Giải đáp chi tiết: Container chuyên dụng là gì? Gồm những loại nào?
Container chuyên dụng là loại container được thiết kế để vận chuyển một số loại hàng hóa đặc thù. Do đó, nó thường được sản xuất theo tiêu chuẩn và đảm bảo các tiêu chí ISO về chất lượng. Vậy cụ thể container chuyên dụng là gì? Gồm những loại nào? Trong bài viết này Thông Tiến Logistics sẽ tổng hợp thông tin chi tiết cho bạn.
Container chuyên dụng là gì?
Theo định nghĩa quốc tế chung, container là một thùng hình hộp chữ nhật được làm bằng thép, ruột rỗng, có cửa mở và có chốt để đóng kín. Container được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế ISO để sắp xếp lên phương tiện vận tải là tàu biển, xe tải, tàu lửa,… khi vận chuyển hàng hóa.
Trước những năm 1930, container chưa xuất hiện. Thế nhưng, từ năm 1930 trở đi, những chiếc container đầu tiên được sản xuất và dần được mọi người sử dụng phổ biến để vận chuyển hàng hóa. Thời gian đầu, số container còn ít, nhưng sau đó dần trở nên đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã và được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển của tất cả mọi người.
Hiện nay, để vận chuyển một số loại hàng nhất định, container chuyên dụng đã được sản xuất và đưa vào sử dụng. Theo đó, container chuyên dụng là loại container được thiết kế theo tiêu chuẩn với mục đích vận chuyển một số loại hàng hóa có tính chất đặc thù. Đó có thể là hàng bách hóa, hàng rời hoặc nhiều loại hàng khác.
7 loại container chuyên dụng phổ biến nhất hiện nay
Container được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nên nó luôn được thiết kế theo một tiêu chuẩn nhất định. Thôn thường, các loại container được chia làm 2 nhóm chính là nhóm container tiêu chuẩn và nhóm container không theo tiêu chuẩn ISO. Trong đó, nhóm container không tiêu chuẩn là những loại container nội địa của một quốc gia hoặc container tự chế của một công ty. Ngược lại, nhóm container tiêu chuẩn lại là những container được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO.
Cụ thể, gồm có 7 loại container chính là:
Container khô (General purpose container)
Container khô hay còn được gọi là container bách hóa. Đây là loại container chuyên được sử dụng để vận chuyển hàng khô, hàng bách hóa. Trong tiếng Anh, nó được gọi là Dry Container, viết tắt là 20’DC, 40’DC,… Có thể nói, đây là loại container chuyên dụng được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải hàng hóa qua đường biển.
Container hàng rời (Bulk container)
Container hàng rời là loại container chuyên được sử dụng để vận chuyển hàng rời khô như xi măng, lúa gạo, ngũ cốc, than quặng,… Theo đó, để vận chuyển được loại hàng này, hàng hóa sẽ được rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng và dỡ hàng ở cửa dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh container. Về cơ bản, loại container này được thiết kế giống container bách hóa, tuy nhiên vị trí của cửa xếp hàng và cửa dỡ hàng sẽ có sự khác biệt.
Container hoán cải (Named cargo containers)
Container hoán cải là loại container đặc thù được thiết kế để chuyên chở các loại hàng hóa như ô tô, xe máy hay nước giải khát. Căn cứ vào loại hàng chuyên chở có thể chia ra:
- Container chở nước giải khát: Thường được gia công hoán cả từ container khô 40 feet, cắt bỏ 2 vách thép và thay vào đó là bạt đóng mở di động. Container được thiết kế thêm hệ thống tăng cứng nóc để giúp giảm thời gian đóng dỡ hàng khi vận chuyển.
- Container chở hàng rời: Đây là loại container được thiết kế để vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước vượt quá kích thước lọt lòng của container. Do đó, container thường được mở hai bên vách để thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng khi vận chuyển.
