Giải đáp thắc mắc “Thiếu máu uống thuốc gì để đảm bảo sức khỏe?”

Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh hay người mới phẫu thuật. Thiếu máu uống thuốc gì để đảm bảo lượng máu nuôi dưỡng cơ thể, nhanh hồi phục sức khỏe là thắc mắc cần giải đáp của không ít người. 

 

thiếu máu uống thuốc gì

Thiếu máu uống thuốc gì là thắc mắc của không ít người

Thiếu máu là gì?

Cơ bản thiếu máu là sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin, ngăn cản quá trình phân phối oxy tới các cơ quan và các mô trong cơ thể.
 

Triệu chứng thiếu máu phổ biến nhất là mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khó thở và chóng mặt.
 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu và mỗi nguyên nhân sẽ có các triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Vì thế mà tình trạng thiếu máu ở mỗi người có thể khác nhau đáng kể về mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng tới tuổi thọ của mỗi người.
 

>> Xem thêm

Các tế bào hồng cầu, chất vận chuyển oxy cực nhỏ của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào gốc trong tủy xương đỏ. Có nhiều tác nhân góp phần tạo ra máu bao gồm sắt, vitamin B12 và folate. Sự mất cân bằng dinh dưỡng, bất thường trong hấp thu hoặc bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng tới quá trình này đều có thể là nguyên nhân gây ra thiếu máu.>> Xem thêm Bổ khí thông huyết tăng cường thể lực nhờ Thập toàn đại bổ

Phân loại bệnh thiếu máu

thiếu máu uống thuốc gì

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt rất thường găp
 

Thiếu máu có nhiều dạng khác nhau nhưng đều xuất phát từ 3 nguyên nhân gốc rễ:

  • Thiếu máu do mất máu
  • Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu
  • Thiếu máu do phá hủy hồng cầu

Dưới đây là một số loại thiếu máu phổ biến nhất:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Tủy xương cần sắt để sản xuất hemoglobin, cho phép các tế bào máu vận chuyển oxy. Mất máu do chu kỳ kinh nguyệt, viêm loét, thoát vị hoặc ung thư ruột kết thường có thể dẫn tới nồng độ hemoglobin thấp.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin: Vitamin B12 và folate cần thiết để sản xuất ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sự thiếu hụt vitamin có thể cản trở quá trình sản xuất tế bào máu gây ra thiếu máu.
  • Thiếu máu ác tính: Loại thiếu máu này là do cơ thể không hấp thu vitamin B12 gây cản trở cho sự phát triển của tế bào hồng cầu.
  • Thiếu máu bất sản: Đây là bệnh tự miễn, ức chế sản xuất tế bào hồng cầu và ảnh hưởng tới các tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Bệnh hiếm gặp hơn so với các bệnh khác nhưng cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Thalassemia: Đây là một chứng rối loạn máu di truyền làm giảm sản xuất hemoglobin của cơ thể.
  • Thiếu máu tan máu: Là tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn so với quá trình chúng được sản xuất ra.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Loại thiếu máu tán huyết này đặc trưng bởi huyết sắc tố bị lỗi và các tế bào hồng cầu không phải hình tròn như bình thường mà lại là hình lưỡi liềm, nhanh bị tiêu hủy. Vì là bệnh di truyền, bệnh hồng cầu hình liềm thường xuất hiện ngay từ khi mới ra đời và có mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người và thường xấu đi theo tuổi tác.
  • Thiếu máu do mắc bệnh mạn tính: Là thiếu máu do bắt nguồn từ một bệnh mạn tính khác như bệnh thận, bệnh tự miễn dịch và bệnh Crohn.

Phương pháp điều trị thiếu máu

thiếu máu uống thuốc gì

Điều trị thiếu máu cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
 

Điều trị thiếu máu có thể bao gồm nhiều phương pháp từ sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng cho tới truyền máu. Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung như: truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc giảm đau để ngăn ngừa biến chứng.
 

Người bị thiếu sắt gây thiếu máu uống thuốc gì? Theo các chuyên gia, người bị thiếu sắt gây thiếu máu thì nên bổ sung sắt và thay đổi chế độ ăn uống để chống lại tình trạng này. Tương tự như vậy, có thể bổ sung vitamin B12, vitamin C và axit folic cho các trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin.
 

