Giải thích hiện tượng sấm sét, tia chớp là gì?

Một hiện tượng thường xuất hiện trong các trận mưa bão đó là tia chớp, sấm sét. Vậy chúng có gì khác nhau? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Tia chớp là gì?

Tia chớp là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h.

Sấm hay sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét và là một hiện tượng thiên nhiên. Tùy thuộc vào khoảng cách và bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm nghe được có thể dạng thanh ngắn hoặc dàng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn. Tiếng sấm thường đi sau ánh sáng của tia chớp lóe lên.

Tia chớp là gì?

Tìm hiểu thêm: 1 năm ánh sáng là gì?

Khi tia chớp lóe lên, theo sau 1 khoảng thời gian là tiếng sấm nổ, là hiện tượng mô tả rõ ràng rằng tốc độ âm thanh chậm hơn so với tốc độ ánh sáng. Vì sự khác biệt này, người ta có thể tính toán được tia chớp cách bao xa bằng đo thời gian giữa việc nhìn thấy tia chớp lóe lên và âm thanh sấm nghe được.

Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra, nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét?

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét.

Cách phòng tránh sấm sét

Sét là hiện tượng thời tiết cực đoan ngẫu nhiên nên không có vị trí an toàn tuyệt đối để tránh sét. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn khuyến cáo, việc chủ động tìm nơi an toàn, đề phòng tránh sét khi gặp trời mưa dông, nhất là trong mùa mưa bão, có thể làm giảm đáng kể khả năng bị sét đánh và tránh được những tổn thương về sức khỏe.

Cách phòng tránh sấm sét

Tìm hiểu thêm: Ấnh sáng đơn sắc là gì?

– Điều đầu tiên để phòng chống bị sét đánh, tất cả người dân cần chủ động nắm rõ thông tin thời tiết.

– Khi trời sắp xảy ra mưa dông (mây đen, không khí lạnh, gió) cần vào nhà trú mưa. Khi ở trong nhà, nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Bởi vậy nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là một mét.

– Khi đang ở ngoài trời, nếu không tìm được chỗ trú ẩn, phải tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, không đứng ở các vùng đất trống trải, vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người; cũng không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện, vì đây cũng là những nơi dễ bị sét đánh hay dây điện bị đứt nên rất nguy hiểm.

– Trong trường hợp đang ở vùng đất trống nên chụm hai chân, cúi người sát mặt đất (nhưng không chạm hay nằm xuống đất) với hai tay bịt tai… Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh. Không đứng thành nhóm người gần nhau.

– Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tia chớp và sấm sét. Hy vọng bạn đã trang bị cho mình được những kiến thức bổ ích cách phòng tránh sấm sét hiệu quả.

Rate this post

Rate this post

Viết một bình luận