphyllum” được gọi là “epiphyte” có nghĩa là chỉ dễ nẩy nở nhờ bám vào cây khác (tương tự như lan – orchid cactus), dễ trồng bằng cách cắt một phần thân có rễ và găm vào đất, loại nầy nẩy nở và mọc mau, và có thể cao đến 6 ft, dễ trồng trong chậu để dưới đất hoặc treo lên cao …

Theo quyển “Epiphyllum ” của tác giả người Đức Marga Leue thì hoa Quỳnh được các thủy thủ người châu Âu khám phá lần đầu tiên tại nam Mỹ cách nay 250 năm. Thế nhưng mãi đến một thế kỷ sau đó, hoa Quỳnh mới được biết nhiều tại Anh rồi sau đó lan tràn sang Pháp, Đức và toàn Châu Âu. Đến thập niên 1920 hoa Quỳnh mới sang tới Mỹ và nơi đây trở thành lò sản xuất hoa quỳnh lai giống (hybrid) hàng đầu thế giới.

Phân bố.

Các loài trong chi quỳnh có thể thấy ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, phần lớn Châu Á cũng như được trồng ở những vùng khí hậu tương đối ấm áp của Mỹ và Châu Âu. Quỳnh thường sống ở vùng Sonoran, sa mạc Chihuahuan, miền Nam sông Arizona, bang Texas và Mexico. Hoa quỳnh mọc hoang dã trên sa mạc và ở những lớp đất bồi giữa độ cao 600 và 1150 m, ưa bóng râm cuả sa mạc.

*

Đặc điểm sinh trưởng.

Hoa Quỳnh xuất hiện vô cùng kín đáo và tuổi thọ ngắn ngủi. Cái tên “Epiphyllum” do hai chữ ghép lại : “epi ” có nghĩa là ở trên (upon) và “phyllum ” có nghĩa là “lá” vì hoa quỳnh nở hoa trên thân cây hoặc cuống có hình giống phiến lá (leaf-like stems ).Tuy nhiên, gọi là lá cũng không đúng vì quỳnh chỉ có cành, và cành biến thể trông rất giống lá. Cây quỳnh nguyên thuỷ chính là cây dại mọc bám vào các thân cây ở các khu rừng nhiệt đới tại vùng Trung và Nam Mỹ. Quỳnh là một loại cây sống cộng sinh chứ không phải sống ký sinh trên những cây khác. Quỳnh có thể mọc ở độ cao tới 2000m.

Cây quỳnh trong tự nhiên mọc trên thân cây khác, sống nhờ chất đất mùn ở vỏ cây, chứ không hút nhựa của các loại cây này. Tuy sống tự nhiên trong các vùng khí hậu nóng và độ ẩm rất cao, rễ cây không hề bị thối rửa do cấu trúc rễ không bị ứ đọng nước và thân cây thường được các tàn lá cây chủ cản bớt sức nóng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi trồng quỳnh, người ta phải đưa vào chỗ mát với ánh sáng gián tiếp cho cây có điều kiện sống như trong thiên nhiên.

Mô tả.

Thân cây rộng và dẹp, rộng 1-5 cm, dày 3-5 mm, thường với các rìa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8-16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3-4 cm.

Nhìn cây hoa quỳnh người ta khó phân biệt đâu là lá, đâu là thân bởi cây có bộ phận thân giống như phiến lá, bản rộng, dẹp, màu xanh và có gân ở giữạ. Hoa mọc ở kẽ những vết khía của thân (phần dẹp và rộng bản).

Một số loài thường thấy.

Một số loài thường thấy.

Hoa cỡ nhỏ, đường kính từ 3-5 inch:

Epiphyllum caudatum: hoa màu trắng bên ngoài màu xanh ngọc, hương nhẹ.Epiphillum pumilum: không hương nhưng hoa đẹp.

Epiphyllum caudatum: hoa màu trắng bên ngoài màu xanh ngọc, hương nhẹ.Epiphillum pumilum: không hương nhưng hoa đẹp.

Xem thêm: Assistant Professor Là Gì, Assistant Professor In Vietnamese

Hoa cỡ trung bình, đường kính từ 5-7 inch:

Epiphyllum aguliger: hoa trắng, bên ngoài có màu vàng, còn có tên riêng là Darahii.Epiphyllum cartagense: hoa trắng, bên ngoài có màu hồng pha vàng.

Epiphyllum aguliger: hoa trắng, bên ngoài có màu vàng, còn có tên riêng là Darahii.Epiphyllum cartagense: hoa trắng, bên ngoài có màu hồng pha vàng.

Hoa cỡ lớn, đường kính 7-9 inch:

Epiphyllum guatemalese: hoa trắng, nhị như màng nhện vàng, hương nhẹ.Epiphyllum hookeri (E. strictum): hoa đẹp nhưng hương nồng.

