Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 10 – Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 10 – Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Bài 1 trang 44 GDCD 10: Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

    Trả lời:

       – Với nhu cầu giải thích và cải tạo thế giới mà con người buộc phải tiếp xúc, tác động trực tiếp vào sự vật, hiện tượng bằng các hoạt động sản xuất vật chất, chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học.

       – Qua đó, con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng; giúp nhận thức được quy luật, bản chất vận động và phát triển của thế giới.

       – Quá trình hoạt động thực tiễn giúp hoàn thiện các giác quan, năng lực tư duy logic của con người; giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc, tinh vi đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

    Bài 2 trang 44 GDCD 10: Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?

    Trả lời:

       – Các nguyên lí giáo dục trên yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn.

          + Việc học (lí thuyết) cần đi đôi với thực hành, giáo dục (lí luận) kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường (mô hình xã hội thu nhỏ) cần gắn và đặt trong mối quan hệ cộng đồng, xã hội.

          + Áp dụng lí luận, lí thuyết vào thực tiễn để lí thuyết được áp dụng và phát huy hiệu quả trong nhận thức, chứ không chỉ là lý thuyết suông.

          + Cũng thông qua hoạt động thực hành, thực tế, lao động sản xuất (tác động vào thực tiễn) giúp kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức.

    Bài 3 trang 44 GDCD 10: Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em.

    Trả lời:

    – Những việc gắn học với hành:

       + Kiến thức Toán học: Em giúp mẹ em tính tiền hàng cho khách, giúp em luyện tính nhẩm nhanh hơn, chính xác hơn.

       + Kiến thức Sinh học: Trước khi gieo hạt, em biết phải làm đất thật tơi xốp và ẩm ướt mới có thể gieo lên thành cây được.

       + Kiến thức ngoại ngữ: Nhờ những kiến thức tiếng anh đã học, em có thể nói chuyện với người nước ngoài, đọc báo, truyện nước ngoài.

       + Kiến thức giáo dục công dân: Không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, tàng trữ vũ khí, hàng cấm.

    – Sự kết hợp giữa học với hành có tác dụng giúp em hiểu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn và nhờ đó cũng thấy việc học thú vị hơn, thích học hơn.

    Bài 4 trang 44 GDCD 10: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

    Trả lời:

       Câu tục ngữ mang ý nghĩa:

       – Tri thức là vô hạn, con người phải không ngừng học hỏi để tiếp thu những kiến thức mới nhằm hoàn thiện bản thân.

       – Việc học hỏi không chỉ dừng lại ở sách vở mà phải học hỏi trong cuộc sống, thông qua giao tiếp, trải nghiệm thực tế ở bên ngoài xã hội để từ đó mang lại tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng…

       – Mỗi cá nhân cần luôn chú trọng đến phương pháp học tập, kĩ năng gia tiếp, đạo đức lối sống lành mạnh; tích cực học hỏi rèn luyện trong trường học cũng như trong cuộc sống.

    Bài 5 trang 44 GDCD 10: Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng:

       – Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.

       Hằng liền bĩu môi:

       – Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

       Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

    Trả lời:

       – Em đồng ý với ý kiến của Hà, không đồng ý với ý kiến của Hằng.

       – Vì:

       + Các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là một hình thức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, áp dụng những điều đã học vào thực tế và kiểm nghiệm tính chân thực của lí thuyết.

       + Từ đó hiểu và nghi nhớ kiến thức tốt hơn, có thể áp dụng ra ngoài thực tế cuộc sống.

     

    Rate this post

    Viết một bình luận