Tuy nhiên trường hợp thiếu máu xuất phát từ các nguyên nhân hiếm gặp hoặc do bệnh khác gây ra có thể cần truyền máu hoặc cần phải cấy ghép tủy xương.
 

Truyền máu là một phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả đối với nhiều dạng thiếu máu khác nhau, gồm thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết, hồng cầu hình liềm và các bệnh di truyền như thalassamia. Trong quá trình truyền máu, bác sĩ dùng đường truyền tĩnh mạch để vận chuyển máu cho người bệnh từ người hiến máu.
 

>> Xem thêm

Truyền máu giúp bổ sung lượng máu đã mất hoặc tăng số lượng tế bào hồng cầu hoặc tiểu cầu trong máu giúp điều trị bệnh lý. Rất hiếm khi truyền máu gây ra phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng máu.>> Xem thêm Giải đáp “Thiếu máu cần bổ sung gì để đảm bảo sức khỏe?”

Thiếu máu uống thuốc gì để khắc phục tình trạng bệnh?

thiếu máu uống thuốc gì

Lựa chọn thuốc uống để khắc phục tình trạng thiếu máu không hề đơn giản
 

Như đã đề cập ở trên thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà cần phải áp dụng từng biện pháp điều trị cho từng nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc ưu tiên sử dụng để bổ sung nguyên liệu cần thiết trong quá trình sản xuất máu mới.

Bổ sung sắt

Hàng ngày sắt được cung cấp qua lượng thực phẩm thực phẩm như: gan, tim, thịt bò, hoa quả. Trong cơ thể một người trưởng thành có chứa khoảng 3-5 gram sắt có trong hồng cầu, cơ, một số enzyme và dự trữ trong một số cơ quan như gan, lá lách, tủy xương,… Đối với người bình thường, nhu cầu sắt ở khoảng 0,5-1 mg trong 24 giờ, tăng gấp đôi ở phụ nữ trong thời gian hành kinh và tăng cao hơn ở phụ nữ mang thai.
 

Sắt từ thức ăn (dạng ion sắt 2 hoặc sắt 3) khi vào dạ dày thì loại sắt 2 được hấp thu tốt hơn trong dạ dày. Đối với sắt ion 3 thì khó hấp thu hơn và nếu hấp thu cần chuyển thành sắt 2 dưới tác dụng của acid hyclohric và vitamin C xúc tác. Vì thế các thuốc sắt trên thị trường phần lớn sản xuất dưới dạng sắt 2 dễ hấp thu.

Bổ sung vitamin B

Thiếu máu do thiếu vitamin thường cần bổ sung hai loại vitamin B12 hoặc axit folic (folate hoặc vitamin B9) đều là các loại có bán ở các hiệu thuốc dưới dạng thực phẩm chức năng. Bằng cách bổ sung lượng vitamin đầy đủ cho phép cơ thể tiếp tục sản xuất tế bào máu bình thường.

Một số bệnh nhân thiếu máu chỉ cần bổ sung trong thời gian ngắn trong khi có người phải sử dụng lâu dài phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu.

Tham khảo các loại thuốc uống dành cho người thiếu máu

Để giải đáp “thiếu máu uống thuốc gì” thì bạn có thể lựa chọn một trong các sản phẩm dành cho người thiếu máu dưới đây.

Thuốc Ferrovit – dành cho người thiếu máu do thiếu sắt 

thiếu máu uống thuốc gì

Ferrovit là thuốc sắt được nhiều người bị thiếu máu tin dùng
 

Ferrovit là loại thuốc thuộc nhóm vitamin và khoáng chất chuyên điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Cụ thể:
 

Thành phần: 1 viên nang Ferrovit chứa

  • Sắt Fumarate: 162.0 mg
  • Acid Folic: 0,75 mg
  • Vitamin B12: 7,50 mcg

Công dụng: Thuốc Ferrovit điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, thanh thiếu niên, trẻ em hay người lớn bị chảy máu trong như chảy máu trong đường ruột hay các trường hợp bị ung thư ruột kết hoặc chảy máu do loét.
 

