Giao Thừa Là Gì? Ý Nghĩa Đêm Giao Thừa Và Những Tục Lệ Truyền Thống

Đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nên được coi là thời điểm vô cùng quan trọng trong năm. Vậy giao thừa là gì? Ý nghĩa đêm giao thừa như thế nào? Những phong tục truyền thống trong ngày giao thừa để cả năm may mắn là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người làm rõ hơn về thời khắc đón giao thừa.

Giao thừa là gì?

Giao thừa là thời điểm bắt đầu từ thời khắc 0 giờ 0 phút 0 giây, đây là lúc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nghĩa là bắt đầu ngày đầu tiên của năm mới và kết thúc năm cũ theo lịch âm. Bên cạnh đó đêm giao thừa còn được gọi là đêm trừ tịch. Trừ nghĩa là thay đổi, tịch là đêm hiểu đơn giản là đêm của sự thay đổi hay đêm của thời khắc giao thời.

gia-thua

Ý nghĩa đêm giao thừa

Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các thành viên trong gia đình sum họp với nhau giũ bỏ những phiền muộn, lo âu, những bất hòa đời thường để cùng nhau đón năm mới với hy vọng những điều tốt lành sẽ đến và tạm biệt năm cũ và những điều không may mắn đã qua.

Không chỉ vậy trước thời khắc giao thừa cũng là lúc mọi người trong gia đình tổng kết lại những gì đã làm được trong năm vừa qua và tiếp tục đặt ra những mục tiêu, dự định kế hoạch trong năm mới. 

y-nghia-dem-giao-thua-don-nam-moi

Nguồn gốc của lễ giao thừa

Tương truyền, trên Thiên đình có các vị Thiên binh gồm 12 vị Hành khiển (tượng trưng cho 12 con giáp) cùng nhau luân phiên trông coi hạ giới. Mỗi một năm sẽ có một vị Hành khiển cai quản hết một năm sẽ có một vị khác tượng trưng cho con giáp liền sau đó. Và khi hết chu kỳ 12 con giáp sẽ quay về vị quan đầu tiên. Tương truyền Vương hiệu của 12 vị Hành khiển  và Phán quan theo các năm gồm:

  1. Năm Tý: Chu vương Hành khiển, Thiên ôn hành binh chi thần, Lý tào phán quan.

  2. Năm Sửu: Triệu vương Hành khiển, Tam thập lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.

  3. Năm Dần: Ngụy vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.

  4. Năm Mão: Trịnh vương Hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.

  5. Năm Thìn: Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.

  6. Năm Tỵ: Ngô vương Hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.

  7. Năm Ngọ: Tần vương Hành khiển, Thiên mao hành binh chi thần, Ngọc tào phán quan.

  8. Năm Mùi: Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.

  9. Năm Thân: Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.

  10. Năm Dậu: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.

  11. Năm Tuất: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.

  12. Năm Hợi: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.

Khi hết một năm thì các vị Hành khiển cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao lại công việc cho vị Hành khiển mới. Vì vậy các gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng Trời, tiễn vị thần cũ, đón vị thần mới hay còn được gọi là “tống cựu nghênh tân” với hy vọng một năm có nhiều điều tốt đẹp, may mắn, mưa thuận gió hòa. 

Lễ cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa của người Việt gồm có 2 lễ đó là lễ ngoài trời và lễ trong nhà và mỗi lễ sẽ có một mâm cỗ cúng riêng. Vậy lễ cúng giao thừa gồm những gì? 

Lễ cúng giao thừa ngoài trời – tiễn các vị thần năm cũ đi và đón các vị thần năm mới về. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời là cỗ mặn và thường sẽ có gà trống tơ luộc, bánh chưng, đèn hoặc nến, vàng mã, hoa tươi. rượu, bộ mũ cánh chuồn,…

Lễ cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng gia tiên và mâm cỗ cúng gia tiên cũng sẽ có những món ăn mặn và đồ cúng như khi cúng các vị thần chỉ khác là sẽ không có mũ cánh chuồn. Tuy nhiên cũng có một số gia đình sẽ cúng chay tức là chỉ có hoa quả, nước ngọt,…

le-cung-giao-thua

Những phong tục đêm giao thừa

Ngoài công việc quan trọng không thể thiếu trong đêm giao thừa đó là lễ cúng các vị thần, gia tiên thì cũng có những hoạt động được coi là tục lệ truyền thống cần làm vào thời điểm chuyển giao sang năm mới.

