Giáo dục thường xuyên là gì? Mục tiêu của giáo dục thường xuyên? Vai trò của giáo dục thường xuyên?
Trong đào tạo hệ giáo dục tại Việt Nam có rất nhiều hình thức khác nhau, có những cơ sở đào tạo theo hệ chính quy nhưng cũng có cơ sở đào tạo theo hệ dân lập tuy nhiên vẫn phải đảm bảo hình thức theo đúng tiêu chuẩn của pháp luật. Trên thực tế mỗi cơ sở sẽ có cách đào tạo riêng như hệ đại học thì đào tạo chính quy tham gia học tập phù hợp với độ tuổi nhưng đối với giáo dục thường xuyên thì theo hướng vừa học vừa làm không áp dụng tuổi tác.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Giáo dục thường xuyên là gì?
Tại Việt Nam, giáo dục thường xuyên được xây dựng và phát triển là cơ sở đào tạo theo hình thức gộp các loại hình học tập không chính quy tức là không phải thuộc hệ công lập. Người tham gia hệ giáo dục thường xuyên có thể tích hợp vừa học vừa làm có thể được đào tạo từ xa.
Giáo dục thường xuyên chính là một hệ thống gồm những loại hình học tập thuộc vào phạm vi giáo dục tiếp tục không bao hàm với hình thức giáo dục chính quy ở trong hệ thống giáo dục ban đầu. bản chất giáo dục thường xuyên vẫn là hình thức là giáo dục trực tiếp, đối tượng chính là những người lớn tuổi không nằm trong độ tuổi phổ cập giáo dục. Việc đào tạo giáo dục thường xuyên, là hình thức giáo dục không chính quy
Đối tượng chính của giáo dục thường xuyên phần lớn là người lớn, bởi họ là những người có mong muốn sẽ tiếp tục theo đuổi việc học khi đã bỏ lỡ trước đây. Các đối tượng đã quá tuổi đi học có thêm cơ hội để đi học thêm lần nữa. Đối tượng của giáo dục thường xuyên, cũng có thể là những người muốn bổ sung thêm kiến thức, hoàn thiện kỹ năng trong nghề nghiệp
Như vậy, từ những tiêu chí trên có thể cho thấy, giáo dục thường xuyên là loại hình giáo dục không nằm trong hệ thống trường giáo dục công lập của nhà nước mà nó được mở theo hệ tư nhân với quy mô có thể nói là phát triển hơn bởi lẽ đào tạo theo hướng tiếp tục tức là không càn thiết phải đào tạo theo đúng hệ và bằng cấp. Những đối tượng theo học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trường giáo dục thường xuyên có thể là những người đã từng thôi học, số tuổi đã vượt quá số cấp cho phép.
Ngoài ra ở trung tâm giáo dục thường xuyên còn cũng cấp những trang thiết bị cần thiết, có đầy đủ nội dung, giảng viên có trình độ dạy phân cấp cho cả những cán bộ muốn theo học mà trước đó chưa có khả năng theo học tại các trường, lớp chính quy.
Mục tiêu của giáo dục thường xuyên được chia ra làm hai mục tiêu chính đó là mục tiêu của giáo dục thường xuyên và mục tiêu của các chương trình đào tạo thường xuyên và được thể hiện theo Điều 41 Luật giáo dục năm 2019 như sau:
Thứ nhất là mục tiêu của giáo dục thường xuyên có thể thấy hiện hành tại các trường học, trung tâm đó là: Giáo dục thường xuyên được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời mà không bị giới hạn quá về tuổi tác. Điều này được đưa ra để nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.
Thứ hai là mục tiêu của các chương trình đào tạo thường xuyên: có thể thấy tùy theo cơ sở đào tạo mà chương trình đào tạo cũng sẽ khác nhau về khối lượng kiến thức, kỹ năng truyền đạt và mục tiêu khi đào tạo
Xem thêm: Phân biệt giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển
– Đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành của một chương trình đào tạo hoặc một mô – đun đào tạo theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc kiến thức, kỹ năng thực hành của một nghề hoặc một số công việc của nghề, do học viên lựa chọn nội dung học, thời gian, địa điểm học và giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy.
– Bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm trang bị, tăng thêm năng lực thực hiện nghề; bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn nghề nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động.
– Đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề nhằm trang bị, truyền lại kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên thông qua việc nghệ nhân, thợ giỏi trực tiếp truyền lại các kiến thức, kỹ năng cho học viên trong quá trình cùng làm việc.
– Đào tạo theo hình thức tập nghề nhằm hướng dẫn học viên thực hành nhiều lần các thao tác, kỹ năng nghề và tập làm nghề trong một thời gian nhất định để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động hoặc tự tạo việc làm.
– Bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm trang bị, tăng thêm kiến thức, năng lực thực hiện nghề, bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh kỹ năng nghề theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, công việc hoặc tham gia đánh giá tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
– Chương trình chuyển giao công nghệ nhằm trang bị cho học viên các kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, gồm: phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc những phương pháp công nghiệp dùng những cá thể sống và những quy trình sinh học để sản xuất những sản phẩm cần thiết.
– Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng (sau đây gọi chung là chương trình đào tạo dưới 03 tháng) có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học (từ khi khai giảng đến khi bế giảng) dưới 03 tháng, nhằm trang bị cho học viên năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề hoặc năng lực thực hành theo yêu cầu của vị trí làm việc.