Sử dụng thuốc để dự phòng thiếu sắt và acid folic ở trẻ em là đối tượng cần bổ sung sắt để tăng trưởng và phát triển, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai.
 

Liều dùng: Mỗi lần uống 1 viên, ngày 1 – 2 lần sau khi ăn.
 

Giá tham khảo: 100.000đ/ hộp 50 viên nang mềm.

Thuốc Fogyma – Thuốc sắt dạng ống giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt

thiếu máu uống thuốc gì

Fogyma là loại thuốc sắt dạng ống uống
 

Fogyma là thuốc sắt nhập khẩu từ Ý giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Tham khảo các thông tin về thuốc:
 

Thành phần: Mỗi ống 10ml thuốc Fogyma với thành phần Sắt (III) Hydroxide Polymaltose (Sắt nguyên tố: 50mg).
 

Công dụng: Phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt cho:

  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ cho con bú
  • Người suy dinh dưỡng
  • Người bệnh sau phẫu thuật
  • Trẻ em thiếu máu do thiếu sắt, chậm lớn, còi cọc

Liều dùng: Nên uống trong hoặc ngay sau khi ăn 

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 ống/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: 1 ống/ lần x 1 – 2 lần/ ngày. Hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất – Thuốc Đông y giúp bồi bổ khí huyết dành cho người thiếu máu

thiếu máu uống thuốc gì

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất – Bồi bổ khí huyết cho người bị thiếu máu
 

Bổ sung sắt, vitamin B12 và acid folic giúp hỗ trợ cho quá trình tạo máu mới trong cơ thể phù hợp với người bị thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, xu hướng mới để bồi bổ khí huyết cho người thiếu máu chính là sử dụng các sản phẩm Đông y.
 

Các bài thuốc Đông y có khả năng kích thích quá trình tạo máu từ bên trong, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu,… để hỗ trợ cải thiện nhanh chất lượng, số lượng máu tạo ra cho người bệnh. Tiêu biểu là bài thuốc Đông y Thập Toàn Đại Bổ.
 

Bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ là kết hợp giữa bài Bát trân thang và 2 vị thuốc quý Hoàng kỳ, Quế vỏ giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện tuần hoàn, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
 

Bài thuốc Thập Toàn Đại bổ hiện được chuyển giao cho nhà máy Dược Phẩm Nhất Nhất – đơn vị vừa nhận Giải Vàng chất lượng Quốc gia 2020, giải thưởng do Thủ tướng trao tặng, sản xuất thành viên uống Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất. Sản phẩm được kiểm soát nghiêm ngặt từ nguồn nguyên liệu đầu vào tới các quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng cao.
 

Chỉ định: Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh.


Liều dùng: 

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.

Trẻ em dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc

Uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Giá tham khảo: 125.000đ/ Hộp 20 viên.

Đào Tâm

Theo Giáo dục & Thời đại

thiếu máu uống thuốc gì

Thập toàn đại bổ Nhất Nhất

Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:

• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,

• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;

• Phụ nữ mới sinh

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

thiếu máu uống thuốc gì

Thành phần: cho 1 viên nén bao phim

Cao khô hỗn hợp dược liệu 660mg tương đương: 

1. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephaloe) 275mg, 

2. Đảng sâm (Radix Colonopsis pilosulae) 413mg, 

3. Phục linh (Poria) 220mg,

4. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 220mg, 

5. Đương quy (Radix Anglicae sinensis) 275mg, 

6. Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 220mg, 

7. Bạch thược (Radix Paeoniae alba) 275mg, 

8. Thục địa (Radix Rehmanniae praeparata) 413mg,

9. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 413mg

10. Quế vỏ (Cortex Cinnamomi) 275mg

Tá dược vừa đủ 1 viên

Chỉ định:

Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh

Liều dùng – Cách dùng:

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.

Trẻ em dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc

Uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Để xa tầm tay trẻ em – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (Giờ hành chính) – Fax: 0272.3817337

Thông tin chi tiết xem tại: 

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/thap-toan-dai-bo-nhat-nhat.html

 

 

 

Rate this post

Viết một bình luận