Epiphyllum guatemalese: hoa trắng, nhị như màng nhện vàng, hương nhẹ.Epiphyllum hookeri (E. strictum): hoa đẹp nhưng hương nồng.

Có một loài quỳnh hoa rất lớn, đường kính hơn 9 inch là Epiphyllum thomasianum, hoa trắng, có ánh đỏ, giống như cái chuông, hương thơm nhẹ. Hiện nay, việc lai tạo đã cho ra đời rất nhiều loại quỳnh lai (hybrid) có màu sắc rất phong phú, hoa có thể nở được trong 2-3 ngày. Theo “Hội Hoa quỳnh Hoa Kỳ“, có trụ sở tại Monrovia (gần Los Angeles), thì hiện có khoảng hơn 10.000 loại quỳnh lai được đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc Latinh như Epiphyllum saigon, Epiphyllum madonna,…

Ở Việt Nam, có thể thấy một số loài quỳnh sau:

Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum) là một loài quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa quỳnh trắng này còn có tên gọi khác, xuất phát từ chữ Hán là đàm hoa nhất hiện (昙花一现) nghĩa là hoa chỉ nở thoáng qua. Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet, cuống phủ một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Quỳnh trắng thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 và chỉ nở duy nhất một đêm, từ 3-4 tháng sau có thể ra hoa một đợt nữa. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong sắc trắng với nhị vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa (đường kính khoảng 10-20 cm), rồi cụp dần và tàn đi nhanh chóng (trong khoảng 1-2 giờ). Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Trái hình bầu dục độ dài khoảng 8 cm.Quỳnh đỏ (Epiphyllum ackermannii), cây nhỏ hơn Quỳnh trắng, hoa màu đỏ hoặc đỏ pha da cam, hoa cũng nhỏ hơn và không nhiều cánh bằng Quỳnh trắng.Ngoài ra còn có một số loài quỳnh được lai tạo, hoa màu hồng, da cam, tím, vàng …với kích thước hoa rất khác nhau. Ở Đà Lạt, sau 5 năm công phu lai ghép giữa quỳnh với thanh long và dùng đèn điện thắp sáng, năm 2004, ông Mười Lới, một người trồng hoa đã tạo ra được loài quỳnh hoa nở ban ngày, gọi là nhật quỳnh. Hiện nhật quỳnh đã phát triển thêm được nhiều loại có màu sắc phong phú.

(Epiphyllum oxypetalum) là một loài quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa quỳnh trắng này còn có tên gọi khác, xuất phát từ chữ Hán là đàm hoa nhất hiện (昙花一现) nghĩa là hoa chỉ nở thoáng qua. Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet, cuống phủ một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Quỳnh trắng thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 và chỉ nở duy nhất một đêm, từ 3-4 tháng sau có thể ra hoa một đợt nữa. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong sắc trắng với nhị vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa (đường kính khoảng 10-20 cm), rồi cụp dần và tàn đi nhanh chóng (trong khoảng 1-2 giờ). Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Trái hình bầu dục độ dài khoảng 8 cm.(Epiphyllum ackermannii), cây nhỏ hơn Quỳnh trắng, hoa màu đỏ hoặc đỏ pha da cam, hoa cũng nhỏ hơn và không nhiều cánh bằng Quỳnh trắng.Ngoài ra còn có một số loài quỳnh được lai tạo, hoa màu hồng, da cam, tím, vàng …với kích thước hoa rất khác nhau. Ở Đà Lạt, sau 5 năm công phu lai ghép giữa quỳnh với thanh long và dùng đèn điện thắp sáng, năm 2004, ông Mười Lới, một người trồng hoa đã tạo ra được loài quỳnh hoa nở ban ngày, gọi là nhật quỳnh. Hiện nhật quỳnh đã phát triển thêm được nhiều loại có màu sắc phong phú.

Ngoài ra còn có những loại khác tương tự Hoa Quỳnh, như Calonyction Aculeatum (Moonflower), cũng nở về đêm, đây là loại hoa leo trên hàng rào hoặc giàn mắt cáo, có thể dài đến 30 ft, có lá mềm như nhung lụa, hình trái tim, trồng bằng hạt và nẩy nở rất mau … Có một loại tương tự nữa có tên là “Reina de Noche” (Desert Night-Blooming Cereus, Peniocereus Greggii) , loại cây nầy mọc ở miền nam Mexico, Arizona, và Texas, mọc hoang ở vùng đất khô sa mạc, thân cây có màu xanh nâu, giống như những cành khô, khó diễn tả, nở hoa trắng lớn vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hạ, nhưng tỏa ra mùi thơm dịu dàng và dễ chịu nhất trong các loại xương rồng (cactus), có thể tỏa ra đến hàng trăm feet. Thường người thổ dân da đỏ Indians dùng để làm thuốc , gọi là “Saramatraca“.

