[Giải Đáp] Bị vết thương hở kiêng ăn gì để #Nhanh #Lành?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương. Biết bị vết thương hở kiêng ăn gì giúp bạn tránh những thực phẩm, món ăn khiến vết thương lâu lành, để lại sẹo. Cùng Hebora tìm hiểu “bị vết thương hở không nên ăn gì” chi tiết trong bài viết này bạn nhé.

Kiêng ăn gì khi bị vết thương hởKiêng ăn gì khi bị vết thương hở

1. Có bao nhiêu loại vết thương hở thường gặp?

Vết thương hở là một chấn thương làm cho lớp da bên ngoài bị rách ra. Nguyên nhân dẫn đến những vết thương hở này có thể là do tại nạn xe, bị ngã hoặc các tai nạn có liên quan đến vật sắc, nhọn,…

Phần lớn, những vết thương hở nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Đối với những vết thương nghiêm trọng hơn, người bị thương cần phải đến thăm khám tại bệnh viện để được xử lý và chăm sóc vết thương đúng cách để tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương.

Vết thương hở được phân chia thành nhiều loại khác nhau, thường gặp nhất là 4 loại sau đây:

  • Vết thương hở do sự mài mòn, cọ xát
  • Vết thương hở dưới dạng vết rách
  • Vết thương hở dưới dạng đâm thủng
  • Mất một phần cơ thể 

2. Bị vết thương hở kiêng ăn gì?

Không chỉ theo dõi quá trình lành vết thương hở và chăm sóc vết thương hở một cách cẩn thận, người bị thương còn cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn chữa lành vết thương da. Vậy người bệnh bị vết thương kiêng ăn gì để không bị sẹo? Dưới đây chính là danh sách một số thực phẩm mà bạn không nên ăn khi có vết thương hở:

2.1. Tuyệt đối không ăn rau muống

Rau muống được biết đến là loại rau có tính mát, đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, với những vết thương hở thì rau muống lại là “kẻ thù số 1” vì nó có thể làm cho vùng da bị thương dễ để lại sẹo lồi sau khi vết thương lành.

2.2. Ăn thịt gà sẽ để lại sẹo lồi, mất thẩm mỹ

Trong thịt gà có rất nhiều các dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi đang bị vết thương hở mà ăn thịt gà thì sẽ khiến cho vị trí bị thương trở nên sưng tấy, ngứa ngáy rất khó chịu. Ngoài ra, thịt gà cũng làm cho vết thương lâu lành hơn so với bình thường.

Chi tiết tại bài viết: Cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý

2.3. Ăn đồ nếp khiến vết thương hở hình thành sẹo

Một số món ăn chế biến từ gạo nếp như: bánh chưng, xôi, bánh dày,…sẽ khiến vết thương hở bị mưng mủ và sưng tấy nhiều hơn. Vết thương mủ nếu không chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng và vết thương rất lâu lành.

2.4. Không ăn thịt bò khi có vết thương hở

Trong thịt bò có chứa nhiều sắt và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng nó lại khiến cho vết thương hở bị sậm màu và để lại sẹo thâm sau khi lành.

2.5. Đừng ăn trứng khi bị thương nếu không muốn có sẹo

Trứng có chứa nhiều protein và vitamin nhưng nó lại không thích hợp với những người đang bị vết thương hở. Nếu ăn trứng khi đang bị thương, dễ bị sẹo vùng da tại vị trí vết thương sẽ có màu sáng hơn hoặc loang lổ như lang beng sau khi lành.

Xem thêm: Bị khâu vết thương kiêng ăn gì?

2.6. Kiêng ăn hải sản và đồ tanh

Bị vết thương hở kiêng ăn gì? Hải sản và những thực phẩm có chất tanh rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, nó lại làm cho vết thương hở dễ bị ngứa ngáy, khó chịu, gây kích ứng da và để lại sẹo lồi sau khi vết thương được chữa lành.

2.7. Thịt chó không tốt cho vết thương hở

Thịt chó có chứa nhiều chất đạm nhưng nó lại có tính nóng, không tốt cho người đang dưỡng thương. Nếu ăn thịt chó, vết thương hở sẽ để lại sẹo lồi và cứng hơn nên nhìn rất mất thẩm mỹ.

2.8. KHÔNG ăn sữa đã tách kem

Nếu sử dụng sữa đã tách kem, vết thương hở sẽ lâu lành hơn do thực phẩm này làm ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin và đáp ứng quá trình viêm tự nhiên của cơ thể.

Bài viết liên quan: Vết thương hở bao lâu thì lành?

