Giận và Dỗi khác nhau như thế nào? Bạn có biết Giận dỗi là gì hay chưa? Tìm hiểu ý nghĩa ẩn sau mỗi từ cùng các ví dụ cụ thể qua bài viết.
Trong cuộc sống hằng ngày, không ít khi chúng ta sử dụng các từ có ý nghĩa tương đồng hoặc na ná nhau một cách vô tư mà có thể chính chúng ta cũng không rõ ràng cụ thể nó có nghĩa là gì?
Ví dụ trong trường hợp của từ GIẬN và DỖI chẳng hạn.
Có lẽ chúng là cặp từ thường hay dùng nhất trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Nhưng rất ít người hiểu cụ thể Giận là gì? Dỗi là gì? Hoặc Giận Dỗi là gì?
Trong bài viết này, Haycafe.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa của Giận và Dỗi, đồng thời từ đó ta cũng sẽ hiểu được từ Giận Dỗi thì biểu thị mức độ cảm xúc ra làm sao.
Bạn đã sẵn sàng chưa?
GIẬN và DỖI khác nhau như thế nào?
Giận và Dỗi giống nhau đều là việc biểu lộ cảm xúc thể hiện sự không đồng tình. Song Giận và Dỗi lại có điểm khác nhau:
- Giận thể hiện mức độ “không thể chấp nhận” kết quả do người khác gây ra.
- Dỗi thể hiện mức độ “có thể tha thứ”. Và cảm xúc không đồng tình chỉ là biểu hiện ra ngoài cho đối phương thấy.
Chúng ta cùng phân tích kỹ hơn để biết Giận là gì và Dỗi là gì nhé!
Giận là gì?
“Giận là động từ thể hiện sự bực bội, không bằng lòng với người có quan hệ gần gũi với bản thân vì người ấy đã làm điều trái với ý của mình.”
Như vậy, Giận thể hiện mức độ bực bội và phản đối hoàn toàn với điều mà mình cho là không đúng. Và khi một người giận một ai đó, họ có thể biểu hiện ra bằng hình thức la mắng, không mong muốn hợp tác nữa!
Ví dụ:
- Cháu làm hỏng tivi làm chú rất giận.!
- Tôi rất giận bạn nói một đằng, làm một nẻo.
Dỗi là gì?
“Dỗi là động từ nhằm tỏ thái độ giận, không bằng lòng bằng cách làm như không cần đến nữa, không thiết nữa”
Như vậy, Dỗi thể hiện mức độ không bằng lòng nhưng nhẹ nhàng hơn giận. Dỗi chỉ là việc “tỏ thái độ” không bằng lòng, nhưng không phải là ghét bỏ hay phản đối quyết liệt.
Ví dụ:
- Anh không hiểu em muốn như vậy, đừng dỗi anh nữa mà!
- Mẹ nói nhẹ một chút thế thôi mà con đã dỗi rồi à?
GIẬN DỖI là gì?
“Giận Dỗi là động từ thể hiện thái độ giận và biểu lộ ra ngoài bằng thái độ lạnh nhạt, phớt lờ một cách không bình thường nhằm cho người ta biết”.
Tóm lại, Giận Dỗi thể hiện thái độ giận nhẹ nhàng của những người quan tâm tới nhau. Vì họ không muốn làm nhau tổn thương nên mặc dù giận nhưng muốn nói cho đối phương bằng thái độ để đối phương đến xoa dịu mình.
Những cặp đôi yêu nhau thường hay tỏ ra “giận dỗi” mỗi khi đối phương không hiểu mình. Như vậy, bằng việc “giận dỗi” họ đang nói cho đối phương biết thái độ không hài lòng của mình để đối phương “biết ý” phải làm sao. Nhưng họ vẫn rất yêu nhau mà không hề tỏ ra bực tức, cau có.
Có thể bạn muốn tham khảo thêm:
Lời kết
Như vậy, qua bài viết bạn đã nắm bắt được ý nghĩa của Giận và Dỗi. Từ đó, biết được sự khác nhau giữa Giận và Dỗi.
Chúng ta có thể hiểu nôm na như sau:
- Dỗi là thể hiện thái độ không đồng tình giống như việc làm ngơ.
- Giận thì thể hiện thái độ bực tức ra mặt và thể hiện sự thái độ không đồng ý và phản đối, chống lại.
Hãy vận dụng những từ trên thật đúng ngữ nghĩa của nó. Bạn sẽ có những câu văn tuyệt vời thể hiện các sắc thái cảm xúc từ nhẹ nhàng cho tới bực bội phù hợp với hoàn cảnh của câu chuyện.
Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết. Hãy đọc thêm nhiều bài tương tự tại chủ đề Ngôn Từ của Haycafe.vn để hiểu hơn về vẻ đẹp của Tiếng Việt bạn nhé.
Chúc bạn vui vẻ. Thân!