Giao thông là gì? (Cập nhật 2022)

Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, việc di chuyển và đi lại trở nên hết sức phổ biến và cần thiết. Chính điều này đã hình thành nên mạng lưới giao thông hiện nay. Vậy giao thông là gì? Theo quy định của pháp luật, tham gia giao thông là gì? Đối tương tham gia giao thông đường bộ gồm những đối tượng nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Giao thông là gì

1. Giao thông là gì?

Giao thông có thể hiểu là hoạt động di chuyển, đi lại của con người từ địa điểm này sang địa điểm khác dưới nhiều hình thức như đi bộ, sử dụng phương tiện (xe máy, ô tô, xe đạp,…) một cách đơn lẻ hoặc có tổ chức. Theo đó, hệ thống giao thông của nước ta hiện nay cũng rất đa dạng, bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ (đường sông, đường biển) và đường ống.

2. Tham gia giao thông là gì?

Theo như định nghĩa trên thì tham gia giao thông là việc thực hiện hoạt động di chuyển, đi lại, điều khiển phương tiện tham gia giao thông một cách tuân thủ nguyên tắc an toàn và văn hoá giao thông, hay còn gọi là tuân thủ pháp luật về giao thông.

Theo đó, tham gia giao thông cần phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Tính pháp lý khi tham gia giao thông

Tính pháp lý có nghĩa là các cá nhân khi tham gia giao thông cần phải chấp hành nghiêm chỉnh, tuân thủ Luật giao thông. Việc này đòi hỏi xuất phát từ sự tự giác và ý thức của chính người tham gia, nó được biểu hiện thông qua văn hóa giao thông.

Một số hành vi cố ý vi phạm luật như vượt đèn đỏ, không đi đúng làn đường, chạy xe vượt quá tốc độ,… sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ đến bản thân người vi phạm mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, an toàn của người khác. Do đó, ý thức và tinh thần chấp hành pháp luật cần được người tham gia giao thông đặt lên hàng đầu.

  • Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông. Tính cộng đồng thể hiện qua văn hóa tham gia giao thông của tất cả mọi người trong xã hội. Những quy tắc giao thông khi được cộng đồng cùng hưởng ứng và thực hiện thì sẽ giảm thiểu tai nạn có thể xảy ra, giảm thiểu mức độ rủi ro cãi vả có thể phát sinh. Từ đó, góp phần nâng cao độ an toàn cho từng cá nhân trong cộng đồng.

Vậy pháp luật quy định về đối tượng tham gia giao thông đường bộ như thế nào? Hãy cùng ACC theo dõi ở phần sau nhé.

3. Đối tượng tham gia giao thông

Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ”.

Trong đó, người điều khiển phương tiện gồm người lái xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

  • Xe cơ giới bao gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự
  • Xe thô sơ đường bộ bao gồm: xe đạp, kể cả xe đạp máy, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
  • Xe máy chuyên dùng bao gồm: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Người điều khiển giao thông đường bộ là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Có thể tham khảo thêm bài viết Tai nạn giao thông là gì.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu giao thông là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng.

  • Email:

    info@accgroup.vn

  • Hotline:

    1900 3330

  • Zalo:

    084 696 7979

Đánh giá post

Rate this post

Viết một bình luận