Container lạnh (Reefer container)
Đúng như tên gọi của mình, container lạnh là loại container được thiết kế tương tự như một kho lạnh để chuyên chở các loại hàng có yêu cầu về nhiệt độ khi vận chuyển. Theo đó, loại container này được trang bị thêm hệ thống làm lạnh, điều chỉnh nhiệt độ và thường làm bằng nhôm hoặc sắt, bên ngoài làm bằng inox để chống lại các điều kiện khác biệt ở bên ngoài.
Container mở nóc (Open Top container)
Container mở nóc là loại container chuyên dụng được dùng để vận chuyển hàng hóa là máy móc, thiết bị. Khi vận chuyển bằng loại container này, hàng hóa sẽ được xếp dỡ từ nóc container vô cùng thuận tiện. Bởi, thay vì thiết kế nóc kín, container mở nóc lại sử dụng bạt để phủ lên phía trên nhằm bảo quản hàng hóa khỏi mưa gió, điều kiện thời tiết khi vận chuyển.
Container mặt phẳng (Plat rack container)
Đây là loại container được thiết kế với mặt bằng vững chắc, không mái, không vách. Do đó, container được mọi người lựa chọn để chuyên vận chuyển hàng hóa nặng như sắt thép, máy móc, thiết bị,…
Để thuận tiện cho việc vận chuyển, container mặt phẳng có vách ở hai đầu là mặt trước và mặt sau. Vách của container được thiết kế linh động, vừa có thể cố định, gập xuống hoặc có thể tháo rời theo ý muốn.
Container bồn (Tank container)
Container bồn cũng nằm trong top 7 loại container chuyên dụng được nhiều người lựa chọn để vận chuyển hàng hóa. Loại container này được thiết kế đạt chuẩn ISO với kích thước 20 feet, 40 feet và có gắn bồn chứa để chuyên chở hàng hóa dạng chất lỏng như hóa chất, xăng dầu, sữa,…
Chất lỏng khi vận chuyển được rót vào miệng bồn ở trên mái container và được rút ra qua ban xả hoặc rút qua miệng bồn bằng máy bơm. Tùy theo mục đích sử dụng, mọi người có thể lựa chọn loại container có kích thước và được làm bằng chất liệu phù hợp.
Sử dụng container chuyên dụng như thế nào?
Container chuyên dụng hiện được sản xuất và thiết kế với nhiều chủng loại, kích thước và đặc điểm khác nhau. Do đó, tùy vào mục đích và nhu cầu vận chuyển mà bạn nên lựa chọn loại container phù hợp để sử dụng. Theo đó, bạn cần đảm bảo:
- Chọn container phù hợp với hàng hóa vận chuyển: Mỗi loại hàng khi vận chuyển lại cần đến các loại container khác nhau để chuyên chở. Vậy nên, căn cứ vào loại hàng gửi đi là hàng khô, hàng rời, hàng chất lỏng hay hàng quá cỡ,… bạn nên lựa chọn mẫu container phù hợp để vận chuyển.
- Chọn container có kích thước phù hợp: Bên cạnh việc tìm đúng loại container để vận chuyển thì bạn cũng cần lựa chọn container có kích thước phù hợp. Nếu bạn cần gửi hàng số lượng lớn thì nên chọn các loại container có kích thước lớn như 40 feet, 45 feet. Nhưng, nếu hàng gửi đi ở mức vừa phải không quá lớn thì bạn chỉ cần lựa chọn loại 20 feet hoặc nhỏ hơn thế.
Tóm lại, việc lựa chọn và sử dụng container khi vận chuyển để đảm bảo an toàn, tiết kiệm, bạn cần dựa trên tình hình thực tế. Trong trường hợp phân vân giữa từng loại container, bạn có thể liên hệ với đơn vị vận chuyển lựa chọn để được tư vấn, hỗ trợ giúp bạn tìm được Container chuyên dụng phù hợp nhất.
Rate this post