2.9. Tuyệt đối không ăn thịt hun khói

Thực phẩm này có thể sẽ dẫn đến việc cơ thể bị hao hụt khoáng chất và vitamin, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào.

2.10. Gừng không tốt cho vết thương bị xước da, chảy máu

Việc sử dụng quá nhiều gừng sẽ cản trở hình thành cục máu đông trong giai đoạn viêm và không tốt cho những vết thương hở.

2.11. Kiêng trà cà cà phê

Trong cà phê có chứa chất caffeine khiến cho hàm lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhiều. Điều này gây ảnh hưởng đến thời gian phục hồi của vết thương hở.

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn vì không biết không nên ăn gì khi bị vết thương hở thì hãy ghi nhớ những thực phẩm cần ăn kiêng trên bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì?

3. Các biến chứng của vết thương hở như thế nào?

Khi bị vết thương hở nhưng không biết cách xử lý và chăm sóc vết thương đúng cách, người bị thương có thể sẽ đối mặt với nguy cơ bị biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất ở vết thương hở chính là nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm các dạng sau:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn uốn ván gây ra: Đây là dạng biến chứng có thể gây ra các cơn đau co thắt cơ ở cổ và hàm của người bị thương. 
  • Viêm cân mạc hoại tử: Dạng biến chứng này rất nguy hiểm do nó bị gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất mô và đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng huyết.
  • Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng vùng da bị nhiễm trùng không tiếp xúc với vết thương.
  • Nhiễm trùng huyết: Đây là một dạng biến chứng nặng của nhiễm trùng vết thương hở. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do những ổ nhiễm trùng trên vết thương hở không được xử lý kịp thời. Khi bị nhiễm trùng huyết, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ bị tử vong.

Tóm lại, nếu không may bị vết thương hở, người bị thương cần hết sức chú ý và theo dõi vết thương hàng ngày. Nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng như: sốt, đau, sưng tấy nhiều, vết thương chảy mủ và có mùi hôi… thì cần phải làm sạch vết thương.

Và dùng một số thuốc kháng sinh để điều trị vì đây là dấu hiệu cho biết vết thương hở của bạn đã bị nhiễm trùng. Nếu tình trạng nặng hơn thì cần gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định điều trị kịp thời. Trên đây cũng là lời giải đáp cho Bị vết thương hở kiêng ăn gì.

Nếu bạn thấy các dấu hiệu vết thương đang lành như khô lại, đóng vảy, lên da non thì có thể yên tâm, không phải lo lắng gì nhé.

4. Hậu quả chăm sóc vết thương và ăn uống không đúng cách

Hậu quả chăm sóc vết thương và ăn uống không đúng cáchHậu quả chăm sóc vết thương và ăn uống không đúng cách

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với cơ thể của chúng ta. Đối với những người đang bị thương tổn thì việc ăn uống càng trở nên quan trọng hơn.

Theo đó, người bệnh sẽ cần phải nắm được các vấn đề như: bị vết thương hở kiêng ăn trái cây gì? Bị vết thương kiêng ăn bao lâu? Nếu không chăm sóc không kỹ và chế độ ăn uống không khoa học, vết thương có thể sẽ để lại một số loại sẹo rất mất thẩm mỹ như:

  • Sẹo thâm

    : Là vùng da tại vết sẹo có màu thâm hơn so với những vùng da khác trông rất xấu.

  • Sẹo lồi

    : Là loại sẹo có hình dạng nhô cao hơn so với vùng da xung quanh, màu sắc thường là hồng hoặc thâm.

  • Sẹo phì đại

    : Là loại sẹo được hình thành trong quá trình sản sinh Collagen bị dư thừa, chúng thường có kích thước bằng với vết thương và có xu hướng lan rộng hơn.

  • Sẹo lõm, sẹo rỗ

    : Loại sẹo này rất hay xuất hiện khi người bị thương chăm sóc sai cách. Nó thường có hình dạng trũng hơn so với vùng da xung quanh.

Hướng dẫn phân loại các loại sẹo lõm bằng 3 cách:

Dù là sẹo gì thì chúng cũng gây mất thẩm mỹ và khiến cho chủ nhân cảm thấy mất tự tin. Do đó, khi không may bị vết thương hở, bạn hãy nhớ xử lý vết thương một cách cẩn thận, kịp thời và đúng cách.

Kết hợp với chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng nhưng không làm ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương, đặc biệt là trong giai đoạn vết thương đang lên da non.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp được bị vết thương hở kiêng ăn gì? Hy vọng qua những nội dung Hebora vừa chia sẻ, bạn sẽ biết cách chăm sóc vết thương đúng cách để vết thương sớm lành và không để lại sẹo.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Rate this post

Viết một bình luận