Như vậy, khác với mục tiêu của chương trình giáo dục trong giáo dục hệ đại học thì khác biệt hẳn so với giáo dục thường xuyên đó là không hạn chế tuổi tác tham gia học tập, người theo học có thể vừa học vừa làm để tiết kiện được thời gian. Không nhất thiết phải theo một trình tự từ cấp bậc nhỏ đến lớn và hầu như chương trình đào tạo thiên về bồi dưỡng các cán bộ ít tuổi hơn hoặc ngang độ tuổi với nhau.
Xem thêm: Điều kiện, nội dung, quy trình áp dụng mua sắm thường xuyên trong đấu thầu
3. Vai trò của giáo dục thường xuyên:
Giáo dục thường xuyên xây dựng theo hình thức là một cấu trúc giáo dục mở với đặc điểm là không chỉ dành cho học sinh sinh viên mà theo hệ giáo dục tiếp tục có thể vừa học vừa làm, dành cho mọi lứa tuổi và được thể hiện như sau:
Một là, mở về đối tượng học tập: Mọi người không chỉ học ở hệ thống giáo dục ban đầu mà có nhu cầu học tập đều được hệ thống giáo dục tiếp nhận, không loại trừ một ai, không có rào cản việc học tập của bất cứ ai.
Hai là, mở về địa điểm học tập: Mỗi người sẽ mở dần việc lựa chọn địa điểm học tập như học tại trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, cơ quan, công sở và tại nhà.
Ba là, mở về thời gian học tập: Việc học không chỉ đóng khung theo khung thời gian cố định, mà học trong mọi lúc có thể, trong lúc làm việc, hội họp, nghỉ ngơi, giao lưu, diễn ra trong suốt cuộc đời.
Bốn là, mở về phương pháp học tập: Với người lớn, học tập có thể theo phương pháp truyền thống như tới lớp nghe giảng viên trình bày tài liệu, song cũng có thể học theo nhóm có sự hướng dẫn, dưới hình thức trao đổi, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm.
Năm là, mở về phương tiện học tập: Ngoài phương tiện học tập như tài liệu được in ấn thường thấy, còn sử dụng các thiết bị như vô tuyến truyền hình, máy tính, điện thoại di động.
Sáu là, mở về ý tưởng học tập: Những ý tưởng cần được đặt ra cho người lớn đi học đang cần chú ý là mở rộng nghề, phát triển dịch vụ xã hội, lập nghiệp, khởi nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp…
Bảy là, mở về nội dung học tập: phát triển các chương trình giáo dục khởi nghiệp, chuyển giao công nghệ sản xuất, dạy nghề ở địa phương, đa dạng hóa chương trình xóa mù chữ, xây dựng các chương trình phục vụ phát triển nông thôn mới, đô thị văn minh, hỗ trợ xây dựng các mô hình học.
Xem thêm: Thời gian nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức và người lao động
Giáo dục thường xuyên không những tạo điều kiện cho những người từng đi học và tạo cơ hội học tập cho cả những ai chưa bao giờ đi học, từ đó góp phần vào việc mang lại công bằng xã hội và bình đẳng trong giáo dục. Vì vậy, khi xây dựng xã hội học tập cần xác định mọi người phải xác định học tập suốt đời như một nghĩa vụ của công dân.
Giáo dục thường xuyên có các vai trò cơ bản:
+ Vai trò thực hiện việc nối tiếp: Với những người bỏ học giữa chừng, Giáo dục thường xuyên sẽ là nơi để nối lại quá trình học tập của họ, làm cho việc học tập của người dân được thực hiện tiếp tục, liền mạch.
+ Vai trò bổ sung về cả kiến thức và giá trị : Những người đã được học, nhưng có nhu cầu học tập tiếp tục sẽ được cung ứng những tri thức và kỹ năng nhờ quá trình giáo dục chính quy hoặc không chính quy để bù đắp những kiến thức và kỹ năng thiếu hụt, hoặc những kỹ năng cần thiết phục vụ tốt hơn trong quá trình lao động, giao lưu xã hội giúp họ phát triển trong điều kiện xã hội thay đổi nhanh chóng về các phương diện sản xuất, kinh doanh, quan hệ đối ngoại.
Vai trò hoàn thiện: Giáo dục thường xuyên mang lại cơ hội học tập để con người hoàn thiện mình hơn về kiến thức, kỹ năng và thái độ, hoàn thiện những phẩm chất để được phát triển hài hòa, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Vai trò hỗ trợ giáo dục chính quy: Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên bổ sung cho nhau nên, các chương trình giáo dục thường xuyên phải được khuyến khích và không ngừng hoàn thiện để có thể bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho giáo viên và người học. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đều phải hướng tới sự phát triển của các kỹ năng thực hành.
Như vậy có thể thấy, mỗi cơ sở, tung tâm đào tạo giáo dục sẽ kèm theo mình những vai trò khác nhau trong thực tiễn áp dụng đối với người tham gia hoc tập. Nhưng mặt bằng chung thì đều có vai trò giảng dạy, bồi dưỡng, thúc đẩy phát triển từ chính bản thân người tham gia học vào trực tiếp áp dụng trong đời sống hàng ngày.