Đi lễ chùa, đình, đền

Sau thời điểm cúng giao thừa thì mọi người thường kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc và cầu may để xin Thần, Phật phù hộ cho cả gia đình trong năm mới được bình an và khỏe mạnh. Ngoài ra nhiều người cũng sẽ xin quẻ đầu năm nhân dịp này.

y-nghia-hai-loc-dau-nam

Hái lộc đầu năm

Theo quan niệm dân gian, khi đi lễ chùa đầu năm mọi người sẽ hái lộc như cành cây, nhành lá như vậy sẽ mang lộc của Thần, Phật về nhà. Cành lộc này được trưng trước bàn thờ gia tiên cho đến khi tàn.

Hương lộc

Thay vì hái lộc như hoa, những cành cây sau khi lễ chùa, đình đền thì mọi người sẽ xin lộc về nhà. Bằng cách đốt một năm hương hoặc một cây hương lớn, và khấn vái trước bàn thờ gia tiên sau đó mang về nhà cắm vào bình hương trên bàn thờ tổ tiên thay vì cắm ở bàn thờ Thổ công. Người xưa quan niệm ngọn lửa chính là tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa từ nơi thờ tự mang về tức là xin Phật Thánh phù hộ cho gia đình được phát tài phát lộc quanh năm. Đặc biệt là những người kinh doanh, buôn bán thường xin lộc để cả năm buôn bán thuận lợi.

Chọn hướng xuất hành

Sau khi cúng giao thừa, gia chủ sẽ xem ngày, giờ hướng xuất hành hợp tuổi. Bởi theo quan niệm của người phương Đông, lựa chọn ngày giờ xuất hành đúng phong thủy thì cả năm sẽ thuận lợi, nhiều may mắn trong công việc, sức khỏe dồi dào.

Mua muối đầu năm

Dân gian thường có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” một tục lệ có từ rất lâu và được duy trì đến nay. Mối được voi là vật có thể trừ tà, ma xua đi xui xẻo, những điều không may đồng thời còn mang ý nghĩa gắn kết tình cảm gia đình, các thành viên đều hòa thuận.

y-nghia-giao-thua-muoi-xua-duoi-ta-ma

Xông đất

Xông đất cũng là một tục lệ truyền thống lâu đời không thể thiếu trong đêm giao thừa. Những người xông đất sẽ là người đầu tiên trong năm mới đến chúc tết gia đình. Người xông đất có thể là ngẫu nhiên, người được gia chủ chọn trước hoặc là thành viên trong gia đình hợp tuổi giúp gia chủ làm ăn phát đạt, nhiều may mắn trong năm mới.

Chúc tết

Thời khắc bước sang năm mới mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc ý nghĩa mong cho một năm mới may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng.

Mừng tuổi

Một phong tục truyền thống cũng không thể thiếu đó là mừng tuổi. Lúc này người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em những phong bao lì xì đỏ . Tiền lì xì nhiều ít không quan trọng, quan trọng là ý nghĩa câu chúc của mọi người. Con cháu chúc ông bà, bố mẹ sức khỏe an khang, trường thọ. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu khỏe mạnh, học tập tốt, công việc thuận buồm xuôi gió.

y-nghia-dem-giao-thua

Những điểm cần lưu ý khi cúng giao thừa

  • Mâm cúng cần được chuẩn bị tươm tất: Tùy từng phong tục vùng miền thì các gia đình sẽ làm mâm cúng khác nhau nhưng cũng không được quá sơ sài. 

  • Vào đêm giao thừa những người trong gia đình cần có đầy đủ con cháu nếu không đầy đủ thì hạnh phúc không trọn vẹn.

  • Tránh làm rơi vỡ đồ đạc như chén đĩa

  • Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì có thể nhìn thấy ma quỷ khiến cả năm gặp xui theo quan niệm xưa.

Giao thừa chính là thời khắc thiêng liêng, thời điểm tạm biệt năm cũ với những điều không may, những buồn phiền, lo âu để chào đón năm mới nhiều niềm vui hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đêm giao thừa cũng như là những lục lệ trong đêm giao thừa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều niềm vui nhé.

Rate this post

Viết một bình luận