Evaporated Milk Là Gì – Ứng Dụng Của Loại Sữa Này Trong Làm Bánh

Sữa là một trong những nguyên liệu quan trọng giúp cho món tráng miệng của bạn thêm thơm ngon và dinh dưỡng. Tuy nhiên việc sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa sao cho đúng cách thì không phải ai cũng hiểu rõ. Dưới đây ngocfashion.com sẽ giúp bạn cách phân biệt sữa và các chế phẩm từ sữa nhé!

*Phân biệt các loại sữa

– Sữa tươi thanh trùng: Là loại sữa được sử dụng các gia nhiệt ở nhiệt độ tương đối cao (khoảng 85 – 90○C) trong thời gian ngắn từ 30 giây đến 1 phút rồi làm lạnh nhanh xuống 1 – 2○C. Sữa thanh trùng thường phải bảo quản ở nhiệt độ thấp từ 3 – 5○C và có thời hạn sử dụng ngắn trong vòng 10 ngày. Sữa thanh trùng giữ được mùi vị thơm ngon của sữa tươi và hầu hết các khoáng chất.

Bạn đang xem: Evaporated milk là gì

– Sữa tiệt trùng: Là loại sữa được xử lý ở nhiệt đọ cao từ 135 – 150○C trong thời gian cực ngắn (30 giây). Sau đó sữa được làm lạnh và đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng đặc biệt, giúp sữa bảo quản được từ 6 tháng đến 1 năm.

– Sữa cô đặc: Là loại sữa đã qua quá trình xử lý để loại bỏ quần lớn lượng nước.

Phân biệt các dạng sữa thường gặp

– Whole milk (sữa nguyên kem): Chứa ít nhất 3,5% chất béo – 8,5% các protein, lactose và khoáng chất.

*

– Low fat milk (sữa ít béo): Chứa ít nhất 2% chất béo – 1% các protein, lactose và khoáng chất.

*

– Skim milk (sữa gầy): Phần lớn chất béo đã bị loại bỏ.

*

– Evaporated milk (sữa cô đặc): Loại sữa này không chứa đường, được rút bớt 60% nước nên có dạng lỏng. Phù hợp trong công thức chế biến cho người ăn kiêng.

*

– Condensed milk (sữa đặc có đường): Là sữa đã được rút bớt 60% nước và thêm đường vào thành phần.

Xem thêm: Cc Cream Sakura Có Tốt Không ? Kem Cc Cream Sakura Có Tốt Không

*Phân biệt các chế phẩm từ sữa

– Heavy Cream: Chứa 36 – 40% chất béo, giữ được form khi đánh bông. Được sử dụng để làm nhân kem cho các loại bánh hoặc để trang trí. Loại này ít thấy bán ở Việt Nam.

*

– Whipping Cream: thường được gọi là kem tươi, chứa 30% chất béo. Không giữ được độ đứng tốt như Heavy Cream. Do đó, thường được sử dụng làm nhân bánh, hoặc trang trí đơn giản. Ở dạng lỏng chưa đánh bông, có thể pha vào các hỗn hợp như flan, sữa chua… để tăng độ béo thơm. Có loại chứa 30% chất béo nhưng ghi chú là Cooking Cream, chuyên dụng để nấu các loại soup cho bọn trẻ và cả bọn hết trẻ thích đồ Tây ;). Có bán ở tất cả các siêu thị, quầy bơ sữa, với nhiều nhãn hiệu đa dạng như Anchor, President, Emborgh, Elle & Vilre…

*

– Light Cream: Chứa 18 – 30% béo. Ở Việt Nam có bán dưới dạng chai xịt hiệu Elle and Vilre. Màu trắng hơn loại thường và cũng lỏng hơn chút ít.

*

– Half and Half Cream: là hỗn hợp giữa sữa nguyên kem và kem tươi, chứa 10 – 18% chất béo. Thường dùng trong pha chế đồ uống và không thể đánh bông.

*Phân biệt các loại Topping (không phải chế phẩm từ sữa)

– Buttermilk: Theo cách làm truyền thống, buttermilk được tạo ra trong quá trình sản xuất bơ. Nó là lượng chất lỏng sau khi vớt phần bơ đặc ra. Ngày nay, buttermilk được sản xuất từ sữa tươi có thêm men vi khuẩn acid lactic.

*

– Sữa chua Yogurt: Là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật với các chủng vi khuẩn có ích cho đường ruột như stretococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men… Yogurt có thể được chế biến từ sữa nguyên kem hoặc ít béo, có đường hoặc không đường, tùy theo nhu cầu sử dụng.

*

– Sour cream (tạm dịch Kem chua): là sản phẩm của quá trình lên men kem tươi thông thường với một số loại vi khuẩn acid lactic có ích. Chứa 18 – 20% béo.

*

– Crème fraiche: là sản phẩm tạo ra từ Heavy cream được cho lên men, chế biến tương tự như Sour Cream, nhưng có hàm lượng béo cao hơn. Một số tài liệu ghi chú có thể làm Crème fraiche tại nhà bằng cách cho một ít buttermilk hoặc Sour cream vào Heavy Cream, để nhiệt độ phòng vài giờ đồng hồ để các “em” men hoạt động. Crème Fraiche phổ biến trong ẩm thực Pháp.

*

Phân biệt sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp bạn có những lựa chọn phù hợp cho công thức của mình thêm ngon miệng hơn.

Rate this post

Viết một bình luận