Ferrous Fumarate Là Chất Gì ? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc

Sắt là một thành phần vô cùng quan trọng trong thai kỳ, do đó hầu hết mọi mẹ bầu đều được bác sĩ khuyến khích bổ sung sắt trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu gặp không ít khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm thuốc sắt cho bà bầu phù hợp. Cùng Iron Woman so sánh các dạng thuốc sắt phù hợp cho mẹ bầu nhé!

Vì sao mẹ bầu cần bổ sung chất sắt?

*

Sắt là thành phần tổng hợp nên hemoglobin, một chất trong hồng cầu nắm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ phải cung cấp máu và oxy để nuôi em bé. Do đó, nhu cầu về chất sắt cũng cần tăng lên để có thể cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể mẹ, đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe. Bên cạnh đó, sắt còn giúp hệ thống miễn dịch duy trì sự khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm khuẩn.

Bạn đang xem: Ferrous fumarate là chất gì

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ cũng có thể gây nên các biến chứng như sinh non, sinh con nhẹ cân, thai chết lưu… Vì vậy, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, hãy nhanh chóng điều trị và bổ sung thêm chất sắt, tránh để tình trạng này kéo dài và gây nên những mối nguy hiểm đến mẹ và bé.

Mẹ bầu hãy lưu ý đến các dấu hiệu thiếu sắt như mệt mỏi, uể oải, thường xuyên cảm thấy choáng váng và hoa mắt. Nếu thấy các triệu chứng này xuất hiện, thai phụ nên gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Những nguồn cung cấp chất sắt cho bà bầu

*

Bổ sung chất sắt từ thực phẩm

Thực phẩm chính là nguồn sắt dồi dào và đa dạng. Thông thường, sắt có nguồn gốc từ động vật sẽ được hấp thu tốt hơn so với sắt có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt qua chế độ ăn uống hàng ngày gặp khá nhiều khó khăn do hàm lượng sắt không đủ. Do đó, bạn nên bổ sung các loại thuốc sắt cho bà bầu, kết hợp với folate, acid folic, vitamin B12 để tăng cường lượng sắt hấp thụ.

Sử dụng các sản phẩm thuốc bổ sung sắt cho bà bầu

Sử dụng thuốc bổ sung sắt sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ sắt với liều lượng cao hơn so với việc ăn uống các thực phẩm giàu chất sắt.

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate). Thông thường, thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên bổ sung sắt.

So sánh các dạng thuốc sắt cho bà bầu

*

Thành phần của thuốc sắt sẽ quyết định hiệu quả của việc hấp thu sắt vào cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu thường không để ý đến yếu tố quan trọng này khi chọn mua các sản phẩm thuốc bổ sung sắt, thuốc bổ máu cho bà bầu.

1. Sắt II và sắt III

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu cũng được chia thành các dạng phổ biến sau: sắt dạng phức hợp sắt II, sắt dạng phức hợp sắt III.

Sắt dạng phức hợp sắt II thường được bác sĩ khuyên dùng nhất vì có hàm lượng sắt nguyên tố cao nhất, dễ được hấp thụ tại ruột non, giá thành không quá cao và dễ tìm mua. Tuy nhiên, sắt II có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho đường tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, táo bón, đau bụng, phân đen…

Ngược lại, sắt dạng phức hợp sắt III (ferric iron) ít gây ra tác dụng phụ hơn loại sắt II. Tuy nhiên, sắt III cần phải chuyển thành dạng sắt II trước khi hấp thu nên sự hấp thu sắt III xảy ra chậm. Để quá trình chuyển đổi này diễn ra nhanh chóng hơn, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ thuốc bổ sung hay rau quả.

2. Sắt vô cơ và sắt hữu cơ

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu còn được chia làm 2 loại: sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconat) và sắt vô cơ (sắt sulfat). Vậy sắt vô cơ, sắt hữu cơ là gì? 

Sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt, khiến các tế bào ruột sẽ hấp thu bị động vào trong máu, làm lượng ion sắt trong máu tăng cao, gây lắng đọng sắt. Bên cạnh đó, các ion sắt dư thừa ở hệ tiêu hóa nếu không được hấp thụ hết cũng sẽ gắn kết bất thường với thức ăn. Điều này dẫn đến sắt bị lắng đọng tại dạ dày, ruột… gây tổn thương đường tiêu hóa và các tác dụng phụ khác như nóng trong, ợ chua, táo bón…

Sắt hữu cơ được hấp thu chủ động và có kiểm soát theo nhu cầu cơ thể vào trong máu. Sau đó đưa sắt về các cơ quan đích như tủy xương để sản xuất hồng cầu hoặc về dự trữ ở gan, nhờ đó không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan. Khi được hấp thu đủ, lượng phức hợp sắt thừa sẽ bị đào thải qua đường tiêu hóa. Thông thường, sắt hữu cơ được đánh giá dễ hấp thụ và không gây táo bón.

3. Thuốc sắt nước và thuốc sắt dạng viên

Về dạng tồn tại của thành phẩm thì sắt chia thành dạng viên sắt và sắt nước. Mỗi loại đều có đặc tính và ưu điểm riêng:

Thuốc bổ sung sắt dạng nước dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn vì thường có vị ngọt mặc dù vậy vẫn khó che đậy được mùi tanh của sắt. Hàm lượng sắt nguyên tố trong thuốc sắt nước cũng không cao bằng dạng khác và giá thành thường cao hơn.

Viên bổ sung sắt có dạng viên nén hoặc viên nang. Loại thuốc sắt dạng viên dễ uống, không gây buồn nôn và có hàm lượng sắt nguyên tố cao. Tuy nhiên, dạng thuốc sắt này lại khó hấp thu hơn sắt nước và dễ gây nóng trong hơn.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thuốc sắt

*

Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thụ, do đó bạn nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để cơ thể tăng cường hấp thu sắt. Thời điểm sau ăn 1-2 giờ chính là lúc cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.

Không dùng thuốc sắt cho bà bầu với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi kìm hãm khả năng hấp thụ sắt.

Để thuốc bổ sung sắt không gây táo bón sau khi uống, mẹ bầu cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ. Lưu ý, chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, không uống cùng trà hay cà phê để tránh là giảm tác dụng của thuốc.

Xem thêm: Phân Loại Câu Đơn Là Gì ? Phân Loại Và Cách Đặt Câu Đơn Chuẩn

Khi dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống bổ sung sắt khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, tránh tình trạng bổ sung sắt quá liều lượng.

Hướng dẫn mẹ cách sử dụng thuốc bổ sung sắt cho trẻ

10 điều cần làm khi chuẩn bị mang thai

8 bí quyết giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thai

Nguồn tham khảo:

Are You Getting Enough Iron? – https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron

Pregnancy and birth: Do all pregnant women need to take iron supplements? – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/

Rate this post

Viết một bình luận