*

(Moonflower)

*

(Desert Night-Blooming Cereus)

Cách trồng.

*Hoa quỳnh trong văn hóa.

Sự tích hoa quỳnh.

Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 – 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp… Cùng thời điểm ấy, tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh ba, ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực nức lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô đến xem đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.

Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: “Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng”. Không đầy tháng saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.

Trong chuyến tuần du cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, nên để tiện việc di chuyển, Tùy Dạng Đế ban lệnh khai kênh Vạn Hà từ Trường An đến Dương Châụ Hàng chục triệu ngày công lao động phải bỏ ra, hàng vạn con người phải vất vả bỏ mình.

Kênh rộng cả chục trượng, sâu đủ cho thuyền rồng di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng toàn lệ liễu đều đặn cách nhau 10 mét một cây (cụm từ “dặm liễu” xuất phát từ đó, điển hình câu thơ: “Dặm liễu sương sa khách bước dồn” của Bà Huyện Thanh Quan).

Kênh đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền giương buồm gấm khởi hành… cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn- thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đị Vua Tùy Dạng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý cho vời vào hầu ngaỵ Chuyến tuần du của bạo chúa Tùy Dạng Đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, đưa nhà Tùy đến sụp đổ, dựng nên cơ nghiệp nhà Đường.

Trong những quan quân hộ giá, có cha con Lý Uyên. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn du hành đến đất Dương Châụ Thuyền vừa cặp bến, con của Lý Uyên phương danh là Lý Thế Dân cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ Lý Thế Dân là người có chân mạng đế vương (về sau là Vua Đường Thái Tông 627 – 649) nên giống hoa nhún mình lên xuống 3 lần để nghinh đón. Cánh hoa cong trắng nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngào. Dưới ánh trăng vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời! Xem xong, một cơn mưa to hoa rụng hết.

Sáng hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác!… Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có lòng nhân ái: “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.

Quỳnh trong đời sống.

Từ đặc tính của loài hoa này, ở Việt Nam, hoa quỳnh tượng trưng cho:

Những gì đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi: sớm nở, chóng tàn.Vẻ đẹp e ấp, dịu dàng, thanh khiết của người thiếu nữ.Khi trồng quỳnh, người Việt Nam thường trồng cùng với cây cành giao. Cây giao còn gọi là cây san hô xanh, hoặc đỏ, xương khô, xương cá hay thập nhị (Milk bush, finger tree, Indian tree spurge), thuộc họ Euphorbiacea, danh pháp khoa học là Euphorbia tirucalli.Cây giao có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi nhiệt đới. Cây bụi nhỏ cao 1-6m, thân mập, dày, phân cành nhiều, mọc vòng xum xuê, tiết diện tròn màu xanh bóng,hoặc màu đỏ, có nhựïa trắng. Lá hẹp, dài 1-2 cm, rất chóng rụng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa dạng chén mọc ở kẽ lá. Hoa đựïc và hoa cái trên hai cây khác nhau. Cây giao được trồng làm cây cảnh , có thể trồng bằng tách bụi hay tách nhánh già. Nhựa của cây giao có độc tính nếu trực tiếp với da sẽ gây ra phản ứng ngứa ngáy khó chịu, nếu chạm vào mắt sẽ làm đau và mờ mắt, nên người ta thường dùng găng tay khi cần chạm vào euphorbias .

Ở Việt Nam người ta có kinh nghiệm rằng cây quỳnh và cây giao trồng gần nhau, Quỳnh trông như chỉ có lá và trĩu xuống như cần nâng đỡ; giao lại chỉ có cành nên hai loài cây khi đứng bên nhau như là sự bổ sung, hòa hợp âm dương và cây quỳnh cành giao trở thành một biểu tượng của tình yêu đẹp. Nhiều người còn tin rằng khi trồng bên cạnh cành giao, quỳnh sẽ cho hoa nở rộ, đẹp hơn và hương thơm nồng nàn hơn.. Theo sự giải thích ở trên về đặc tính ” epiphyte” của cây quỳnh, thật ra quỳnh không phải cần cây giao để mà sống được, nên Quỳnh Giao đi đôi với nhau chỉ có đặc tính văn hóa như trong truyện Kiều có câu :

“Hài văn lần bước dặm xanh

Một vùng như thể cây quỳnh cành giao”

Nét thư sinh của Kim Trọng rất đồng tâm hợp ý với cảnh vật thiên nhiên chung quanh Kim Trọng như sự tương giao hòa hợp giữa người và cảnh chẳng khác gì cây quỳnh và cây giao vậy.

Rate this post

Viết một bình luận